Dạy - học mùa dịch: Hành trình thấu hiểu và sẻ chia

(Sóng trẻ) - Để có thể duy trì tốt việc dạy - học trực tuyến trong mùa dịch là sự nỗ lực rất lớn của thầy và trò các bậc học trong suốt thời gian qua, tuy nhiên áp lực vô hình của nó cũng không hề nhỏ. Bởi vậy, đây là thời điểm mà cả thầy và trò cần phải thấu hiểu, tương tác với nhau và sự quan tâm, sẻ chia từ đồng nghiệp, lãnh đạo nhà trường, phụ huynh chính là “liều thuốc tinh thần” để họ vượt qua mọi trở ngại, giữ nhịp ổn định cho hoạt động dạy - học trong tình hình mới.

Nhận thức rõ việc dạy - học trực tuyến không thể chỉ đơn giản là đưa giáo án của lớp học trực tiếp sang, chị Nguyễn Thị Ánh (Giáo viên bộ môn Địa lí, Trường THCS Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội) luôn trăn trở, tìm mọi cách để có bài giảng sinh động, hấp dẫn nhất với học sinh qua những tiết học trên Microsoft Teams.

img_2919.jpg
Cô giáo Nguyễn Thị Ánh (Giáo viên bộ môn Địa lí, Trường THCS Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội).

PV: Theo chị, việc giảng dạy trực tuyến có những thuận lợi gì?

Trước tiên, tôi nhận thấy việc dạy học trực tuyến tại nhà sẽ giúp bản thân có nhiều thời gian hơn, đồng thời cũng không phải đi lại quá nhiều và di chuyển nhiều địa điểm khác nhau. Vì chỉ dạy học 1 buổi trong ngày nên tôi có thể dành ra khá nhiều thời gian để chăm sóc, dạy học cho 2 bé ở nhà cũng như quán xuyến được nhiều việc của gia đình hơn. Ngày trước, việc dạy học ở trường theo 1 guồng quay nên tôi cũng ít dành thời gian cho bản thân, nhưng từ khi dạy học trực tuyến mỗi ngày tôi đều dành ra 30 phút để luyện tập thể thao, nâng cao sức khoẻ.

Đặc biệt, trước kia dạy học ở trên lớp thì mỗi câu hỏi sẽ chỉ có thể nghe được 1-2 câu trả lời, nhưng bây giờ dạy học trực tuyến sẽ có những công cụ giúp giáo viên lắng nghe nhiều ý kiến đóng góp của học sinh trong bài giảng hơn. Điều đó cũng là 1 trong những yếu tố khiến buổi học trở nên tăng tính tương tác giữa cô và trò, qua đó giáo viên sẽ nắm được mức độ hiểu bài và sự vận dụng của học sinh đến đâu.

PV: Bên cạnh những thuận lợi trong việc giảng dạy trực tuyến, chắc hẳn sẽ có không ít những khó khăn và áp lực chị phải trải qua?

Việc truyền đạt kiến thức đến học sinh trực tiếp trên lớp đã khó, nay công việc ấy càng khó hơn gấp nhiều lần khi phải dạy bằng hình thức trực tuyến. Lo lắng học sinh bắt nhịp chậm, không theo kịp hoặc không nắm được những phần kiến thức trọng tâm, nền tảng dẫn đến rất khó để nắm được những phần kiến thức liên quan sau này.

Có thể nói, áp lực không chỉ đến từ việc thiết kế những bài giảng trực tuyến làm sao để lôi cuốn học sinh, mà áp lực còn đến từ việc chưa làm chủ được công nghệ. Nhưng với kinh nghiệm, kỹ năng được tích lũy, trau dồi về công nghệ thông tin và sự cảm thông từ lãnh đạo nhà trường, sự hỗ trợ tích cực của những đồng nghiệp thì dần dần tôi cũng đã tự tin làm chủ những lớp học trực tuyến .

Hơn thế nữa, tất cả mọi hồ sơ của học sinh đều được số hoá, giáo viên vẫn phải đảm bảo việc ra đề, làm đề hay dự giờ học sinh đều thực hiện trực tuyến nên hầu như về  lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thị giác cũng như cột sống nói riêng và sức khoẻ của giáo viên nói chung.

PV: Qua 1 thời gian giảng dạy trực tuyến, chị có những giải pháp gì để học sinh hứng thú hơn trong việc học?

Đây cũng là điều mà tôi cũng như những người làm nghề giáo đều luôn trăn trở trong suốt quá trình giảng dạy kể cả trên lớp lẫn trực tuyến. Để học sinh hứng thú với các tiết học thì giáo viên phải thay đổi, phải đổi mới những bài giảng sinh động, có tính vận dụng cao như trò chơi, câu đố,... để kích thích việc tiếp nhận kiến thức ở học sinh hơn. Đồng thời, giao viên nên đặt mình vào vị trí của học sinh khi soạn giáo án, từ đó xây dựng nên bài giảng dễ hiểu nhất có thể để truyền đạt đến học sinh.

PV: Chị có suy nghĩ gì khi học trực tuyến mùa dịch được coi là thách thức đối với giáo viên nói riêng và nền giáo dục Việt Nam nói chung ?

Đó cũng là thách thức lớn đối với giai đoạn đầu khi tiếp cận với việc giảng dạy trực tuyến, khi mà bắt đầu làm quen với rất nhiều thứ mới mẻ như các phần mềm, cách tiếp cận,... nhưng sau 1 thời gian được bồi dưỡng cũng như tập huấn thì đó cũng không còn là vấn đề quá khó khăn nữa.

Quan trọng là kĩ năng nhưng qua thời gian thì mọi thứ đều đã đi vào quy củ, thành thạo trong giảng dạy nên thách thức thì cũng có nhưng đó cũng là cách khắc phục tốt nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Hành trình dạy - học trực tuyến chắc chắn sẽ còn kéo dài bởi diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hy vọng rằng dịch bệnh sẽ sớm qua đi để cô và trò sẽ cùng được gặp nhau trực tiếp trên lớp  học.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN