Độc đáo nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Lào

(Sóng trẻ) - Nhiều năm qua, phụ nữ dân tộc Lào ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã duy trì, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm, thêu, may trang phục truyền thống, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc.

 

thocam3.jpg
Người phụ nữ dân tộc Lào bên khung cửi. (Ảnh: Phương Nam)

Xã Mường Luân (huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) không chỉ được thiên nhiên ban tặng cảnh sắc hùng vĩ, thơ mộng mà còn mang đậm văn hóa bản sắc của nhiều dân tộc. Đặc biệt, nghệ thuật dệt thổ cẩm với những kỹ thuật tinh xảo là một trong những nét văn hóa đặc sắc được các phụ nữ dân tộc Lào giữ gìn và bảo tồn.

Nghề dệt truyền thống dân tộc Lào chứa đựng sắc thái văn hóa riêng. Vì vậy việc bảo tồn và truyền dạy một số công đoạn trong nghề dệt truyền thống của dân tộc Lào như: trồng bông, xé sợi, nhuộm màu… là rất quan trọng để tạo ra được một sản phẩm đẹp mắt, chất lượng tốt, thuận lợi khi sử dụng và có giá trị cao.

thocam2.jpg
Khung cửi, con thoi và các sợi chỉ là những vật dụng phụ nữ dân tộc Lào dệt nên những sản phẩm độc đáo. (Ảnh: Phương Nam)

Để sản xuất ra một sản phẩm thổ cẩm không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế mà còn là sự đầu tư tâm huyết và kỳ công. Công đoạn đầu tiên là tách hạt bông từ vỏ. Đây là một quá trình kỹ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Sau khi có được hạt bông, mọi người sẽ phải bật bông để làm cho bông trở nên tơi xốp. Những sợi bông sau đó được vê thành các gòn bông to.

Từ những gòn bông này, sợi được tạo ra thông qua một quy trình quay sợi kỹ lưỡng, tạo nên những cuộn chỉ sợi mịn màng. Khi có đủ các cuộn chỉ sợi, việc quay sợi bắt đầu, mỗi sợi được quay lại để tạo thành cuộn sợi có vòng to, chuẩn bị cho việc dệt vải.

thocam4.jpg
Những họa tiết được thêu dệt một cách tỉ mỉ. (Ảnh: Phương Nam)

Những cuộn chỉ sợi được dải quanh cột nhà sàn bằng dụng cụ chuông khên, tạo ra các xấp vải truyền thống đẹp mắt và chất lượng cao. Mỗi bước trong quy trình chế tạo bông được thực hiện với sự uyển chuyển và kết nối hài hòa, tạo nên những sản phẩm tinh tế và độc đáo. Để sản phẩm thổ cẩm hoàn thiện thường sẽ mất 15-20 ngày.

thocam6.jpg
Người phụ nữ dân tộc Lào xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên bên những sản phẩm thổ cẩm do chính tay mình làm. (Ảnh: Phương Nam)

Đồng bào dân tộc Lào thường dệt hoặc thêu nhiều loại hoa văn lên vải thổ cẩm, dùng làm áo, váy, khăn cài chéo. Mỗi nét hoa văn thổ cẩm Lào là nét tinh hoa văn hóa dân gian được chọn lọc, gìn giữ và truyền lại qua nhiều đời, phổ biến nhất là hoa văn, họa tiết cách điệu hình con rồng hai đầu, con chim công hai đầu, con hổ, đôi rắn quấn vào nhau, cây cối, hình chùa tháp nhiều tầng, hình người cưỡi voi… 

Hoa văn trên những tấm thổ cẩm không chỉ là những họa tiết mỹ thuật mà còn là những câu chuyện, tâm trạng và triết lý cuộc sống của người Lào. Mỗi họa tiết mang lại một thông điệp sâu sắc, là nguồn cảm hứng vô tận cho người nghệ nhân.

thocam8.jpg
 Hoa văn độc đáo và đẹp mắt trên những tấm vải dệt của người phụ nữ dân tộc Lào. (Ảnh: Nam Phương)

Bà Lò Thị Thưởng (nghệ nhân dệt thổ cẩm tại Mường Luân, tỉnh Điện Biên) cho biết: "Trước kia ở bản nhiều người làm dệt, khung dệt đa số nhà nào cũng có, nhưng bây giờ chỉ còn vài người làm vào thời gian rảnh, chủ yếu phục vụ người trong bản". Bà Thưởng cũng mong muốn trong tương lai, nghề sẽ được truyền dạy cho con cháu để có thể duy trì và bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của dân tộc.

Ngày nay, thế hệ trẻ trong bản đã phát triển thêm nhiều loại hoa văn, họa tiết thêu trên vải thổ cẩm, hoặc dệt tay, gồm các loại hoa lá, cây cỏ, muông thú trong tự nhiên, làm phong phú, đặc sắc hơn hình tượng trên nền vải dệt.

Dẫu xã hội ngày càng phát triển hiện đại, những người phụ nữ Lào ở Mường Luân vẫn cần mẫn bên khung cửi, vẫn đều tay đưa những con thoi dệt nên hoa văn truyền thống độc đáo của dân tộc mình.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN