Đức Thánh Trần sống mãi trong lòng người Việt

(Sóng Trẻ) - Chiều ngày 21/10, tại Cafe Nhà Sàn (phố Vĩnh Phúc - Hoàng Hoa Thám - Hà Nội) diễn ra tọa đàm mang tên “Đức Thánh Trần trong tâm thức văn hóa, tín ngưỡng người Việt”. Buổi tọa đàm là nơi các học giả khái quát kiến thức về Đức Thánh Trần đồng thời cũng là cầu nối giao lưu với khán giả làm rõ hơn những đặc trưng văn hóa nổi bật liên quan đến vị anh hùng, vị Thánh lẫy lừng này của dân tộc Việt Nam.

Với mong muốn tìm hiểu và đánh giá đúng vai trò, tầm vóc về giá trị hình tượng Đức Thánh Trần trong tín ngưỡng, tục thờ cúng của người Việt, Hội Quán Di Sản dưới sự bảo trợ của Circle Group phối hợp với nhiều tổ chức và cá nhân triển khai buổi tọa đàm Đức Thánh Trần trong tâm thức văn hóa, tín ngưỡng người Việt (Tiếp cận từ góc độ dân gian). Tham dự tọa đàm có sự tham gia của Nhà sử học Lê Văn Lan; nhà giáo nhân dân Vũ Thế Khôi; PGS, Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Bảo; Tiến sĩ Vũ Đức Cường và nhiều nhà nghiên cứu, học giả uy tín khác.

300536499_ht1.jpg
Không gian tọa đàm nhìn từ phía trên cao xuống

Nội dung chính của tọa đàm đã khái quát, giải đáp về nghi lễ, điện thờ, bàn thờ… về Đức Thánh Trần; trao đổi về những điều bị hiểu sai, hiểu lầm về tục thờ cúng Đức Thánh Trần; lắng nghe những chia sẻ từ khách mời từng tìm hiểu, nghiên cứu các nghi lễ về Đức Thánh Trần; đặt vấn đề về dự án ban thờ Thánh trong quan niệm tín ngưỡng của ngưởi Việt; ra mắt bản thảo xây dựng hình tượng Đức thánh Trần, Yết Kiêu, Dã Tượng và nhiều danh tướng, trí sĩ thời Trần khác.

300536499_ht2.jpg
Phục dựng bức tượng Trần Hưng Đạo với kích thước 13.6x8.5x38

Tại buổi tọa đàm, khán giả được nâng cao hiểu biết về một số kiến thức rất bổ ích. Nhà sử học Lê Văn Lan phân biệt những mốc thời gian khi sử dụng tên Trần Hưng Đạo, Hưng Đạo Vương, Hưng Đạo Đại Vương; đồng thời hướng dẫn những bạn đọc mê lịch sử đọc sách sử theo cách liên kết thời gian, sự kiện, nhân vật. Nhà giáo nhân dân Vũ Thế Khôi giải thích lý do vì sao Đền Ngọc Sơn lại có dấu tích thờ Quan Công và nêu lên thực trạng của một vài “hạt sạn văn hóa” đang tồn tại. Nài ra, đại diện ban quản lý khu di tích đền Kiếp Bạc chia sẻ hiểu biết về các loại ấn Hưng Đạo Vương thường dùng và cũng thẳng thắn nêu lên thực trạng hành xử thiếu văn minh của một số khách du lịch đến với khu di tích. 

Đức Thánh Trần vừa là vị thánh trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, lại vừa là vị anh hùng dân tộc trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Mở rộng kiến thức về Đức Thánh Trần, có thái độ tôn trọng và hành động gìn giữ bản sắc văn hóa - đó là cách các bạn trẻ ngày nay thể hiện lòng yêu nước.

Hồ Trang
Báo in K34A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN