Đôi điều về đào tạo báo chí ở Học viện Báo chí & Tuyên truyề
(Sóng Trẻ): Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người có một quan niệm dường như đã được “mặc định” là: công tác đào tạo báo chí ở nước ta thực chất chỉ là hình thức, không hiệu quả, không gắn với thực tiễn.
1. Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người có một quan niệm dường như đã được “mặc định” là: công tác đào tạo báo chí ở nước ta thực chất chỉ là hình thức, không hiệu quả, không gắn với thực tiễn. Đã có không ít những ý kiến dưới dạng những “phán quyết: việc đào tạo đại học báo chí trong các nhà trường đang thực sự “có vấn đề”: “Quy trình đạo tạo quá nặng về lý thuyết; giáo trình cũ kỹ, lạc hậu; giảng viên không có nghề báo, thậm chí có người còn không biết viết báo; sinh viên tốt nghiệp ra trường chỉ có khoảng 15 – 20% làm việc được, còn hầu như không thể thích ứng với nghề báo” v.v.
Cũng đề cập đến vấn đề này, cách đây chưa lâu, một bài báo trên mạng đã mở đầu như thế này: “Giáo trình cũ kỹ. Phương pháp đào tạo không gắn liền với thực tiễn đời sống. Có cả những giáo viên giảng dạy chuyên ngành báo chí nhưng không (hay không viết nổi) một cái tin theo đúng nghĩa?… Hậu quả là sinh viên ra trường mơ hồ, non nớt về nghề nghiệp nên rất khó kiếm việc làm. Không ít Tổng biên tập tuyên bố thẳng thừng là không muốn nhận sinh viên tốt nghiệp tại các lò đào tạo chuyên ngành báo chí”. Thậm chí, còn có ý kiến cho rằng: “Bốn khoa báo chí tại các trường đại học thì đang trong một cuộc khủng hoảng hình ảnh vì sản xuất ra quá nhiều cử nhân báo chí và quá ít nhà báo (như nhà báo Đinh Phong từng nói). Các lớp học ở Hội Nhà báo hiếm hoi. Một số dự án nước nài như SIDA có đem lại hiệu quả nhưng cũng chỉ như muối bỏ biển”.
Cũng cần phải nói ngay rằng những ý kiến nêu trên không phải không ít nhiều có cơ sở thực tiễn. Tuy nhiên, để có thể có những đánh giá, nhận xét xác đáng về thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng báo chí ở nước ta hiện nay, có lẽ cần phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng trên nhiều phương diện như: chương trình, giáo trình, phương thức, quy trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy, đối tượng học v.v. Nói cách khác, cần phải hiểu đầy đủ và hiểu đúng thì mới có cơ sở thực tiễn cho việc trao đổi, bàn luận.
Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi không có ý định trao đổi, tranh luận mà chỉ nêu lên thực tế của phương thức đào tạo báo chí đã được thực hiện từ nhiều năm qua tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền để các nhà nghiên cứu và đồng nghiệp cùng tham khảo.
2. Trước hết, xin bắt đầu từ việc nhìn nhận một cách khái quát về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng báo chí ở nước ta. Sau nhiều lần thay đổi, cải tiến chương trình và phương pháp dạy và học, ở nước ta hiện đang có những phương thức đào tạo, bồi dưỡng báo chí sau đây:
Thứ nhất là cách đào tạo theo phương thức truyền thống. Theo đó, trước hết người học phải học lý thuyết. Phần này có thể có thời lượng lớn trong toàn khóa học. Phần thực hành được thể hiện tập trung trong các đợt kiến tập cuối năm học và chủ yếu nhất là trong đợt thực tập cuối khóa (kết hợp với việc làm khóa luận hoặc ôn thi tốt nghiệp). Có thể thấy hầu hết chương trình của các cơ sở đào tạo báo chí bậc đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay đều theo phương thức này. Cũng do có thời lượng lý thuyết lớn nên có thể gọi đây là phương thức đào tạo chú trọng trang bị lý thuyết
Thứ hai là phương thức tiếp thu được từ các chuyên gia nước nài đã đến nước ta để giảng dạy, trao đổi nghiệp vụ hoặc tham gia các hội thảo khoa học về đào tạo báo chí. So với phương thức thứ nhất, phương thức này chú trọng rèn luyện về các kỹ năng thực hành.
Trong các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (thường là ngắn hạn) ở nước ta do các chuyên gia nước nài trực tiếp giảng dạy, phần thực hành rất được chú trọng. Ở đó, sau phần khai giảng được tiến hành rất ngắn gọn, giảng viên chỉ dành một ít thời gian để thày trò làm quen với nhau. Tiếp đó là một số nội dung lý thuyết được giới thiệu sơ lược. Tất cả những nội dung trên chỉ diễn ra trong khoảng một buổi hoặc nhiều lắm cũng chỉ là trong ngày đầu tiên của khóa học. Sau đó, học viên đăng ký đề tài cho các tác phẩm báo chí (hoặc chương trình phát thanh, truyền hình) sẽ thực hiện để giảng viên góp ý. Hầu hết thời gian còn lại của khóa học chủ yếu là dành cho học viên đi thực tế sáng tạo tác phẩm, xây dựng chương trình và đem sản phẩm về cho giảng viên sửa chữa, nhận xét, góp ý...
Một số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí ngắn hạn do các trung tâm bồi dưỡng báo chí của các Hội nhà báo Trung ương và địa phương hoặc của các cơ quan báo chí tự tổ chức hầu hết được thực hiện theo phương thức này. Trong đó, các giảng viên (thường là các nhà báo được mời đến giảng dạy) chỉ tập trung cho kỹ năng thực hành chứ hầu như không quan tâm nhiều đến lý thuyết.
Có thể thấy cả hai phương thức nêu trên đều có những ưu điểm, hạn chế riêng và chỉ phù hợp với những đối tượng học viên cụ thể. Phương thức thứ nhất nhìn chung là vẫn thích hợp với đối tượng là sinh viên trẻ được tuyển lựa qua các kỳ thi đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phương thức thứ hai chỉ phát huy ưu thế nếu học viên là những người lớn tuổi hơn, có đầy đủ phương tiện nghiệp vụ và đã có kinh nghiệm thực tế do đang làm việc tại một cơ quan báo, đài.
Mỗi phương thức nêu trên, tự nó đã tạo ra một đội ngũ giảng viên báo chí với những phẩm chất nghề nghiệp không hoàn toàn giống nhau. Tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng báo chí, khá phổ biến tình trạng các giảng viên tuy nắm vững các kiến thức lý luận nhưng do ít khi (hoặc thậm chí là không) tham gia làm báo, viết báo nên kỹ năng thực hành rất kém, thậm chí là không có. Do kém về kỹ năng, nhiều giảng viên không có khả năng hướng dẫn sinh viên thực hành một cách thực sự có chất lượng. Sinh viên sau khi ra trường tuy được trang bị nhiều lý thuyết nhưng do thiếu kỹ năng nên vẫn lúng túng trong quá trình tác nghiệp trong thực tế, vì vậy không đáp ứng ngay được những đòi hỏi thường là rất cao của các cơ quan báo chí. Từ đó, dẫn đến những nghi ngờ về chất lượng đào tạo của các nhà trường như những ý kiến đã nêu ở trên.
Trong khi đó, đội ngũ giảng viên là các nhà báo ở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tuy rất giàu kinh nghiệm và thực tiễn làm báo, nhưng lại rất yếu (hoặc thậm chí là không nắm vững) lý thuyết. Do đó, khi giảng dạy họ thiên về việc truyền đạt kinh nghiệm cá nhân theo kiểu truyền nghề và yêu cầu người học phải có tác phẩm để góp ý, nhận xét, sửa chữa. Với đội ngũ này, người học được rèn luyện nhiều về kỹ năng nhưng do không được trang bị những tri thức lý luận cần thiết nên nhiều khi rất lúng túng nếu muốn cắt nghĩa, lý giải một cách rõ ràng về công việc hoặc về tác phẩm do chính họ làm ra. Điều này cũng còn là nguyên nhân dẫn đến những cuộc tranh luận gay gắt không có hồi kết (chẳng hạn như những tranh luận xung quanh các thể loại trong các kỳ liên hoan phát thanh, truyền hình ở địa phương, Trung ương và kể cả trong Giải báo chí toàn quốc).
3. Trên cơ sở nhận thức được những ưu thế và nhược điểm của cả hai phương thức nêu trên, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nhiều năm qua, nhiều giảng viên đã chủ động triển khai chương trình đào tạo theo một phương thức khác. Điểm nổi bật của phương thức này là vừa chú trọng lý thuyết, vừa tăng cường phần thực hành. Vẫn là trên cơ sở khung chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, các môn học được thiết kế với thời lượng thực hành tăng lên đáng kể. Trong các môn học về sáng tạo tác phẩm báo chí, tỷ lệ thông thường là: lý thuyết 50% và phần thực hành 50%. Với những môn học phải sử dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành - nhất là các môn học về sáng tạo tác phẩm báo chí của các chuyên ngành báo in, báo ảnh, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử và quay phim truyền hình, phần thực hành có thể được tăng lên đến 70, 80% trong tổng thời lượng của môn học.
Ưu điểm của phương thức này là phần thực hành được thể hiện không chỉ trong cả khóa học mà ngay trong từng học phần. Thậm chí, ngay cả trong hình thức đánh giá kết quả học phần (thi hết môn) cũng là bằng tác phẩm thực hành. Do đó, sinh viên được trang bị không chỉ về lý thuyết mà còn về những kỹ năng thực tiễn (dù chỉ là ở mức ban đầu) nên không quá bỡ ngỡ khi bước chân vào cơ quan báo chí.
Có thể lấy ví dụ với môn “Phóng sự phát thanh”. Môn học này hiện có tổng thời lượng là 60 tiết (4 đơn vị học trình). Trong đó, giảng viên chỉ dành từ 15 đến 20 tiết cho việc giảng lý thuyết và thảo luận trên lớp và 10 tiết (hai buổi) để mời các nhà báo phát thanh nổi tiếng, có nhiều kinh nghiệm đến báo cáo, trao đổi với sinh viên. Toàn bộ thời gian còn lại sẽ dành cho sinh viên đi làm tác phẩm thực hành với nhiều cấp độ khác nhau như: thực hành trên lớp (tập nhận xét tác phẩm; phát hiện đề tài, chọn góc độ; rút tít, viết sa-pô...); thực hành nài hiện trường (quan sát hiện trường; khai thác tư liệu; ghi âm tiếng động hiện trường và thực hiện phỏng vấn với các nhân chứng...); thực hành trong studio (thực hành phỏng vấn ;biên tập âm thanh trên máy tính; thể hiện lời dẫn; hoàn thiện tác phẩm với các khâu: đọc, chuyển trích âm thanh gốc, pha nhạc v.v.).
Theo cách tính hiện nay, cứ 2 buổi thực hành mới được tính bằng một buổi lý thuyết (5 tiết) thì với 30 tiết còn lại của môn học, sinh viên sẽ làm thực hành khoảng 12 buổi (thực hành trong phòng máy và nài hiện trường). Một trong những yêu cầu bắt buộc của phần thực hành là mỗi sinh viên phải tự mình làm ra được ít nhất một tác phẩm phóng sự phát thanh hoàn thiện (thu vào băng, đĩa) để giảng viên nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Riêng về cách đánh giá kết quả môn học (thi học phần), hầu hết các môn về thể loại của các chuyên ngành báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều sử dụng hình thức thi bằng tác phẩm thực hành kết hợp với lý thuyết. Trở lại với ví dụ về môn “Phóng sự phát thanh” nêu trên, bài thi học phần của mỗi sinh viên phải là một tác phẩm phóng sự hoàn thiện theo thời lượng quy định (từ 4 đến 6 phút) do sinh viên tự tay làm ra và đã được dàn dựng hoàn chỉnh và thu vào băng, đĩa. Cách chấm thi, cho điểm là: giảng viên nghe, đánh giá và cho điểm bài phóng sự; sau đó, sinh viên phải vận dụng kiến thức lý thuyết đã được học để trả lời những câu hỏi xung quanh tác phẩm thực hành này, cho biết tác phẩm có thể hiện đúng và đầy đủ các tiêu chí của một phóng sự phát thanh theo lý thuyết hay không? Những câu hỏi lý thuyết có thể là: Đây là dạng phóng sự gì? Mâu thuẫn, vấn đề đặt ra trong bài phóng sự là gì? Tính cụ thể, khái quát, tính nhân văn được thể hiện ở những yếu tố nào trong bài? Đặc trưng của phát thanh đã được vận dụng trong bài phóng sự này như thế nào? v.v.
Tương tự như vậy, sinh viên thi môn Tin thì phải viết tin, làm bản tin, thi phỏng vấn thì phải có tác phẩm phỏng vấn, thi môn Tọa đàm thì phải làm tọa đàm v.v. Nếu tác phẩm do các em làm ra được đăng tải trên báo chí thì sẽ được thêm điểm ưu tiên... Mặc dù đó chỉ là những bài tập, nhưng yêu cầu bắt buộc là không được bịa đặt. Các sự việc, sự kiện, nhân chứng, số liệu, chi tiết, dữ kiện, trong các bài thực hành phải hoàn toàn thật và do sinh viên trực tiếp khai thác trong đời sống thực tế.
Tất nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng: từ những bài thực hành trong nhà trường đến những công việc cụ thể ở một toà soạn báo nài xã hội là một khoảng cách rất lớn. Khác hẳn với văn chương, nghệ thuật, phẩm chất của một người làm nghề báo thường được ví như “gừng càng già càng cay”. Đã có không ít người làm thơ, viết văn, chơi nhạc, vẽ tranh... nổi tiếng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường - thậm chí là từ khi mới dăm bảy tuổi (như trường hợp của thi sỹ Trần Đăng Khoa). Không giống như vậy, từ trước đến nay chưa từng có sinh viên báo chí nào vừa mới ra trường mà đã nổi tiếng, đã trở thành một cây bút có thương hiệu. Sau khi đã được học những kiến thức cơ bản trong nhà trường, sinh viên báo chí còn phải tiếp tục học tập, rèn luyện nhiều năm ở tòa soạn và nhất là phải học trong thực tế cuộc sống để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp...
Tuy nhiên, phương thức giảng dạy và học tập như trên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã cho thấy một bước đi dài trong việc gắn lý thuyết với thực tiễn của đời sống báo chí. Chính do phải viết bài từ các tư liệu thực tế nên ngay trong quá trình học, sinh viên đã bước đầu tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để không quá bỡ ngỡ khi bước vào nghề báo thực thụ sau này. Và ở một mức độ nào đó, các em cũng đã thực sự thu được những thành quả tuy còn rất khiên tốn nhưng là hành trang quý báu chuẩn bị cho tương lai.
Trong nhiều năm qua, không thể kể hết những tác phẩm của sinh viên đang theo học các chuyên ngành Phát thanh, Truyền hình, Báo in, Báo ảnh, Báo mạng điện tử của Học viện Báo chí và Tuyên truyền do có chất lượng tốt nên đã được các cơ quan đài, báo Trung ương và các địa phương sử dụng. Điều đó đã tạo ra được sự tự tin cần thiết để họ sẵn sàng bước vào nghề báo sau khi nhận bằng tốt nghiệp.
Như vậy, có thể nói phương thức đào tạo báo chí ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã kết hợp được những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của hai phương thức đào tạo, bồi dưỡng báo chí nêu trên. Đó là việc tạo ra sự cân đối hợp lý giữa lý thuyết và thực hành.
Tất nhiên, quá trình thực hiện phương thức đào tạo như trên không phải không còn những vấn đề đặt ra, chẳng hạn như: không phải giảng viên báo chí nào cũng thực hiện tốt theo quy trình kể trên; Số lượng và chất lượng của hệ thống máy móc, thiết bị kỹ thuật (máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm, máy tính, bàn dựng tiếng, dựng hình, thiết bị làm ảnh...) cần phải được trang bị như thế nào để đảm bảo cho sinh viên thực hành có hiệu quả? Quy trình này cũng đặt ra vấn đề là: có nên xây dựng một đội ngũ giảng viên chuyên về hướng dẫn thực hành không? v.v.
Chính do việc được đào tạo theo phương thức kể trên, sinh viên các chuyên ngành báo chí ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có thể sáng tạo tác phẩm ngay từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Tác phẩm của các em thường xuyên được sử dụng trên các báo, đài từ trung ương đến địa phương; trên tờ Báo chí Trẻ (của Khoa Báo chí); trên trang tin điện tử songtre.vn (của Khoa Phát thanh – Truyền hình). Trong những năm qua, đã có hàng chục tác phẩm truyền hình của các sinh viên đã được phát sóng trong nhiều chương trình của các kênh VTV1, VTV6, Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài PT –TH trong cả nước...
Gần đây nhất , từ tháng 1/2010, chương trình phát thanh “Sóng Trẻ” có thời lượng 30 phút đã được phát sóng hàng tuần trên sóng FM 90MHz của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Đây là chương trình dành do thầy và trò chuyên ngành Phát thanh của Khoa Phát thanh - Truyền hình chịu trách nhiệm sản xuất theo Hợp đồng giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Chương trình phát thanh này được phát lúc 15h30 Chủ nhật hàng tuần (phát lại lúc 14h05 thứ Ba tuần kế tiếp), hướng tới đối tượng thính giả là sinh viên ở các trường đại học khu vực Hà Nội.
Đến thời điểm này, “Sóng Trẻ” đã được phát sóng 20 số liên tiếp với 20 chủ đề khác nhau, phản ánh mọi mặt về cuộc sống của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua 20 tuần đã phát sóng, chương trình đã nhận được sự quan tâm của đông đảo sinh viên ở các trường đại học và được lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đánh giá là có nhiều yếu tố mới, thể hiện đúng tính chất sinh viên trẻ trung và đáp ứng được những yêu cầu của một chương trình phát thanh hiện đại... (chúng ta có thể nghe lại chương trình phát thanh “Sóng Trẻ” ở cửa sổ audio ngay trên website này).
Rõ ràng là: nếu quá trình thực hành không được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả thì thầy và trò chuyên ngành Phát thanh ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền không thể sản xuất một chương trình phát thanh chuyên nghiệp như thế. Và trước khi tranh luận, nếu ai đó bình tâm một chút, chịu khó một chút để tìm hiểu, lắng nghe, cảm nhận thì chắc chắn chúng ta sẽ không phải phiền lòng, thậm chí là kinh ngạctrước những ý kiến thiếu cơ sở thực tiễn, thậm chí là nông nổi, hời hợt của những người thích lập ngôn, ưa dùng những “câu to, chữ nhớn” nhưng lại không biết thực tế đang diễn ra điều gì - những ý kiến theo kiểu “tóa lòa lọa” (chữ dùng của một nhà phê bình báo chí trong một bài viết đã đăng trên tạp chí thời gian gần đây).
Bác Hồ đã từng dạy những người làm báo cách “chống bệnh chủ quan, chống bệnh hẹp hòi, đồng thời cũng phải chống thói ba hoa” (1). Và trong năm điều của “liều thuốc chữa thói ba hoa” mà Bác đã nêu ra, xin được dẫn ở đây điều thứ 4 và thứ 5 là:
“4. Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết.
5. Trước khi nói, phải nghĩ cho chín. Phải sắp đặt cẩn thận. Phải nhớ câu tục ngữ: Chó ba quanh mới nằm. Người ba năm mới nói” (2).
Thật quả những lời dạy từ hơn 60 năm trước của Bác đến nay vẫn có ý nghĩa thực tiễn lớn lao đối với những người làm báo chúng ta.
---------------------------
Tài liệu tham khảo:
(1) Hồ Chí Minh về vấn đề báo chí (1995), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Bao chí và Tuyên truyền, tr.120.
(2) Sách trên, tr. 130.
1. Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người có một quan niệm dường như đã được “mặc định” là: công tác đào tạo báo chí ở nước ta thực chất chỉ là hình thức, không hiệu quả, không gắn với thực tiễn. Đã có không ít những ý kiến dưới dạng những “phán quyết: việc đào tạo đại học báo chí trong các nhà trường đang thực sự “có vấn đề”: “Quy trình đạo tạo quá nặng về lý thuyết; giáo trình cũ kỹ, lạc hậu; giảng viên không có nghề báo, thậm chí có người còn không biết viết báo; sinh viên tốt nghiệp ra trường chỉ có khoảng 15 – 20% làm việc được, còn hầu như không thể thích ứng với nghề báo” v.v.
Cũng đề cập đến vấn đề này, cách đây chưa lâu, một bài báo trên mạng đã mở đầu như thế này: “Giáo trình cũ kỹ. Phương pháp đào tạo không gắn liền với thực tiễn đời sống. Có cả những giáo viên giảng dạy chuyên ngành báo chí nhưng không (hay không viết nổi) một cái tin theo đúng nghĩa?… Hậu quả là sinh viên ra trường mơ hồ, non nớt về nghề nghiệp nên rất khó kiếm việc làm. Không ít Tổng biên tập tuyên bố thẳng thừng là không muốn nhận sinh viên tốt nghiệp tại các lò đào tạo chuyên ngành báo chí”. Thậm chí, còn có ý kiến cho rằng: “Bốn khoa báo chí tại các trường đại học thì đang trong một cuộc khủng hoảng hình ảnh vì sản xuất ra quá nhiều cử nhân báo chí và quá ít nhà báo (như nhà báo Đinh Phong từng nói). Các lớp học ở Hội Nhà báo hiếm hoi. Một số dự án nước nài như SIDA có đem lại hiệu quả nhưng cũng chỉ như muối bỏ biển”.
Cũng cần phải nói ngay rằng những ý kiến nêu trên không phải không ít nhiều có cơ sở thực tiễn. Tuy nhiên, để có thể có những đánh giá, nhận xét xác đáng về thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng báo chí ở nước ta hiện nay, có lẽ cần phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng trên nhiều phương diện như: chương trình, giáo trình, phương thức, quy trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy, đối tượng học v.v. Nói cách khác, cần phải hiểu đầy đủ và hiểu đúng thì mới có cơ sở thực tiễn cho việc trao đổi, bàn luận.
Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi không có ý định trao đổi, tranh luận mà chỉ nêu lên thực tế của phương thức đào tạo báo chí đã được thực hiện từ nhiều năm qua tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền để các nhà nghiên cứu và đồng nghiệp cùng tham khảo.
2. Trước hết, xin bắt đầu từ việc nhìn nhận một cách khái quát về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng báo chí ở nước ta. Sau nhiều lần thay đổi, cải tiến chương trình và phương pháp dạy và học, ở nước ta hiện đang có những phương thức đào tạo, bồi dưỡng báo chí sau đây:
Thứ nhất là cách đào tạo theo phương thức truyền thống. Theo đó, trước hết người học phải học lý thuyết. Phần này có thể có thời lượng lớn trong toàn khóa học. Phần thực hành được thể hiện tập trung trong các đợt kiến tập cuối năm học và chủ yếu nhất là trong đợt thực tập cuối khóa (kết hợp với việc làm khóa luận hoặc ôn thi tốt nghiệp). Có thể thấy hầu hết chương trình của các cơ sở đào tạo báo chí bậc đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay đều theo phương thức này. Cũng do có thời lượng lý thuyết lớn nên có thể gọi đây là phương thức đào tạo chú trọng trang bị lý thuyết
Thứ hai là phương thức tiếp thu được từ các chuyên gia nước nài đã đến nước ta để giảng dạy, trao đổi nghiệp vụ hoặc tham gia các hội thảo khoa học về đào tạo báo chí. So với phương thức thứ nhất, phương thức này chú trọng rèn luyện về các kỹ năng thực hành.
Trong các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (thường là ngắn hạn) ở nước ta do các chuyên gia nước nài trực tiếp giảng dạy, phần thực hành rất được chú trọng. Ở đó, sau phần khai giảng được tiến hành rất ngắn gọn, giảng viên chỉ dành một ít thời gian để thày trò làm quen với nhau. Tiếp đó là một số nội dung lý thuyết được giới thiệu sơ lược. Tất cả những nội dung trên chỉ diễn ra trong khoảng một buổi hoặc nhiều lắm cũng chỉ là trong ngày đầu tiên của khóa học. Sau đó, học viên đăng ký đề tài cho các tác phẩm báo chí (hoặc chương trình phát thanh, truyền hình) sẽ thực hiện để giảng viên góp ý. Hầu hết thời gian còn lại của khóa học chủ yếu là dành cho học viên đi thực tế sáng tạo tác phẩm, xây dựng chương trình và đem sản phẩm về cho giảng viên sửa chữa, nhận xét, góp ý...
Một số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí ngắn hạn do các trung tâm bồi dưỡng báo chí của các Hội nhà báo Trung ương và địa phương hoặc của các cơ quan báo chí tự tổ chức hầu hết được thực hiện theo phương thức này. Trong đó, các giảng viên (thường là các nhà báo được mời đến giảng dạy) chỉ tập trung cho kỹ năng thực hành chứ hầu như không quan tâm nhiều đến lý thuyết.
Có thể thấy cả hai phương thức nêu trên đều có những ưu điểm, hạn chế riêng và chỉ phù hợp với những đối tượng học viên cụ thể. Phương thức thứ nhất nhìn chung là vẫn thích hợp với đối tượng là sinh viên trẻ được tuyển lựa qua các kỳ thi đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phương thức thứ hai chỉ phát huy ưu thế nếu học viên là những người lớn tuổi hơn, có đầy đủ phương tiện nghiệp vụ và đã có kinh nghiệm thực tế do đang làm việc tại một cơ quan báo, đài.
Mỗi phương thức nêu trên, tự nó đã tạo ra một đội ngũ giảng viên báo chí với những phẩm chất nghề nghiệp không hoàn toàn giống nhau. Tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng báo chí, khá phổ biến tình trạng các giảng viên tuy nắm vững các kiến thức lý luận nhưng do ít khi (hoặc thậm chí là không) tham gia làm báo, viết báo nên kỹ năng thực hành rất kém, thậm chí là không có. Do kém về kỹ năng, nhiều giảng viên không có khả năng hướng dẫn sinh viên thực hành một cách thực sự có chất lượng. Sinh viên sau khi ra trường tuy được trang bị nhiều lý thuyết nhưng do thiếu kỹ năng nên vẫn lúng túng trong quá trình tác nghiệp trong thực tế, vì vậy không đáp ứng ngay được những đòi hỏi thường là rất cao của các cơ quan báo chí. Từ đó, dẫn đến những nghi ngờ về chất lượng đào tạo của các nhà trường như những ý kiến đã nêu ở trên.
Trong khi đó, đội ngũ giảng viên là các nhà báo ở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tuy rất giàu kinh nghiệm và thực tiễn làm báo, nhưng lại rất yếu (hoặc thậm chí là không nắm vững) lý thuyết. Do đó, khi giảng dạy họ thiên về việc truyền đạt kinh nghiệm cá nhân theo kiểu truyền nghề và yêu cầu người học phải có tác phẩm để góp ý, nhận xét, sửa chữa. Với đội ngũ này, người học được rèn luyện nhiều về kỹ năng nhưng do không được trang bị những tri thức lý luận cần thiết nên nhiều khi rất lúng túng nếu muốn cắt nghĩa, lý giải một cách rõ ràng về công việc hoặc về tác phẩm do chính họ làm ra. Điều này cũng còn là nguyên nhân dẫn đến những cuộc tranh luận gay gắt không có hồi kết (chẳng hạn như những tranh luận xung quanh các thể loại trong các kỳ liên hoan phát thanh, truyền hình ở địa phương, Trung ương và kể cả trong Giải báo chí toàn quốc).
3. Trên cơ sở nhận thức được những ưu thế và nhược điểm của cả hai phương thức nêu trên, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nhiều năm qua, nhiều giảng viên đã chủ động triển khai chương trình đào tạo theo một phương thức khác. Điểm nổi bật của phương thức này là vừa chú trọng lý thuyết, vừa tăng cường phần thực hành. Vẫn là trên cơ sở khung chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, các môn học được thiết kế với thời lượng thực hành tăng lên đáng kể. Trong các môn học về sáng tạo tác phẩm báo chí, tỷ lệ thông thường là: lý thuyết 50% và phần thực hành 50%. Với những môn học phải sử dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành - nhất là các môn học về sáng tạo tác phẩm báo chí của các chuyên ngành báo in, báo ảnh, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử và quay phim truyền hình, phần thực hành có thể được tăng lên đến 70, 80% trong tổng thời lượng của môn học.
Ưu điểm của phương thức này là phần thực hành được thể hiện không chỉ trong cả khóa học mà ngay trong từng học phần. Thậm chí, ngay cả trong hình thức đánh giá kết quả học phần (thi hết môn) cũng là bằng tác phẩm thực hành. Do đó, sinh viên được trang bị không chỉ về lý thuyết mà còn về những kỹ năng thực tiễn (dù chỉ là ở mức ban đầu) nên không quá bỡ ngỡ khi bước chân vào cơ quan báo chí.
Có thể lấy ví dụ với môn “Phóng sự phát thanh”. Môn học này hiện có tổng thời lượng là 60 tiết (4 đơn vị học trình). Trong đó, giảng viên chỉ dành từ 15 đến 20 tiết cho việc giảng lý thuyết và thảo luận trên lớp và 10 tiết (hai buổi) để mời các nhà báo phát thanh nổi tiếng, có nhiều kinh nghiệm đến báo cáo, trao đổi với sinh viên. Toàn bộ thời gian còn lại sẽ dành cho sinh viên đi làm tác phẩm thực hành với nhiều cấp độ khác nhau như: thực hành trên lớp (tập nhận xét tác phẩm; phát hiện đề tài, chọn góc độ; rút tít, viết sa-pô...); thực hành nài hiện trường (quan sát hiện trường; khai thác tư liệu; ghi âm tiếng động hiện trường và thực hiện phỏng vấn với các nhân chứng...); thực hành trong studio (thực hành phỏng vấn ;biên tập âm thanh trên máy tính; thể hiện lời dẫn; hoàn thiện tác phẩm với các khâu: đọc, chuyển trích âm thanh gốc, pha nhạc v.v.).
Theo cách tính hiện nay, cứ 2 buổi thực hành mới được tính bằng một buổi lý thuyết (5 tiết) thì với 30 tiết còn lại của môn học, sinh viên sẽ làm thực hành khoảng 12 buổi (thực hành trong phòng máy và nài hiện trường). Một trong những yêu cầu bắt buộc của phần thực hành là mỗi sinh viên phải tự mình làm ra được ít nhất một tác phẩm phóng sự phát thanh hoàn thiện (thu vào băng, đĩa) để giảng viên nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Riêng về cách đánh giá kết quả môn học (thi học phần), hầu hết các môn về thể loại của các chuyên ngành báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều sử dụng hình thức thi bằng tác phẩm thực hành kết hợp với lý thuyết. Trở lại với ví dụ về môn “Phóng sự phát thanh” nêu trên, bài thi học phần của mỗi sinh viên phải là một tác phẩm phóng sự hoàn thiện theo thời lượng quy định (từ 4 đến 6 phút) do sinh viên tự tay làm ra và đã được dàn dựng hoàn chỉnh và thu vào băng, đĩa. Cách chấm thi, cho điểm là: giảng viên nghe, đánh giá và cho điểm bài phóng sự; sau đó, sinh viên phải vận dụng kiến thức lý thuyết đã được học để trả lời những câu hỏi xung quanh tác phẩm thực hành này, cho biết tác phẩm có thể hiện đúng và đầy đủ các tiêu chí của một phóng sự phát thanh theo lý thuyết hay không? Những câu hỏi lý thuyết có thể là: Đây là dạng phóng sự gì? Mâu thuẫn, vấn đề đặt ra trong bài phóng sự là gì? Tính cụ thể, khái quát, tính nhân văn được thể hiện ở những yếu tố nào trong bài? Đặc trưng của phát thanh đã được vận dụng trong bài phóng sự này như thế nào? v.v.
Tương tự như vậy, sinh viên thi môn Tin thì phải viết tin, làm bản tin, thi phỏng vấn thì phải có tác phẩm phỏng vấn, thi môn Tọa đàm thì phải làm tọa đàm v.v. Nếu tác phẩm do các em làm ra được đăng tải trên báo chí thì sẽ được thêm điểm ưu tiên... Mặc dù đó chỉ là những bài tập, nhưng yêu cầu bắt buộc là không được bịa đặt. Các sự việc, sự kiện, nhân chứng, số liệu, chi tiết, dữ kiện, trong các bài thực hành phải hoàn toàn thật và do sinh viên trực tiếp khai thác trong đời sống thực tế.
Tất nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng: từ những bài thực hành trong nhà trường đến những công việc cụ thể ở một toà soạn báo nài xã hội là một khoảng cách rất lớn. Khác hẳn với văn chương, nghệ thuật, phẩm chất của một người làm nghề báo thường được ví như “gừng càng già càng cay”. Đã có không ít người làm thơ, viết văn, chơi nhạc, vẽ tranh... nổi tiếng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường - thậm chí là từ khi mới dăm bảy tuổi (như trường hợp của thi sỹ Trần Đăng Khoa). Không giống như vậy, từ trước đến nay chưa từng có sinh viên báo chí nào vừa mới ra trường mà đã nổi tiếng, đã trở thành một cây bút có thương hiệu. Sau khi đã được học những kiến thức cơ bản trong nhà trường, sinh viên báo chí còn phải tiếp tục học tập, rèn luyện nhiều năm ở tòa soạn và nhất là phải học trong thực tế cuộc sống để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp...
Tuy nhiên, phương thức giảng dạy và học tập như trên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã cho thấy một bước đi dài trong việc gắn lý thuyết với thực tiễn của đời sống báo chí. Chính do phải viết bài từ các tư liệu thực tế nên ngay trong quá trình học, sinh viên đã bước đầu tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để không quá bỡ ngỡ khi bước vào nghề báo thực thụ sau này. Và ở một mức độ nào đó, các em cũng đã thực sự thu được những thành quả tuy còn rất khiên tốn nhưng là hành trang quý báu chuẩn bị cho tương lai.
Trong nhiều năm qua, không thể kể hết những tác phẩm của sinh viên đang theo học các chuyên ngành Phát thanh, Truyền hình, Báo in, Báo ảnh, Báo mạng điện tử của Học viện Báo chí và Tuyên truyền do có chất lượng tốt nên đã được các cơ quan đài, báo Trung ương và các địa phương sử dụng. Điều đó đã tạo ra được sự tự tin cần thiết để họ sẵn sàng bước vào nghề báo sau khi nhận bằng tốt nghiệp.
Như vậy, có thể nói phương thức đào tạo báo chí ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã kết hợp được những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của hai phương thức đào tạo, bồi dưỡng báo chí nêu trên. Đó là việc tạo ra sự cân đối hợp lý giữa lý thuyết và thực hành.
Tất nhiên, quá trình thực hiện phương thức đào tạo như trên không phải không còn những vấn đề đặt ra, chẳng hạn như: không phải giảng viên báo chí nào cũng thực hiện tốt theo quy trình kể trên; Số lượng và chất lượng của hệ thống máy móc, thiết bị kỹ thuật (máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm, máy tính, bàn dựng tiếng, dựng hình, thiết bị làm ảnh...) cần phải được trang bị như thế nào để đảm bảo cho sinh viên thực hành có hiệu quả? Quy trình này cũng đặt ra vấn đề là: có nên xây dựng một đội ngũ giảng viên chuyên về hướng dẫn thực hành không? v.v.
Chính do việc được đào tạo theo phương thức kể trên, sinh viên các chuyên ngành báo chí ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có thể sáng tạo tác phẩm ngay từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Tác phẩm của các em thường xuyên được sử dụng trên các báo, đài từ trung ương đến địa phương; trên tờ Báo chí Trẻ (của Khoa Báo chí); trên trang tin điện tử songtre.vn (của Khoa Phát thanh – Truyền hình). Trong những năm qua, đã có hàng chục tác phẩm truyền hình của các sinh viên đã được phát sóng trong nhiều chương trình của các kênh VTV1, VTV6, Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài PT –TH trong cả nước...
Gần đây nhất , từ tháng 1/2010, chương trình phát thanh “Sóng Trẻ” có thời lượng 30 phút đã được phát sóng hàng tuần trên sóng FM 90MHz của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Đây là chương trình dành do thầy và trò chuyên ngành Phát thanh của Khoa Phát thanh - Truyền hình chịu trách nhiệm sản xuất theo Hợp đồng giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Chương trình phát thanh này được phát lúc 15h30 Chủ nhật hàng tuần (phát lại lúc 14h05 thứ Ba tuần kế tiếp), hướng tới đối tượng thính giả là sinh viên ở các trường đại học khu vực Hà Nội.
Đến thời điểm này, “Sóng Trẻ” đã được phát sóng 20 số liên tiếp với 20 chủ đề khác nhau, phản ánh mọi mặt về cuộc sống của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua 20 tuần đã phát sóng, chương trình đã nhận được sự quan tâm của đông đảo sinh viên ở các trường đại học và được lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đánh giá là có nhiều yếu tố mới, thể hiện đúng tính chất sinh viên trẻ trung và đáp ứng được những yêu cầu của một chương trình phát thanh hiện đại... (chúng ta có thể nghe lại chương trình phát thanh “Sóng Trẻ” ở cửa sổ audio ngay trên website này).
Rõ ràng là: nếu quá trình thực hành không được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả thì thầy và trò chuyên ngành Phát thanh ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền không thể sản xuất một chương trình phát thanh chuyên nghiệp như thế. Và trước khi tranh luận, nếu ai đó bình tâm một chút, chịu khó một chút để tìm hiểu, lắng nghe, cảm nhận thì chắc chắn chúng ta sẽ không phải phiền lòng, thậm chí là kinh ngạctrước những ý kiến thiếu cơ sở thực tiễn, thậm chí là nông nổi, hời hợt của những người thích lập ngôn, ưa dùng những “câu to, chữ nhớn” nhưng lại không biết thực tế đang diễn ra điều gì - những ý kiến theo kiểu “tóa lòa lọa” (chữ dùng của một nhà phê bình báo chí trong một bài viết đã đăng trên tạp chí thời gian gần đây).
Bác Hồ đã từng dạy những người làm báo cách “chống bệnh chủ quan, chống bệnh hẹp hòi, đồng thời cũng phải chống thói ba hoa” (1). Và trong năm điều của “liều thuốc chữa thói ba hoa” mà Bác đã nêu ra, xin được dẫn ở đây điều thứ 4 và thứ 5 là:
“4. Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết.
5. Trước khi nói, phải nghĩ cho chín. Phải sắp đặt cẩn thận. Phải nhớ câu tục ngữ: Chó ba quanh mới nằm. Người ba năm mới nói” (2).
Thật quả những lời dạy từ hơn 60 năm trước của Bác đến nay vẫn có ý nghĩa thực tiễn lớn lao đối với những người làm báo chúng ta.
Tháng 5/2010
PGS, TS Đức Dũng
Khoa Phát thanh - Truyền hình,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khoa Phát thanh - Truyền hình,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
---------------------------
Tài liệu tham khảo:
(1) Hồ Chí Minh về vấn đề báo chí (1995), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Bao chí và Tuyên truyền, tr.120.
(2) Sách trên, tr. 130.
Cùng chuyên mục
Bình luận