Đi chùa Rằm tháng 7 - Nét đẹp tâm linh gắn liền bản sắc con người Việt

(Sóng trẻ) - Trong tâm thức người Việt, Rằm tháng Bảy là dịp lễ mang nhiều nét đẹp tâm linh, tín ngưỡng, gắn liền với sự báo hiếu, tri ân nguồn cội.

Ngày Rằm tháng 7 hàng năm là một ngày lễ đặc biệt theo quan niệm Phật giáo. Ngày này được người Việt coi là ngày xá tội vong ân, cũng là dịp lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ, hướng đến những giá trị tốt đẹp của tổ tiên để lại.

Người dân dâng hương, hoa thành kính khấn vái, cầu mong những điều tốt đẹp đến với bản thân, gia đình (Ảnh: Như Ý).
Người dân dâng hương, hoa thành kính khấn vái, cầu mong những điều tốt đẹp đến với bản thân, gia đình (Ảnh: Như Ý).

Tại các địa điểm đền chùa, lượng người tham gia các hoạt động cúng bái vào Rằm tháng 7 đông hơn ngày thường. Bà Bùi Thị Nga, một phật tử đã 20 năm làm công đức tại chùa Hà chia sẻ: “Vào những ngày rằm hay mùng một hàng tháng, lượng người cúng bái tại chùa đông hơn nhiều so với những ngày thường. Ngày Rằm tháng 7 vẫn có một chút đặc biệt hơn, đây là khoảng thời gian xá tội vong nhân, lễ vu lan báo hiếu, các gia đình có thể cầu siêu cho các cụ, tổ tiên trong gia đình. Những phật tử đến chùa để cầu may mắn, tiền tài, an nhiên cho gia đình, hướng đến cái thiện”.

z4650196051461_e504c4ed95806a92dfc2f5f265fd773d.jpg
Những mâm lễ mang theo lòng thành kính và ước mong cho cha mẹ luôn mạnh khoẻ, bình an. (Ảnh: Ngọc Quyên).

 

Không chỉ riêng bà Nga, chị Thanh Bình, một người làm công việc buôn bán online tại nhà cũng lựa chọn việc đi chùa cúng bái vào những ngày Rằm hàng năm. Chị chia sẻ với phóng viên rằng việc đi chùa vào những ngày này phụ thuộc vào đức tin của mỗi người, lòng hướng thiện sống tốt thì mọi sự sẽ tốt.

Theo chị, có thể tháng 7 đặc biệt hơn bởi đây là dịp lễ Vu lan báo hiếu nhưng bản thân phải luôn biết rằng thực chất ngày nào cũng là ngày báo hiếu, những giá trị tốt đẹp cần được bảo tồn phát huy hàng ngày chứ không chỉ riêng dịp lễ tháng 7.

Năm nay, Rằm tháng 7 vừa là ngày trong tuần, vừa sát với ngày lễ Quốc Khánh 2/9 nên số lượng người dân đi lễ không quá đông, ít hơn những năm trước. Theo sư cô Ngọc Liên (Chùa Bộc, Đống Đa) năm nay số lượng người xin sớ, đến sắp lễ chủ yếu ở độ tuổi trung niên đến các ông bà lớn tuổi, rất ít các bạn thanh thiếu niên trẻ đến chùa. 

z4650196060323_3ac26dafd60c925795cec69a7b557ad5.jpg
Quang cảnh vắng vẻ tại chùa Bằng (Hoàng Mai, Hà Nội) (Ảnh: Ngọc Quyên).

Theo sư cô Ngọc Liên, Đạo Phật đã được thấm nhuần vào tàng thức người dân Việt xa xưa. Rằm tháng 7 xuất phát từ Đại Đức Mục Kiền Liên với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

"Ngày nay giới trẻ thường vô tâm quên đi công lao cha mẹ, không tôn trọng thậm chí bỏ mặc cha mẹ mà chỉ nghĩ đến bản thân. Một trong những lý do dẫn đến việc này, xuất phát từ việc cha mẹ cho các con tiếp xúc với đồ công nghệ quá sớm, dần dần cha mẹ và con cái ngày xa cách. Hy vọng, thông qua ngày lễ Vu Lan cha mẹ sẽ là tấm gương tác động đến con cái, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm để kéo gần khoảng cách gia đình", Sư cô chia sẻ.  

z4650196053359_ca8129ecae29e66dc9d15b1b921e5c86.jpg
Sư cô Ngọc Liên khẳng định: "Rằm tháng 7 Âm lịch luôn được coi là ngày lễ quan trọng của người Việt Nam". (Ảnh: Ngọc Quyên).

Chị Ngọc Mai ( Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ:" Mình là người thường xuyên đi chùa vào Mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng, hôm nay cũng tranh thủ sau giờ làm việc đến thắp hương tại chùa. Hôm nay là ngày lễ Vu lan báo hiếu, mình dâng lễ cầu mong sự bình an cho gia đình, mong bố mẹ có được những điều an lành".

Còn đối với Tuệ Trang (22 tuổi, Cần Thơ) cùng bạn đến chùa cầu nguyện: " Vì còn nhiều công việc trên Hà Nội mà ngày lễ sắp tới, mình không thể về thăm gia đình và bố mẹ. Hy vọng những lời cầu nguyện của mình sẽ thành sự thật, bố mẹ sẽ luôn mạnh khoẻ để mình có thể ở bên họ thật lâu".

z4650196057595_d3967ee873791891f7a0b15b5bddbc3c.jpg
Hôm nay được xem là ngày rằm lớn nhất trong năm với 2 ý nghĩa lớn là lễ Vu Lan báo hiếu và ngày xá tội vong nhân. (Ảnh: Ngọc Quyên).
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN