Du học sinh Việt và chuyện du học giữa thời kỳ dịch bệnh COVID-19: Nhiều kế hoạch dang dở 

(Sóng trẻ) - Giáo dục là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng lớn bởi những diễn biến phức tạp do đại dịch COVID-19 mang lại. Đặc biệt, việc du học trong thời điểm dịch bệnh này có rất nhiều điều khác biệt và nhiều lựa chọn khác nhau đã đặt ra trước mặt các du học sinh. Cùng trò chuyện với Minh Ngọc, một cựu du học sinh năm 3 tại Úc và hiện tại đang học tập tại trường đại học RMIT (TP Hồ Chí Minh, Việt Nam) và lắng nghe những bước ngoặt trên con đường học tập của bạn.

Chào Ngọc. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới việc đi du học của bạn như thế nào?

Mình về nước vào tháng 4 năm 2020 khi thành phố Melbourne nơi mình sống và học tập ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt mỗi ngày. Gia đình và nhất là mẹ mình không yên tâm khi mình sống một mình tại nước ngoài nên mình quyết định về Việt Nam tránh dịch và tiếp tục theo học tại Học viện William Angliss (trường mình bên Úc) bằng hình thức online. Tuy điều này giúp mình vẫn có thể theo kịp tiến trình học nhưng việc chênh lệch múi giờ nhiều khi khiến mình cảm thấy mệt mỏi. Tiết học bên Úc của mình bắt đầu lúc 9h sáng thì ở Việt Nam mới là 5h. Ngoài ra việc không thể thực hành trực tiếp là điều mình cảm thấy tiếc nuối. Sau đó mình đã quyết định bảo lưu 2 kỳ vì thấy hình thức online không thật sự hiệu quả với mình.

a-nh-1.png
Minh Ngọc (áo vàng) tham gia hoạt động ngoại khóa còn du học tại Úc - Ảnh: NVCC

 

Lý do nào khiến bạn quyết định ở lại và học đại học tại Việt Nam thay vì tiếp tục đi du học Úc?

Từ khi mình trở về Việt Nam đến đầu năm 2021, Melbourne không hề có một kế hoạch cụ thể nào để đón sinh viên quốc tế quay trở lại học tập mà vẫn tiếp tục học online. Một số bạn cùng lớp cũng là du học sinh Việt của mình có người tiếp tục học online và chờ đến ngày Úc mở cửa trở lại vì không muốn dở dang. Cũng có người đã quyết định chuyển trường về Việt Nam học tập. Trước vấn đề này, bản thân mình thấy việc bảo lưu không thể kéo dài và tình hình dịch vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp nên mình đã nói chuyện và bàn bạc với gia đình. Sau đó, mình quyết định chuyển hồ sơ về học RMIT tại Việt Nam. Mình coi đây là một cơ hội để thử sức mới. Bởi trong thời gian bảo lưu, mình đã tiếp xúc với nhiều lĩnh vực khác. Khi đó mình phát hiện bản thân có hứng thú đặc biệt với ngành truyền thông hơn là với ngành học cũ là Quản trị khách sạn. Vì vậy mình đã nhân cơ hội này để chuyển ngành luôn.

Bạn thấy sự khác biệt lớn nhất khi học tại Việt Nam và tại Úc là gì? Những ưu điểm và hạn chế về phương pháp giảng dạy của cả hai nơi?

Vì RMIT là một trường quốc tế của Úc luôn nên nói thật là mình không cảm thấy khác biệt quá nhiều. Từ việc sử dụng Tiếng Anh trong cả quá trình học cho đến chương trình học, mình đều thích nghi được khá là nhanh. 

Với cá nhân mình thì phương pháp giảng dạy ở cả hai nơi đều khá giống nhau, đều giúp sinh viên không gian để có thể phát triển tính sáng tạo và khả năng của bản thân. Về ưu điểm đầu tiên phải kể đến là trường luôn tạo rất nhiều cơ hội thực hành trong quá trình học. Bên cạnh việc học lý thuyết, trường sẽ đan xen các bài tập thực hành vào trong bài tập lớn cuối kỳ. Thậm chí đang học lý thuyết nhưng thầy cô cũng có thể dành ra 10 - 15’ để cả lớp thực hành luôn với nhau. Mình rất thích điều này vì mình có cơ hội được áp dụng trực tiếp những lý thuyết mình vừa học. Về mặt hạn chế, một vài môn do quá nặng về mặt lý thuyết nên giáo viên không thể giải thích kỹ càng được trong thời gian trên lớp nên sinh viên cần phải chủ động từ tìm tòi và hỏi giáo viên. Do đó, mình luôn phải ghi chép rất cẩn thận các bài giảng, kết hợp với tự nghiên cứu tài liệu từ trước và hỏi giáo viên ngay khi cần.

a-nh-2.png
Minh Ngọc trong một tiết học online tại RMIT trong thời gian TP Hồ Chí Minh còn giãn cách - Ảnh: NVCC

 

Cảm nhận của bạn như thế nào khi được trực tiếp đến trường học sau một khoảng thời gian phải học online?

Thời gian đầu khi mới chuyển về RMIT thì mình cũng vẫn phải tiếp tục hình thức học online một kỳ vì khi đó rơi đúng vào đợt bùng dịch lần thứ 4 tại Việt Nam. Đến cuối tháng 11 thì tình hình dịch tại thành phố cơ bản đã được kiểm soát nên mình đã được chuyển sang học offline tại trường. Cảm nhận đầu tiên của mình chính là rất vui, vì bản thân mình là một người khá hướng ngoại và năng động nên mình rất muốn được trực tiếp gặp gỡ thầy cô, bạn bè cũng như tham gia các hoạt động khác. Khi mình học online thì đã luôn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm từ các thầy cô. Và khi học offline thì cá nhân mình cảm nhận được thầy cô còn nhiệt tình và hướng dẫn tận tình hơn nữa. Bên cạnh đó cơ sở vật chất của trường cũng rất xịn và chất lượng, mình đã dành một ngày đi tham quan trước khi bắt đầu vào học kỳ mới tại trường.

Bạn hãy chia sẻ về những dự định trong tương lai của mình?

Mình vẫn có ý định du học tại Úc theo chương trình trao đổi của RMIT, có thể vào năm sau nếu tình hình dịch bệnh tại 2 nước ổn định hơn. Còn hiện tại, mình đang tập trung hết sức vào việc học và cố gắng để có được những kiến thức nền tảng vững chắc. Song song với đó là hoàn thành tốt các bài tập và lấy điểm cao, làm đẹp thêm cho bộ hồ sơ. Đồng thời, mình cũng học thêm tiếng Hàn. Một phần vì đó là sở thích cá nhân, một phần mình cũng hy vọng nó sẽ có ích cho công việc tương lai của mình. 

Cảm ơn Minh Ngọc. Chúc bạn thành công trên con đường học tập sắp tới.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN