Đến Hải Phòng, ăn bánh đa cua
(Sóng trẻ) - Bánh đa cua đã từ rất lâu nay được coi là một đặc sản của thành phố hoa phượng đỏ, được làm từ những gần gũi, đơn sơ nhất, đến từ đồng ruộng, thiên nhiên.
Vị ngọt của thiên nhiên
Nhắc đến bánh đa cua, không thể không nhắc đến vị ngọt của những con cua đồng. Cua đồng phải bỏ gạch, phần còn lại giã nhuyễn, lọc cẩn thận để loại bỏ xác cua, giữ thấy thịt. Sau đó hòa vào với nước, đun lên, tạo thành những lớp thịt cua nổi lên trên. Làm sao để thịt cua nổi lên, đóng thành mảng lớn, không bị vỡ cũng là một trong những bí quyết của người nấu. Gạch cua đem xào qua, bỏ vào nồi nước dùng cho thơm, đậm vị.
Làm cho thịt cua đóng thành mảng lớn, không bị vỡ là một việc không dễ dàng.
Về bánh đa, cũng giống như bánh đa trắng, phở, bún,... bánh đa đỏ dùng để nấu bánh đa cua cũng được làm từ bột gạo. Nhưng để tạo được màu nâu nâu, đỏ đỏ cho bánh, người làm bánh đa đã cho vào một chút kẹo đắng khi làm bột gạo, vừa để sợi bánh dai hơn, nn hơn, thơm hơn lại tránh ẩm mốc vừa có được màu sắc bắt mắt. Bánh đa có thể tráng mỏng hoặc tráng dày. Bánh đa sợi mỏng phổ biến hơn, thường làm ướt để ăn trong ngày hoặc phơi thật khô, đóng gói mang bán hoặc đem đi xa. Những quán bán bánh đa sợi dày còn được gọi là quán bánh đa nồi đất, bánh đa ngâm.
Để chế biến một bát bánh đa cua đúng "chất", buộc phải dùng bánh đa đỏ.
Không chỉ ngọt vì bánh đa, ngọt vì cua đồng mà bánh đa cua còn có vị ngọt của hành khô. Hành được phi thơm, vàng đều, giòn tan.
Nước dùng là một yếu tố quan trọng để có được một bát bánh đa cua nn. Người bán hàng thường ninh xương để làm nước dùng cho bát bánh đa cua. Khi chan cùng bánh, nài nước xương, còn có nước cua, tạo thành vị rất riêng.
Bánh đa cua, nài những nguyên liệu trên, còn có thêm chả lá lốt, tôm bóc nõn, hành tươi, rau muống, rau cần, giá đỗ, những loại rau ăn kèm khác... Một bát bánh đa cua chủ yếu có màu nâu đỏ của sợi bánh đa, nâu sậm của gạch cua, màu vàng của hành khô, màu xanh của rau muống, rau tút, rau cần, màu đỏ của một ít cà chua hay vài con tôm bóc nõn, màu của chả lá lốt,...
Nài các nguyên liệu chính, món bánh đa cua còn có chả lá lốt, tôm nõn, chả cá...
Hương vị quê hương trên từng góc phố
Bánh đa cua được bán ở rất nhiều nơi trên đường phố Hải Phòng, từ những hàng rong tới những hàng quán treo biển. Bất cứ khu chợ nào, dù lớn, dù nhỏ, hay những ngõ ngách, khu phố, ta đều có thể tìm thấy những quán ăn bán bánh đa cua. Những nơi bán bánh đa cua nổi tiếng có thể kể đến như bánh đa cua Mê Linh, bánh đa cua Da Liễu, bánh đa cua bà cụ ở Cầu Đất,...Bánh đa cua Hải Phòng còn được bán ở những tỉnh thành khác như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng,...
Bánh đa cua mang đậm chất dân dã, bình dị. Đó là đặc sản, là nét truyền thống của người dân địa phương, mang ý nghĩa tinh thần to lớn. Bánh đa cua cũng là một trong những điểm thu hút, lôi cuốn khách phương xa tới thăm đất Cảng.
Vũ Hương Thảo
Báo chí Đa phương tiện K33
Ảnh: Internet
Cùng chuyên mục
Bình luận