Đi đến cùng sự thật phải dấn thân tuyệt đối

(Sóng trẻ) - Người làm báo đều hiểu rằng, nhà trường chỉ cho ta kiến thức, mà nghề báo lại đòi hỏi tố chất tự thân: đó là cá tính, sự năng động và nhạy cảm, bản lĩnh và dũng khí… những phẩm chất ấy không có giáo trình nào trang bị được nài bản thân của mỗi người.

5cb60857c_ben_hoa_dao.jpg
Nhà báo Thu Trang (ảnh: nghebao.org)

Sự thật là tối thượng

Báo chí có một quyền lực đặc biệt “quyền đi đến cùng sự thật”. Sự thật là tối thượng, là đích cuối cùng. Đi cùng sự thật luôn là việc khó khăn, nhiều cám dỗ và cũng nhiều đe dọa, nhưng chính con đường ấy thể hiện rõ ràng nhất cái tâm và trách nhiệm của nhà báo đối với nghề nghiệp, xã hội. Hoạt động của nhà báo không thể độc lập, mà cần sự song hành của tòa soạn, đồng nghiệp và các mối quan hệ cao hơn nữa. Vượt qua cám dỗ, hay yếu đuối của chính mình chỉ là một chuyện, đôi khi cá nhân nhà báo hoàn toàn bất lực- nếu hệ thống tòa soạn không đồng thuận cùng họ trong quyết tâm “bóc” tới cùng sự thật.

Nếu không có chức năng thông tin sự thật, báo chí sẽ không còn có ích. Nhưng, việc lựa chọn sự thật thế nào trước bao điều trần trụi của đời sống, lại phụ thuộc vào đạo đức, sự tỉnh táo và thông minh của nhà báo. Để đến được sự thật, nhà báo không được phép nhầm lẫn, đôi khi phải hoài nghi chính mình- những đánh giá và thông tin mình có được liệu đã chính xác, đã đúng bản chất hay không? Tôi cho rằng, quyền lực báo chí chỉ dừng ở thông tin sự thật đến xã hội, nhưng để thay đổi thực tế đó thì đã vượt khỏi quyền lực báo chí.

Mỗi một sự thật bị phanh phui, đồng nghĩa với việc ai đó sẽ phải trả giá. Có những cá nhân và tổ chức tiêu cực bị truy tố trước pháp luật, đồng nghĩa với việc nhà báo sẽ phải ra tòa làm nhân chứng, đôi khi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 

Vụ điều tra thẩm phán Nguyễn Hữu Cảng ở Toàn án Bắc Ninh, có hành vi đe dọa, vòi tiền, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ và quyền hạn, ra quyết định trái pháp luật từng gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn. Để thực hiện loạt bài này tôi đã áp dụng biện pháp nghiệp vụ “nhập vai” để điều tra, tìm hiểu sự thật.

Tôi đã trở thành diễn viên đóng hai vai thành thục. Với đương sự của vụ án li hôn mà ông thẩm phán đang xử, tôi đóng vai là một đương sự trong vụ khác mà ông Cảng thụ lý. Vai diễn của tôi có hoàn cảnh khá tương đồng với mục tiêu. Tôi chấp nhận thuê nhà ở gần mục tiêu để theo đuổi đề tài, sau đó tạo tình huống hợp lí để tiếp cận với mục tiêu sao cho tự nhiên nhất. Với lợi thế là phụ nữ, hơn nữa lúc đó tôi đã phân thân mình để nhập vai sâu, nên trong vòng 2 tuần thì tôi đã nắm được khá kỹ toàn bộ “kịch bản” mà ông thẩm phán làm đạo diễn. Ông ta bày cho họ cách làm thế nào để đòi lại căn nhà mà họ đã bán cho người khác cách thời điểm xảy ra vụ li hôn mà ông ta thụ lí đã 5 năm trước (chỉ vì thủ tục mua bán thiếu chữ ký của người chồng). Nếu thành công, đương sự sẽ phải chia một nửa số tiền chênh lệch, bằng khoảng 4 tỷ đồng). Ông ta đòi đương sự đưa ra trước 10% giá trị hợp đồng mà ông ra nại ra. Nếu thành công, đương sự và thẩm phán có thể đẩy cả một đại gia đình khác vào hoàn cảnh trắng tay, không chốn nương thân…

Khi quyết định tiếp xúc với thẩm phán, là lúc tôi đã nắm chắc những gì ông ta đang làm. Sở dĩ ông ta tin tôi là em gái đương sự, bởi lẽ có những chuyện chỉ có chị em mới tâm sự được với nhau như vậy. Thời điểm đó, đương sự vẫn hoàn toàn không biết tôi là nhà báo, họ cũng đang tính toán xem có nên “bắt tay” với vị thẩm phán để ăn tiền hay không? Tôi tính toán địa điểm tiếp xúc và cuối cùng chọn được phòng tiếp dân của tòa án. Thực chất là một cuộc hóa giải thông tin mà tôi nắm được về hoạt động phi pháp của ông ta. Tôi cần ông ta tự mình nói ra những gì mà ông ta đang làm là ngấm ngầm xúi giục đương sự hại người khác, bất chấp luân thường, đạo lý. Hòng kiếm được những đồng tiền phi pháp, đẩy hàng chục người khác vào hoàn cảnh khốn cùng.

Ông thẩm phán đòi đưa tôi trước một khoản tiền, ngay sau khi đưa tiền, tôi quyết định lật bài ngửa, yêu cầu lập biên bản sự việc tại tòa. Ông ta lập tức cầm phong bì, chạy ra phía sau khu dân cư, đưa số tiền đó cho một dân thường. Cùng lúc này, đồng nghiệp của tôi chờ bên nài tòa án đã chộp được những hình ảnh đắt giá, vạch mặt sự khuất tất của ông thẩm phán. Người dân được ông ta đưa tiền, chính là người nhà của đương sự trong một vụ được ông ta đang thụ lý. Trong vụ này, thẩm phán cũng vòi tiền, ép buộc đương sự phải chi những khoản vô lý, khiến đương sự bức xúc. Người này ngay sau đó đã đến tòa trình báo sự việc, trả lại số tiền mà ông thẩm phán đưa để tẩu tán chứng cứ. Ông ta hoàn toàn không biết mọi hoạt động của ông ta trong tầm ngắm.

Luôn có tình huống dự phòng

Sau khi thu thập đủ chứng cứ, tôi trở về tòa soạn báo cáo người phụ trách trực tiếp và Tổng biên tập, yêu cầu cử phóng viên hỗ trợ. Bởi tôi biết, ông ta sẽ vòi tiền, tôi đề xuất tòa soạn chi tiền để tôi thực hiện nhiệm vụ. Kế hoạch tiếp cận thẩm phán được bàn bạc cụ thể trong một nhóm người đượ tin cậy nhất. Một phóng viên được cắt cử trực bên nài tòa soạn để hỗ trợ tôi, đề phòng khi có tình huống bất ngờ xảy ra. 

Để có sức nặng cho bài viết, tôi lặn lội tìm nhân chứng của hai vụ án khác mà ông ta thụ lý trước đó hai năm, lật tẩy những sai phạm của ông ta. Trong đó, một vụ sau khi không vòi được tiền đương sự (vì quá nghèo) ông ta bèn cho dìm án. Vụ còn lại chính là người được ông ta giúi tiền vào tay để trả lại một phần khoản tiền mà ông ta đòi họ trong quá trình xử lý vụ án… Liên tiếp trong 3 số báo, thông tin đẫy đà về ông thẩm phán khét tiếng chạy án, vòi tiền được đăng tải khiến sư luận chấn động. Ông ta đã bị Cục điều tra của VKSTC bắt giữ, điều tra về tội danh “Lạm dụng chức vụ quyền hạn, ra quyết định trái pháp luật và tôi nhận hối lộ”.

Thời điểm này, Luật hình sự quy định, nhận 500 ngàn đồng trở lên là có thể bị truy tố về tội “nhận hối lộ’. Điều đó đồng nghĩa với việc tôi có thể bị khởi tố về đưa hối lộ. Tuy nhiên, điều cứu tôi thoát khỏi mọi rắc rối có thể xảy ra đó là toàn bộ quá trình điều tra của tôi đều được báo cáo Ban biên tập. Mọi vấn đề liên quan đều được Ban biên tập đưa ra bàn bạc cụ thể. Cuối cùng người quyết định là Tổng biên tập, ông ta sẽ là người đưa ra kết luận cuối cùng, dựa trên cơ sở nắm được những thông tin mà tôi báo cáo.

Có nhiều ý kiến cho rằng, đạo đức nghề báo không cho phép tôi làm thế? Tại thời điểm đó, chúng tôi không thể tìm được cách nào tốt hơn thế. Và thực tế là tôi đã phải quyết định rất nhanh, khá mạo hiểm và cũng đầy tự tin. Sự sống còn giữa đối tượng và tôi được đặt ra sòng phẳng như một cuộc “đấu súng”. Nếu tôi trong sáng, mục đích của tôi là đấu tranh chống tiêu cực, bảo vệ lẽ phải, tôi không vụ lợi trong chuyện này. Tôi không cố tình để đưa ai đó vào tù. Trước và sau những bài viết, tôi thường bị ám ảnh với suy nghĩ: người thân của kẻ phạm tội ấy sẽ chịu đựng tổn thương như thế nào? Để động viên mình không chùn lòng, tôi thường tưởng tượng tiếp: nếu những người đó vẫn tác oai tác quái nài đời, họ sẽ còn gây sai phạm, làm xã hội “ô nhiễm” đến đâu? Cuối cùng, tôi vẫn chọn con đường ngắn nhất để đi đến sự thật, bảo vệ lẽ phải với tâm thế của một người làm báo.

Sau nhiều năm xông pha đủ mọi đề tài gai góc, nguy hiểm và phản hồi từ bài viết. Nhiều nhân vật bị tôi phản ánh đã phải vào tù để trả giá cho tội lỗi của mình, ngược lại, cũng có những mảnh đời được cứu rỗi… Công việc cho tôi sự trải nghiệm thú vị về cuộc sống quanh mình. Điều đó rất quan trọng và cũng là thế mạnh của người làm báo. Khi đặt mình vào tư thế độc giả, tôi thích đọc những tác phẩm thấm đẫm hơi thở cuộc sống. Sự nhạy cảm cần có ở một nhà báo, đôi khi chính là vũ khí, đôi khi lại là chất xúc tác để làm nên thành công cho tác phẩm.

Nhà báo Thu Trang
Báo Phụ nữ Tp.Hồ Chí Minh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN