Đền Bạch Mã: Di tích văn hóa nghìn năm tuổi giữa lòng Hà Nội

(Sóng trẻ) - Trải qua nhiều triều đại như Lý, Trần, Lê với 52 vị vua định đô tại Thăng Long, đền Bạch Mã là nơi chứng kiến đầy đủ nhất quá trình hình thành và phát triển của thủ đô Hà Nội. Tại đây, nhiều sự tích linh thiêng cũng từng được ghi lại trong sử sách.

Những truyền thuyết nổi danh tại ngôi đền cổ kính

Đền Bạch Mã là ngôi đền lâu đời nhất trong "Tứ trấn Thăng Long," có vai trò trấn giữ phía Đông của kinh thành. Đền tọa lạc tại phường Hà Khẩu, nay là số 76-78, phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

anh-1.jpg
Đền Bạch Mã hiện đang lưu giữ nhiều kỷ vật có giá trị (Ảnh: Anh Tú)

Theo sách Việt điện u linh tập ghi lại, đền Bạch Mã được lập từ thời Cao Biên đắp thành Đại La, thờ thần Long Thần hay Tô Lịch giang thần, người đã giúp vua xây thành Đại La. Truyền thuyết kể lại, năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ định dời đô ra Thăng Long, ngài sai quân lính đắp luỹ xây thành, nhưng xây tới đâu sụp đổ tới đó. Sau đó, ngài đã tới nơi này cầu bái và nhận được chỉ dẫn từ thần Long Đỗ, nhờ vậy xây dựng thành công thành lũy vững chắc.

Tọa lạc trong khu phố cổ Hà Nội, nơi chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử và biến đổi văn hóa khiến ngôi đền này mở rộng quy mô từ Hoàng làng đến thành hoàng đô phủ và thành hoàng quốc đô theo với đà phát triển của thủ đô Hà Nội trong thời gian. Trong nhiều thập kỷ qua, người dân vẫn luôn giữ tín ngưỡng của nhiều thế hệ trước, tổ chức lễ hội đền Bạch Mã để tỏ lòng biết ơn.

Hiện nay, tại đây còn lưu giữ nhiều di vật cổ, hiện vật quý giá mang giá trị lịch sử to lớn, bao gồm sắc phong, đôi phổng, chuông đồng, kiệu rước, độc bình, 15 tấm bia văn với các điển tích, thần thoại kể về việc xây dựng đền, những nghi lễ tôn thờ thần cùng với các lần tôn tạo trong hơn 1000 năm qua.

Nét đẹp truyền thống tại phố cổ Hà Nội

Lễ hội đền Bạch Mã được tổ chức vào ngày 12-13/2 Âm lịch hàng năm nhằm thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", tấm lòng thành kính với công đức của cha ông và tôn thờ thần Long Đỗ. Với một lịch sử lâu đời và những nghi lễ độc đáo, lễ hội này đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân Hà Nội.

anh-2.jpg
Lễ hội Đền Bạch Mã được tổ chức rộn ràng, thu hút sự tham gia của người dân. (Ảnh: NVCC)

Cô Dân Hòa (60 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) một người dân đã sinh sống gần đền Bạch Mã đã hơn 60 năm, chia sẻ: "Vào tháng 2 Âm lịch hàng năm, lễ hội ở đền luôn được tổ chức với quy mô lớn. Từ sáng sớm của ngày 12/2 Âm lịch, người dân sẽ rước kiệu từ đền Mã Mây đi qua các con phố lớn để đến đền Bạch Mã với nhiều nghi thức truyền thống như múa rồng, đội cờ, trống chiêng... Sáng ngày 13/2 Âm lịch, Lễ tế Thánh được tổ chức ngay ở đền, người dân có thể vào dân hương để mong cầu cuộc sống ấm no, sức khỏe, bình an. Đây cũng là nét đẹp truyền thống mỗi dịp đầu năm tại phố cổ, khiến người Hà Nội thêm gắn bó và yêu thương nguồn cội".

Đền Bạch Mã có những ảnh hưởng văn hóa của người Hoa, nhưng Thần chủ Long Đỗ là vị Thần người Việt, bảo hộ cho sự thịnh vượng, đặc tính riêng của văn hóa người Việt. Đó là những nét đặc biệt trong giao thoa văn hóa hàng nghìn năm, nhưng vẫn giữ lại nhằm tôn vinh những giá trị đặc biệt của Việt Nam.

anh-3.png
Đền Bạch Mã mang vẻ đẹp cổ kính. (Ảnh: Anh Tú)

Chia sẻ với PV, nhà văn, nhà Hà Nội học Nguyễn Ngọc Tiến khẳng định: "Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh là di sản có giá trị về nghệ thuật kiến trúc, giá trị tinh thần vì chứa đựng tâm thức Việt Nam. Sự tồn tại và phát triển của Đền Bạch Mã từ xa xưa đến nay chính là bằng chứng cho thấy Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, đó cũng là tài sản quý báu của dân tộc. Vì thế, bảo tồn di tích lịch sử này chính là trách nhiệm của chính quyền và người dân trong cuộc sống hiện tại".

Đồng thời, ông cũng cho rằng, giới trẻ ngày nay là thế hệ tiến tiến, cần nâng cao ý thức trách nhiệm tìm hiểu về lịch sử/ các di tích lịch sử để có cách nhìn và cách ứng xử hợp lý khi tham quan. "Việc người dân thực hiện đúng quy định ở các di tích không chỉ góp phần gìn giữ chúng cho muôn đời sau, mà còn tạo nên vẻ đẹp văn minh - thanh lịch rất riêng tại mảnh đất này" - ông nhận định.

Trong buổi chiều tham quan tại đền, Nguyễn Khánh Linh (20 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: "Là một người con của Thủ đô, tôi rất yêu những nét văn hoá và các di tích xưa cũ tại mảnh đất này. Tới thăm đền Bạch Mã, tôi hiểu rõ hơn lịch sử, trân trọng hơn công lao dựng nước, giữ nước của cha ông ta qua hàng ngàn năm với không ít thăng trầm, biến cố".

Những ý nghĩa và giá trị nổi bật của đền Bạch Mã đã giúp di tích này được xếp hạng là "Di tích lịch sử văn hóa - Kiến trúc nghệ thuật" cấp Quốc gia. Từ năm 2000 đến nay, thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm cùng sự đóng góp của nhân dân đã nhiều lần đầu tư tu bổ tôn tạo đền với tổng kinh phí lên tới hàng chục tỷ đồng, nhằm giữ gìn biểu tượng văn hóa đặc biệt tại mảnh đất Thủ đô nghìn năm tuổi.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN