Cuốn sách “Nghề báo – Những bài học nhớ đời”

(Sóng trẻ) - Cuốn sách đúc kết những bài học, kinh nghiệm quý giá từ thực tiễn hoạt động báo chí trong hơn 30 năm của TS. Nguyễn Quang Hòa – cựu Tổng biên tập Báo Tuổi trẻ thủ đô, hiện là Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Xuất bản vào tháng 6 năm 2012, từ khi ra đời cho đến nay, “Nghề báo – Những bài học nhớ đời” luôn được coi là “cuốn sách gối đầu” của những người làm báo.

865a23ac6_nghe_bao_nhung_bai_hoc_nho_doi1_fileminimizer.jpg

Cuốn sách Nghề báo – Những bài học nhớ đời

Chỉ với hơn 200 trang, trong nội dung gồm 3 phần lớn là Phóng viên; Tòa soạn báo chí và những lỗi thường gặp ở trên báo, trong mỗi phần lớn lại chứa những mục nhỏ chi tiết khác như:

Mở đầu bằng phần 1: Phóng viên, người sáng tạo ra tác phẩm báo chí, bao gồm những vấn đề phóng viên trẻ cần quan tâm; phóng sự và những vấn đề liên quan; tin và kỹ thuật viết tin bài. Phần này để cập những kỹ năng cần có của một phóng viên, từ việc đi cơ sở, thâm nhập thực tế lấy tài liệu cho đến viết biên tập bài,..

Qua phần 2 chính là Tòa soạn, nơi làm cho tác phẩm báo chí có giá trị hơn: cơ cấu một tòa soạn báo và vị trí của Ban Thư ký Tòa soạn; Vai trò và tác dụng của việc lập kế hoạch tuyên truyền; Biên tập – Chuốt đá thành ngọc. Tất cả từ cơ cấu tổ chức tòa soạn, tổ chức các trang đến nghệ thuật phỏng vấn, rồi những việc rất cụ thể như chọn và chú thích ảnh,.. đều được tác giả đề cập rất đầy đủ. 

Phần cuối cùng, nội dung được xem như là “vàng ngọc” trong báo chí chính là lỗi trên báo – Từ nhỏ xíu đến tày đình. Phần này đề cập đến những hạt sạn nhỏ mà khó chịu; Những lỗi nghiêm trọng và nguyên nhân. Tác giả đã liệt kê những lỗi thường gặp trong báo chí như lỗi cẩu thả, đưa tin kém khách quan và sai sự thật, lỗi diễn đạt,.. Không những chỉ ra mà còn đưa ra những ví dụ, câu chuyện thực tế của những người làm báo, cả về lớp trẻ mới vào nghề cho đến những nhà báo đã lành nghề.

Điều làm nên sự mới mẻ, hấp dẫn bạn đọc của  “Nghề báo – Những bài học nhớ đời” chính là ở từng trang viết tuy mộc mạc nhưng lại vô cùng sâu sắc. Mộc mạc ở chỗ ngôn ngữ giản dị, câu cú ngắn gọn, ý văn súc tích khiến người đọc dễ hiểu, dễ tiếp thu. Nhưng lại sâu sắc, đơn giản mà không hề đơn giản, những câu chuyện mà tác giả đề cập lại chính không  đâu xa khi chẳng ít những lần mà người làm báo mắc phải. Cái hay, cái độc của Nguyễn Quang Hòa là điểm ấy, kết cấu đơn giản mà ý câu mang nhiều ý nghĩa, khiến những người đã, đang và sẽ làm báo trong tương lai phải nghiền ngẫm mà tự rút ra bài học cho mình.

Một người đồng nghiệp của TS. Nguyễn Quang Hòa chính là nhà báo Đỗ Doãn Hoàng có chia sẻ về cuốn sách như sau: “Có cảm giác, anh Nguyễn Quang Hòa đang đứng ở một sạp báo, xung quanh là các đồng nghiệp trẻ trung, anh cứ mở từng trang ở từng tờ báo ra mà “bắt lỗi”, để nhắc nhở các nhà báo trẻ rằng những thứ nào nên tránh. Vì sao học làm như thế này mà lại được coi là hay... Anh làm điều đó theo kiểu cầm tay chỉ việc. Dường như anh nói tất cả ra, với tấm lòng trắng trong với nghề báo mà không ngại đụng chạm, oán thán, trách móc.”

865a23ac6_ts_ngqhoa.jpg

TS. Nguyễn Quang Hòa (Ảnh: Báo Pháp luật TP HCM)

Là người hoạt động trong lĩnh vực báo chí được tính bằng hàng chục năm, từng trải qua nhiều công việc từ bé đến lớn, từ công việc nhỏ nhất cho đến Tổng biên tập của một tờ báo nổi tiếng, Nguyễn Quang Hòa đã trải qua nhiều cung đường khác nhau, từ gian nan, thử thách, từ thành công hay có chăng là thất bại. Ông cho đó chỉ là lẽ tự nhiên trong công việc cũng như cuộc đời, nó chỉ tôi luyện thêm ý chí và sức mạnh trong mỗi người mà thôi.

Có thể nói, nghề báo là nghề đi nhiều, trải nghiệm nhiều, cuộc sống người làm báo luôn phong phú và sôi động. Tuy vậy, thực tế nghề báo lại vô cùng khó khăn, gian khổ và thậm chí là nguy hiểm, nó đòi hỏi cần những con người bản lĩnh, thông minh và có phẩm chất. Với Nguyễn Quang Hòa, khi nói về giá trị của tri thức, ông cho rằng: “Không có tri thức, con người không thể tin cậy ngay cả đôi mắt của mình”.  Điều này có thể dễ hiểu rằng mỗi cá nhân người làm báo cần có tri thức, phải luôn biết học hỏi, trau dồi kiến thức, vốn hiểu biết về khoa học và cả thực tiễn của cuộc sống. Có tri thức thì chúng ta mới có thể tự tin vào những gì mình viết, như thế công chúng mới có thể hiểu đúng và làm theo.

Thanh Hoa

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN