Công nhận làng cổ hay làm khổ người dâ

(Sóng Trẻ)-Từ năm 2005 khi mà Đường Lâm được công nhận là làng Việt cổ đến nay, đại đa số người dân không được hưởng lợi gì, cái mà họ buộc phải nhận là sự bực mình, vô lý và lối ứng xử nhẫn tâm.

Đằng sau vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ và cái danh hiệu cao quý là bao nỗi khổ, sự ấm ức của người Đường Lâm. “Cuộc sống khó khăn lắm nhà thì chật người thì đông, muốn xây dựng lại cho khang trang cũng ko được, họ bảo làng mình là làng cổ phải bảo tồn mà nhà tôi đâu phải nhà cổ” chị Nguyễn Thị Giang tâm sự. 

Ở làng cổ ấy có biết bao người như chị Giang, những con người không có một chút quyền lợi gì mà luôn phải gánh cái trách nhiệm, cái nghĩa vụ quá lớn. Gia đình ông Phan Văn Dũng  là một trong những nhà cổ ban đầu có 7 gian, do thời gian bị hư hại còn lại 3 gian. Chính quyền địa phương hứa sẽ sửa chữa từ năm 2014 nhưng đến nay vẫn chỉ là lời hứa.

Không giống với ông Dũng, anh Phan Văn Hùng không thể ngồi chờ đợi trong mòn mỏi nên đã tự ý sửa chữa, nâng cấp căn nhà cập xệ của mình. Và đã bị chính quyền địa phương cưỡng chế phá bỏ. Vì quá uất ức anh đã treo băng zon trước nhà để mọi người đến đây có thể biết được cách mà họ giữ gìn làng cổ.

Từ khi được công nhận làng cổ đời sống của đại đa số người dân trở lên khó khăn, bí bách.


f97c4a55c_i_1441.jpg
Nhà bếp được làm từ lâu đã bị hư hỏng nặng không đáp ứng dược nhu cầu sử dụng của mọi người

b8cef9124_i_1455.jpg
Bên trong căn bếp lụp xụp, ẩm mốc

f97c4a55c_i_1449.jpg
Để bảo vệ giếng cổ và đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hằng ngày gia đình cô Giang phải tự cải tiến giếng nhà mình

f97c4a55c_i_1448_1.jpg
Cổng nhà xập xệ, đi lại khó khó khăn

f97c4a55c_i_1322.jpg
Tường nhà lung lay có thể bị đổ bất cứ lúc nào

52e7274b8_i_1514.jpg
9 nhân khẩu nhà ông Dũng vẫn phải sống chung trong căn nhà chật chội

7345e2757_9.jpg
 Không gian sống trật hẹp trong căn nhà ba thế hệ

b8cef9124_i_1507.jpg
Tấm băng zôn đã được treo nhiều năm với nôi dung: chính quyền huyện Sơn Tây xã Đường Lâm phá nhà dân trái quy định pháp luật phá nhà của người tàn tật

Công nhận làng cổ, mà còn khổ hơn làng thường đó cũng là lý do vì sao người dân nơi đây đã từng kí vào đơn xin trả lại làng cổ. Trong tương lai mong rằng các cơ quan chức năng sẽ có những biện pháp tối ưu hơn để vẫn có thể giữ được nét đẹp của làng, mà không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

                                   Nguyễn Hà,Việt Hà, Lan Anh,Vương Hà- BMĐT K34

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật5 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN