Giáng sinh – sự hoà hợp về văn hoá lễ hội trong lòng người trẻ

(Sóng trẻ) - Giáng sinh giờ không còn là ngày lễ “độc tôn” với những người Công giáo mà còn là một cử chỉ văn hoá không còn xa lạ đối với người Việt Nam. Theo cách riêng của mình, giới trẻ đã cùng hòa nhịp và làm nên một ngày vui khó quên.

Mầu nhiệm giáng sinh

picture1.png
Bạn trẻ Nguyễn Diệp Linh rất háo hức đón chờ ngày lễ Giáng sinh năm nay

“Mọi người có thể gọi đạo Công giáo với tên gọi khác là “đạo yêu thương” bởi trước dịp lễ giáng sinh, chúng mình không hoat động thiện nguyện với những người công giáo, chúng mình còn tìm tới những hoàn cảnh người lương dân khó khăn để tới thăm hỏi, động viên, giúp đỡ. Nó vừa thể hiện dc sự sẻ chia yêu thương vừa ra đi loan báo tin mừng của Chúa tới mọi người”, Nguyễn Diệp Linh, bạn trẻ 20 tuổi đến từ Sơn La cho biết.

Đã từ rất lâu rồi, tại Việt Nam, lễ Giáng sinh hàng năm, không còn là ngày lễ tôn giáo riêng biệt của những người theo đạo nữa. Noel đã trở thành một dịp, một mùa lễ hội vào cuối năm để mọi người thân trong gia đình, bạn bè có thể quây quần bên nhau trong không khí se lạnh, cùng nhau mua sắm, vui chơi, chuyện trò hoặc đến các giáo đường, các “hang đá“ để chụp ảnh lưu niệm, cầu nguyện những điều hạnh phúc bình an cho bản thân và cho mọi người.

2.png
Những hoạt động thiện ngyện luôn được các bạn trẻ giáo sứ Sơn La tổ chức nhằm chia sẻ niềm yêu thương, phước lành của chúa tới mọi người

Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường, song không khí đón Giáng sinh vẫn lan tỏa khắp các xứ, họ đạo khắp nơi trên cả nước. Đặc biệt đối với những người theo đạo: “Lễ giáng sinh chắc chắn là ngày mà mình mong chờ nhất trong năm. Ngày mà đấng cứu thế ra đời. Niềm vui và hạnh phúc cho tất cả những người Công giáo như chúng mình. Ngoài ra, ngày Noel cũng mang đến thông điệp hòa bình “Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế”. Đây cũng là ngày người ta dành sự cảm thông và sẻ chia chân thành với những ai bị bỏ rơi, bị cô đơn, bệnh tật, già yếu…”, bạn Linh chia sẻ.

7.png
Đối với Vân Anh, Giáng sinh là một ngày lễ gia đình, là thời gian mọi người quây quần và trao cho nhau những lời yêu thương

Hằng năm, vào khoảng 1 tháng trước lễ Giáng sinh, Linh cùng các bạn trẻ Giáo xứ Sơn La tất bật chuẩn bị những phần quà để gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố. “Các bạn trẻ Công giáo sẽ cùng đi thu gom ve chai phế liệu và dùng quỹ đó để chuẩn bị quà tặng.  Đó chính là sự chia sẻ niềm yêu thương, phước lành của chúa muốn gửi tới mọi người. Cầu chúc một mùa giáng sinh an lành và hạnh phúc", bạn Vân Anh (Sơn La) cho biết.

Lễ hội không chỉ của đồng báo Công giáo

Lễ Giáng sinh nguyên là ngày lễ của những người theo Ki tô giáo như đạo Thiên chúa, đạo Tin lành… Thế nhưng, với đa số người Việt Nam, chào đón đêm Giáng sinh đã trở thành một nét văn hoá lễ hội, một sự hoà nhập và tận hưởng một tập tục đẹp. Trẻ em háo hức chờ quà của ông già Noel, người lớn tặng quà cho nhau và chúc nhau những lời tốt đẹp, những gia đình và bạn bè quây quần bên nhau ở nhà, ở quán ăn hoặc quán café… Không khí yêu thương, ấm cúng và bình an…

Cách đón Giáng sinh của người có đạo và người không theo đạo Thiên chúa, đạo Tin lành có thể khác nhau, nhưng cùng chung một điểm: Trao gửi cho nhau những yêu thương và cùng nhau hướng tới sự an lành, hạnh phúc.

9.png
Bạn trẻ Nguyễn Đức Huy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Những ngày đầu tháng 12, anh Nguyễn Đức Huy (24 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã bắt đầu mua cây thông về trang trí cho ngôi nhà nhỏ thêm phần không khí Giáng sinh: “Mình không phải người theo đạo, nhưng mỗi dịp lễ đặc biệt này mình đều tự tay lựa chọn và trang trí cây thông cũng như chuẩn bị quà cho bàn bè và người thân. Với mình, Giáng sinh là một ngày để trao gửi nhau yêu thương và hạnh phúc và như cột mốc đặc biệt để kỉ niệm sau một năm làm việc vất vả”.

Để chào đón sự kiện này, tất cả các nhà thờ đều trang hoàng lộng lẫy. Bất cứ ai cũng bị thu hút bởi sự uy nghi và tráng lệ từ những hang đá được dựng khá công phu, tỉ mỉ đặt trong và ngoài các nhà thờ. Đó cũng là lý do thu hút nhiều người đến đây chụp hình, tham quan vào đêm Giáng sinh. “Lúc trước, nghe mọi người nói Giáng sinh ở nhà thờ vui lắm, tôi rất muốn đi nhưng vì là người ngoại đạo nên không dám đến. Rồi được cô bạn thân là người có đạo rủ đi lễ Giáng sinh, tôi rất hào hứng. Lần đó, tôi được bạn dẫn vào và tham gia lễ tại nhà thờ. Từ đó, những mùa Giáng sinh sau, tôi đều có mặt tại đây” – Đặng Minh Ngọc (20 tuổi, Sơn La) chia sẻ.

Đêm Giáng sinh với những bản nhạc đã vang lên, người ta nắm tay nhau cùng cầu mong hạnh phúc. Lễ Noel đã thực sự trở thành một phần của sinh hoạt văn hoá và tín ngưỡng của mọi người Việt Nam, không phân biệt tôn giáo. Một mùa Lễ Giáng sinh ấm áp và an lành đã được đón mừng, chờ một năm mới đến, trong yêu thương.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN