Đình thờ tổ nghề - tiềm năng du lịch bị lãng quên giữa lòng Hà Nội

Những đình thờ tổ nghề ẩn sâu trong khu Phố Cổ Hà Nội đang dần bị mai một cả về giá trị văn hóa truyền thống lẫn giá trị du lịch vốn có của nó bởi sự lãng quên của chính những người con đất Kinh kỳ.

Link video:


Thờ tổ nghề là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện sự biết ơn những người sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho nhân dân, di dưỡng đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây"... và thủ đô Hà Nội là nơi tập trung nhiều nhất những ngôi đình thờ tổ nghề (khoảng 50 đình), những ngôi đình ấy gắn bó chặt chẽ với lịch sử các phố “Hàng” ở Hà Nội.

Hà Nội là nơi hội tụ trăm nghề, trăm nghề đó làm nên ba mươi sáu phố phường, tạo ra những làng nghề, phố nghề và tạo nên Phố Cổ nổi tiếng đất kinh kỳ. Nhưng qua thời gian cùng những thăng trầm của lịch sử, những di tích tổ nghề ấy cái còn cái mất. Và nhiều giá trị của các di tích ấy, đặc biệt là giá trị du lịch không được khai thác triệt để đã làm cho đình thờ tổ nghề dần bị mai một.

Nay đã đến lúc chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn các di tích thờ tổ nghề để giữ lại hồn cốt đất kinh kỳ xưa cho con cháu mai sau. Đồng thời cũng là để người dân trong nước và quốc tế thông qua du lịch hiểu hơn về giá trị của những đình thờ tổ nghề đó.
 
2b3ffc6d0_vlcsnaperror782.pngĐình Phả Trúc Lâm số 40 Hàng Hành, Hàng Trống, Hà Nội thờ tổ nghề da giày

Khi hướng dẫn khách tới thăm quan hoặc du lịch ở Phố Cổ, người ta thường chỉ nhắc tới: Đền Ngọc Sơn, Hồ Hoàn Kiếm, chợ Đồng Xuân, nhà cổ Mã Mây; mà không thấy nhắc đến những ngôi đình thờ tổ nghề như: Đình Kim Ngân thờ tổ nghề kim hoàn, đình Tú Thị thờ ông tổ nghề thêu, đình Phả Trúc Lâm thờ tổ nghề da giầy...
Vừa qua, 2 ngôi đình Kim Ngân và Tú Thị đã được bộ Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vì đây là 2 công trình có giá trị kiến trúc, nghệ thuật tiêu biểu mang dấu ấn làng nghề.

 Sự kiện trên đã đem đến niềm hy vọng cho những người mong muốn đưa giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề cổ xưa Hà Nội đến với du khách trong và nài nước. Mặc dù vậy nhưng cũng không cải thiện được tình trạng 2 ngôi đình trên và nhiều ngôi đình thờ tổ nghề khác hiện đang bị lấn chiếm nghiêm trọng khi tầng 1 hấu hết được cho thuê để bán hàng, tầng 2 mới là nơi để thờ cúng. Có thể nói, đây chính là một tiềm năng du lịch đang bị chúng ta lãng quên và chính chúng ta đang làm mất dần đi giá trị vốn có của nó.
 
2b3ffc6d0_dinh_tu_thi_8_rgfr.jpgĐình Tú Thị đón nhận giấy chứng nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia (Ảnh sưu tầm)
 
2b3ffc6d0_sapo1.jpgĐình Hà Vĩ số 11 Hàng Hòm nhỏ hẹp bị "xốc nách" hai bên bởi những hàng quán (Ảnh sưu tầm)

Không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc, đình Kim Ngân và Tú Thị còn là những địa chỉ văn hóa thú vị cho  khách du lịch khi tới Hà Nội. Khi mà tốc độ đô thị hóa tới mức chóng mặt như hiện nay thì phố nghề, làng nghề Hà Nội còn lại được xem là của hiếm. 36 phố nghề, giờ chỉ còn vài con phố giữ được nghề truyền thống. Rất khó có thể khôi phục được phố nghề như trước đây. 

Vì vậy, những hoạt động văn hóa ở những ngôi đình cổ như là một sự hoài niệm của người Hà Nội, và với khách du lịch thì đó là những trải nghiệm. Đình cũng là nơi trưng bày các sản phẩm của nhiều làng nghề Hà Nội như: nghề Nón làng Chuông, nghề Quạt Chàng Sơn,... Có khi các nghệ nhân hướng dẫn làm đèn ông sao, tàu thủy, tiến sĩ giấy, đèn kéo quân… và trong đình đôi khi còn tổ chức những trò chơi đậm chất dân gian. Một hoạt động đặc sắc không thể không kể đến khiến khách du lịch mê mẩn đó là các nghệ nhân của phố Hàng Bạc tới đình Kim Ngân trình diễn nghề làm vàng bạc.

"Màn trình diễn của nghệ nhân các phố nghề thể hiện tài năng rất thu hút khách nước nài. Nhất là ở tour phố cổ, nhu cầu khách xem các nghệ nhân trình diễn là rất lớn nhưng lại ít được ngành du lịch để ý tới để mà khai thác" - một hướng dẫn viên du lịch thường dẫn khách tới đây tham quan phản ánh.

Một con số khá gây bất ngờ đó là trong phố cổ hiện có khoảng 50 đình thờ tổ nghề. Tuy nhiên, phần đông du khách mới chỉ biết  tới đình Đồng Lạc 38 Hàng Đào, đình Phả Trúc Lâm, đình Kim Ngân và đình Tú Thị. Những ngôi đình còn lại lẩn khuất trong những khu dân cư, đường vào rất khó khăn hoặc nhiều ngôi đình bị người dân chiếm dụng làm chỗ ở từ nhiều năm nay.

Như vậy, chính quyền cũng như ngành du lịch nước ra cần có những biện pháp đưa những ngôi đình thờ tổ nghề đến với khách du lịch trong và nài nước hiểu biết hơn về bản sắc của Hà Nội.

Quế Lâm - Đồng Trang

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN