Đừng biến cuộc thi sắc đẹp quốc tế thành “đấu trường chính trị”

(Sóng trẻ) - Những năm gần đây, dư luận quốc tế vẫn không ngừng xôn xao khi xuất hiện các ý kiến phản đối các cuộc thi sắc đẹp có dính líu đến yếu tố chính trị.

Có hay không yếu tố chính trị trong các cuộc thi sắc đẹp?

Miss World – Hoa hậu Thế giới được đánh giá là cuộc thi sắc đẹp lâu năm và uy tín nhất hành tinh. Tuy nhiên, những năm gần đây Miss World gặp rất nhiều những bê bối khiến cho người hâm mộ cuộc thi này không tránh khỏi lắc đầu. Và một trong những bê bối ấy có liên quan đến yếu tố chính trị.

Năm 2012, Trung Quốc “xung phong” đăng cai cuộc thi này lần thứ 7 và đây được xem là “tin vui” cho bà Julia Morley (chủ tịch Miss World). Gọi là “tin vui” là bởi trong khi nhiều nước từ chối đăng cai tổ chức cuộc thi vì điều kiện khó khăn… thì Trung Quốc lại hào hứng nhận lấy cơ hội này. Với tiềm năng kinh tế cũng như sức ảnh hưởng từ nhiều mặt trên tầm thế giới, Trung Quốc hoàn toàn có thể tổ chức và quảng bá cuộc thi một cách tốt đẹp nhất. Và đương nhiên, Ban tổ chức cũng rất hài lòng về điều này.

Câu chuyện sẽ rất êm đẹp nếu mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó. Nhưng không, việc Vu Văn Hà – Hoa hậu nước chủ nhà đăng quang ngôi vị cao nhất đã khiến cho đại bộ phận dư luận thế giới bất bình. Nói về nhan sắc, Vu Văn Hà hoàn toàn không nổi bật và thậm chí cô còn được dân mạng đặt cho danh hiệu “Hoa hậu Thế giới xấu nhất lịch sử”. Hơn thế, sự thể hiện của cô cũng không mấy nổi bật, nhất là câu trả lời ứng xử rất tẻ nhạt. Nếu năm 2007, Trương Tử Lâm đăng quang trên “sân nhà” được ủng hộ bao nhiêu thì tới năm 2012, Vu Văn Hà lại bị phản đối nhiều bấy nhiêu.

47f153453_hinh_1.jpg
Hoa hậu Thế giới 2012 Vu Văn Hà

Chiến thắng của Vu Văn Hà được cho là thiên vị và “nể” tầm vóc chính trị, kinh tế của nước chủ nhà một cách rõ rệt. Thậm chí, tin đồn Trung Quốc ra điều kiện phải đạt được danh hiệu hoa hậu khi nhận đăng cai cuộc thi đã khiến nhiều người bất bình. Sau cuộc thi có rất nhiều hoa hậu các nước phàn nàn về khâu tính điểm và tổ chức. Hoa hậu Thái Lan cho rằng nhiều thí sinh đã bị “cướp điểm” trắng trợn vì sự dàn xếp điểm số. Còn Á hậu Hoàng My – đại diện của Việt Nam đã lên tiếng rằng: “Trong suy nghĩ của tôi lúc ấy, Hoa hậu sẽ là người có vầng hào quang ngay khi cô ấy đứng, ngồi hay bất cứ làm việc gì, cô ấy có thần thái của Hoa hậu Thế Giới, và tất nhiên vầng hào quang ấy sẽ rực rỡ trong đêm chung kết. Nhưng đến hôm nay, tôi có một câu trả lời khác”.

Đối thủ số một của Miss World – Miss Universe (Hoa hậu Hoàn Vũ) cũng được đánh giá bị ảnh hưởng rõ nét về yếu tố chính trị. Hoa hậu Hoàn Vũ trong những năm gần đây đặc biệt khó khăn trong việc tìm quốc gia đăng cai. Chính vì vậy, năm 2010, 2012 và 2014, cuộc thi đã phải tổ chức tại Mỹ - nơi “khai sinh” ra nó.

47f153453_hinh_2.jpg
Hoa hậu Hoàn vũ 2012 Olivia Culpo

Năm 2012, việc Olivia Culpo – hoa hậu chủ nhà đăng quang khiến cho các diễn đàn sắc đẹp được phen xáo trộn. Culpo sở hữu gương mặt đẹp, song chiều cao 1m66 và kỹ năng trình diễn của cô không được đánh giá cao; trong khi tiêu chí chấm điểm cao nhất của thi lại nằm ở hai yếu tố này. Trong vòng 10 năm trở lại đây, các Hoa hậu Hoàn vũ đều có chiều cao trong khoảng 1m75-1m80, sở hữu vẻ đẹp sắc sảo và khả năng catwalk vô cùng tuyệt vời. Vì vậy, việc “người đẹp nhỏ bé” Olivia Culpo đoạt vương miện vượt nài sức tưởng tượng của nhiều người; đồng thời chiến thắng này được cho là chịu ảnh hưởng lớn từ hai yếu tố “chính trị” và “chủ nhà”. Theo như số đông ý kiến, Á hậu 1 – người đẹp Philippines mới hội tụ đủ các yếu tố để trở thành người đội vương miện.

Một điều mà ai theo dõi Hoa hậu Hoàn vũ cũng có thể nhận thấy rằng thí sinh của các quốc gia lớn có tiềm lực về kinh tế - chính trị thường có mặt trong top 16 chung cuộc. Một ví dụ rất điển hình là người đẹp Cận Diệp – đại diện Trung Quốc tại Hoa hậu Hoàn Vũ 2013. Ngay từ khi đoạt giải hoa hậu trong nước, cô này đã bị dân chúng quê nhà la ó, tẩy chay thậm tệ vì quá xấu và vóc dáng thô kệch. Tuy vậy, Cận Diệp vẫn ung dung lọt vào top 16 Hoa hậu Hoàn Vũ 2013 khiến cho chính người dân quê nhà còn phải bất ngờ.

47f153453_hinh_3.jpg
Cận Diệp của Trung Quốc và Trương Thị May của Việt Nam

Cũng tại Hoa hậu Hoàn vũ 2013, anh Hector Joaquin - stylist của cuộc thi tiết lộ, các thí sinh trong cuộc thi Miss Universe đã không hiểu vì sao Ban tổ chức lại trao giải Hoa hậu Thân thiện cho Cận Diệp, trong khi đại diện Việt Nam - Trương Thị May mới là người được các hoa hậu bỏ phiếu nhiều nhất. Không những vậy, giải thưởng này còn không được trao trong công khai trong đêm chung kết, mà lại “trao chui” khiến nhiều nghi vấn đặt ra. Phải chăng Trương Thị May đã rất thiệt thòi khi đến với đấu trường này dù sự thể hiện tốt của cô là điều không thể phủ nhận?

Đó chỉ là số ít ví dụ điển hình trong những vụ ồn ào giữa “sắc đẹp và chính trị”. Không chỉ riêng Hoa hậu Thế giới và Hoa hậu Hoàn Vũ, rất nhiều cuộc thi khác cũng gặp ồn ào tương tự.

Hãy để cái đẹp lên ngôi!

Công tâm mà nói, người đội vương miện hoa hậu phải là người sở hữu vẻ đẹp toàn diện và có sự thể hiện tốt nhất trong cuộc thi sắc đẹp. Khi ấy, chiến thắng của người hoa hậu mới thực sự thuyết phục được công chúng quốc tế.

e54591b87_hinh_4.jpg
Aishwarya Rai – “biểu tượng sắc đẹp vĩnh cửu”

Chúng ta đã có có một “Hoa hậu đẹp nhất mọi thời đại” Aishwarya Rai thật sự tuyệt vời (Miss World 1994). Aishwarya Rai tài năng, vô cùng xinh đẹp và có nhiều cống hiến cho từ thiện và nghệ thuật quốc tế. Một số cô gái đoạt được vương miện Hoa hậu Thế giới sau này cũng được đánh giá rất cao như Trương Tử Lâm (MW 2007), Ksenia Sukhinova (MW 2008), Ivian Sarcos (MW 2011), Rolene Strauss (MW 2014)…

Chúng ta cũng đã có một thế hệ hoa hậu Hoàn vũ mới tuyệt sắc và bản lĩnh như Zuleyka Rivera (Miss Universe 2006), Dayana Mendoza (MU 2008 đồng thời là một trong những Hoa hậu Hoàn vũ đẹp nhất mọi thời đại), Ximena Navarrete (MU 2010)...

Tất cả những cái tên ấy đều được quốc tế đánh giá cao và chính họ đã mang lại cho cuộc thi mà mình đăng quang uy tín và những vinh dự lớn lao không gì mua được. Những cuộc thi sắc đẹp cần tìm những hoa hậu như vậy, đẹp cả nội tâm và hình thức. Họ sẽ là những viên ngọc sáng nhất, đẹp nhất mà đời sau còn nhắc lại.

Chúng ta chưa đủ bằng chứng để kết luận rằng nhiều cuộc thi sắc đẹp hiện nay chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi yếu tố chính trị. Lý do là chúng ta không phải người trong cuộc nên mọi thứ chỉ dừng lại ở nghi vấn. Tuy nhiên, chúng ta không sai trong việc nêu lên chính kiến, quan điểm khi nhận thấy kết quả của các cuộc thi không hợp lý. Tiếng nói chung của số đông công chúng hâm mộ sắc đẹp toàn cầu sẽ mang lại sức thuyết phục cao.

Tất cả điều đó chỉ để gửi đi một thông điệp: “Hãy để cái đẹp thực sự lên ngôi!"

Đức Thịnh
Báo Mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN