Giao lưu trực tuyến: Thực hành nghề nghiệp của sinh viên tại các cơ quan báo chí

(Sóng trẻ) - 9h hôm nay (28/10) BBT Sóng trẻ tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Thực hành nghề nghiệp của sinh viên tại các cơ quan báo chí”. Chương trình có sự tham gia của TS. Nguyễn Quang Hòa - Nguyên Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô và anh Nguyễn Đình Đoàn Bổng - phóng viên báo Vietnamnet. 

Tiến sĩ, giảng viên Nguyễn Quang Hòa hiện đang là giảng viên khoa Báo chí- Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 
Thầy đã có hơn 20 năm kinh nghiệm là báo với nhiều tờ báo ở các vị trí khác nhau. Từ họa sĩ thiết kế báo, phóng viên chuyên viết về thể loại phóng sự, điều tra, Trưởng ban Thư ký Tòa soạn Báo Hà Nội mới, Tổng biên tập báo Tuôi trẻ Thủ đô.
  
Phóng viên Nguyễn Đình Đoàn Bổng là cựu sinh viên lớp Báo mạng điện tử K32 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Khi còn là sinh viên, anh đã làm từng CTV, phóng viên, BTV cho một số báo và trang tin điện tử trước khi trở thành phóng viên chính thức của báo Vietnamnet.  

Đồng hành cùng buổi giao lưu còn có Thạc sĩ Trần Phương Lan - Trưởng Ban Biên tập Trang tin tức Sóng Trẻ cùng đông đảo các bạn sinh viên trong Học viện. Cùng đông đảo các bạn sinh viên lớp Báo mạng điện tử K33 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 

dfc18abe4_lay_anh_dai_dien.jpg

Khách mời tham gia chương trình

9h, buổi giao lưu trực tuyến chính thức bắt đầu:

Nội dung chính của buổi giao lưu trực tuyến:

Thầy và anh đánh giá thực hành nghề của sinh viên tại các cơ quan báo chí hiện nay diễn ra như thế nào?
TS Nguyễn Quang Hòa: Sinh viên lên báo thực tập khá tích cực. bên cạnh đó, còn có một số sinh viên thực tập theo cách đối phó. Sau này, thầy giảng dạy, thấy tòa soạn thường nhận xét sinh viên khá tốt. đặc biệt là sinh viên báo chí.
PV Nguyễn Đình Đoàn Bổng: Về vấn đề thực tập, có nhiều bạn chọn vào học báo nhưng chưa thực sự đam mê theo nghề bởi vậy khi thực tập nhiều người mang tính đối phó. Các bạn còn nhiều lúng túng, chưa biết chọn cơ quan nào, chưa biết chọn mảng nào 

Theo TS. Nguyễn Quang Hòa, Phóng viên Đoàn Bổng, việc anh thực hành nghề nghiệp tại các cơ quan báo chí có vai trò như thế nào đối với sinh viên? 
TS Nguyễn Quang Hòa: Việc thực hành nghề nghiệp là bước đệm để sinh viên chính thức ra nghề và giúp sinh viên làm quen với tốc độ làm báo và đánh giá khả năng làm nghề. Nếu phóng viên thực tập tốt có thể được mời về làm nghề. 
PV Đoàn Bổng: Các bạn học mà không đi thực tâp ở báo thì ra nghề sẽ rất khó khăn. Việc thực tập sẽ giúp sinh viên quen với áp lực. Đầu tiên là giúp áp dụng lý thuyết học ở trường để bước đầu vào thực tiễn. Có một thực trạng hiện nay là hầu hết sinh viên khi ra trường rất khó khăn để hòa nhập. Bởi vậy, tốt nhất là gắn bó ở một cơ quan nào đấy để học tập kinh nghiệm, để luôn có tư duy vận động. Áp lực trong thực tập nghề nghiệp giúp cho mình có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là với ai thực sự có đam mê, với nghề báo thì điều này là cần thiết. Học viện Báo chí và Tuyên truyền có khá nhiều CLB, vừa học lại vừa chơi được. Khi bản thân mình thích thì sẽ sắp xếp mọi thứ có kế hoạch cụ thể và cân đối thời gian. Phải có sự lựa chọn giữa hoạt động văn nghệ hay viết báo chẳng hạn, đi chơi hay hay đi viết bài. Chọn những cái tốt nhất cho mình.

dfc18abe4_lay_anh_khach_moi_va_mc.jpg

Hai vị khách mời trả lời nhiệt tình câu hỏi của độc giả gửi về 

Việc thực tập nghiệp vụ là rất cần, nhưng thời gian học ở giảng đường cũng khá nhiều. Vậy làm sao để cân đối được thời gian ạ? (bạn Phạm Ngọc Anh có địa chỉ mail là [email protected]
TS Nguyễn Quang Hòa: Thực hành nghề nghiệp ở quan báo chí rất khác so với thực hành ở trường. Thứ nhất là thời lượng thực hành ở trường sẽ không được nghe nhận xét và rất lâu mới nhận được kết quả. Do vậy hiệu quả không cao, ra trường sinh viên sẽ quên hết. Do vậy, sinh viên phải tự rèn nghề bằng cách đi cộng tác và đọc báo thường xuyên. Từ đó, có thể tìm ra sự khác biệt giữa các đề tài và thể loại. Thực tập ở cơ quan báo thì sinh viên sẽ được gửi về một cơ quan chuyên đề và sẽ được về một ban cụ thể, thì phóng viên lại phải tích lũy kiến thức chuyên ngành, mà thời gian ngắn thì để có bài viết tốt về lĩnh vực đó cũng là một điều khó. Do vậy, sinh viên chỉ dừng ở việc viết một bài phản ánh đơn giản. Từ đây, tôi khuyên các bạn sinh viên phải tìm hiểu một lĩnh vực cụ thể ngay từ đầu để có thể viết bài một cách chuyên sâu.Hiện nay, có rất ít sinh viên làm được những điều này.

Có nhiều câu hỏi có chung một thắc mắc dành cho phóng viên Đoàn Bổng.Thưa anh Đoàn Bổng, công tác thực hành nghề ghiệp tại các cơ quan báo chí trước khi ra trường đã mang lại cho anh những bài học gì? 
PV Đoàn Bổng: Việc thực hành nghề nghiệp tạo cho mình một nơi để đăng sản phẩm, tạo áp lực trong nghề. Rất cần khi ra trường, khi mà làm báo thực sự, thâm nhập vào cuộc sống, nhờ những bài mình làm cho mình nhiều kinh nghiệp. Đặc biệt mình khá yêu thích những mảng điều tra mà thầy Hòa đã hướng dẫn trước. Có nhiều bài mình bị hủy, nhưng phải chấp nhận đừng cố đeo bám. Hơn thế, mình còn nhận thấy được vai trò của đa phương tiện trong báo chí hiện đại. Độc giả ngày nay có nhu cầu nhìn, nghe nhiều hơn. Và từ đó bản thân người làm báo cũng phải nâng cao khả năng của mình hơn để đáp ứng nhu cầu của tòa soạn cũng của bạn đọc.

dfc18abe4_doan_bong.jpg
Phóng viên Nguyễn Đình Đoàn Bổng 

Thưa thầy và anh, có những lý do nào kiến cho nhiều sinh viên ra trường không làm đúng ngành nghề được đào tạo? (Vũ Thị Yến - sinh viên năm 2 đại học Sư Phạm Hà Nội: [email protected]
TS Nguyễn Quang Hòa: Theo thầy, thứ nhất là sinh viên chưa thực hành tốt. Tòa soạn luôn cần những sinh viên nhanh nhẹn, viết tốt và nhiệt tình. Nhưng nhiều sinh viên không đáp ứng được yêu cầu này dẫn đến tòa soạn thừa những người làm việc kém. Nếu ra trường làm trái ngành thì do sinh viên học tập lớt phớt. Trong thời gian hành nghề, tôi luôn “mưu cầu” những đề tài khó, hay và ít người viết. Ngay từ khi là sinh viên tôi đã viết một bài phóng sự ba kỳ, đươc đăng trên báo Hà Nội Mới. Đó là một kỷ niệm đáng nhớ của tôi. 
PV Đoàn Bổng: Các bạn chọn vào đây vì mục đích gì. Việc vào học lấy cái bằng khác với mình thích học báo, muốn làm nghề. Thứ hai, là trong quá trình học, đôi khi nhiều bạn trẻ có những chi phối vì tình cảm, các mối quan hệ, không có môi trường phù hợp hay người dẫn dắt chu đáo khiến không theo được nghề. Không đam mê, không yêu thích với nghề thì dù có vào bất cứ cơ quan báo chí nào, thì cảm giác tù túng, không muốn làm nghề báo nữa. 

TS. Nguyễn Quang Hòa, khi với vai trò là một nhà báo, thầy đã hướng dẫn sinh viên thực hành nghề nghiệp tại các cơ quan báo chí ra sao và khi với vai trò là một nhà giáo, thầy đã hướng dẫn, định hướng sinh viên của mình thực hành nghề như thế nào, nó có giống nhau không? 
TS. Nguyễn Quang Hòa: Khi tôi còn là trưởng ban tòa soạn đã giúp nhiều người thành tài. Tôi đã nhìn ra những sinh viên có nhân tố tốt và kiên trì hướng dẫn sinh viên thành nghề.Có rất nhiều người không học báo nhưng được tôi hướng dẫn và trở thành một nhà báo tốt. Tôi khuyên các bạn sinh viên phải có sự say mê và kiên trì với nghề. Bên cạnh đó, ứng xử của sinh viên cũng là điều quan trọng. Phải có văn hóa ứng xử tốt, cần phải linh hoạt trong việc học nghề. Nếu không học hỏi được phóng viên này thì phải học hỏi từ phóng viên khác. Thầy luôn góp ý sửa chữa những điểm chưa đúng của sinh viên khi thực hành nghề nghiệp và khuyến khích những ưu điểm cuả sinh viên.

dfc18abe4_quang_hoa.jpg
  TS. Nguyễn Quang Hòa 

Anh Đoàn Bổng có thể cho biết những khó khăn mà sinh viên khi đi thực tập tại các cơ quan báo chí hay gặp phải là gì không ạ? 
PV Đoàn Bổng: Bản thân mình không gặp quá nhiều khó khăn bởi mình luôn có tâm thế chủ động. Đầu tiên, từ bước chào hỏi, làm quen, đề đạt nguyện vọng và mong muốn của bản thân. Có những người may mắn, như mình chẳng hạn, được làm với rất nhiều người trẻ nhiệt tình, chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm giúp mình rút ngắn được rất nhiều thời gian học từ chính những kinh nghiệm ấy. Làm thời sự phải luôn trong tâm thế sẵn sàng và chủ động. 

Theo hai vị khách mời, sinh viên phải chuẩn bị những gì để nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc và hoàn thành tốt công việc được giao tại cơ quan báo chí nơi mà mình kiến tập. ([email protected]
TS Quang Hòa: Vấn đề mấu chốt vẫn là sự say mê với nghề báo. Phải có người nhiệt tình học thì mới có người nhiệt tình giúp đỡ. Ví dụ viết xong không nộp ngay mà gửi lại rồi nhờ thầy hướng dẫn, sửa bài. Khi gặp sinh viên như vậy thầy sẽ rất nhiệt tình giúp đỡ lại. Trước khi thực hành một thể loại báo chí cần phải đọc những quyển sách về thể loại đó để hiểu rõ về thể loại ấy. Hay trước khi đi viết bài phải chuẩn bị công cụ, phương tiện tác nghiệp đầy đủ. Nhiều sinh viên hiện nay vẫn mắc những sai lầm cơ bản như chính tả viết hoa, lùi đầu dòng... nên các bạn cần phải chú ý đến cả nội dung và hình thức trình bày bài báo.
PV Đoàn Bổng: Mọi điều thầy Hòa vừa chia sẻ đã rất đầy đủ. Mình chỉ bổ sung thêm một yếu tố nữa đó chính là kỹ năng mềm. Yếu tố này quyết định rất nhiều cho các phóng viên. Tiếp theo là yếu tố thời gian cũng rất quan trọng, mình đã từng gặp rất nhiều chuyên gia, mỗi dịp như thế mình luôn đến trước 30 phút để chuẩn bị mọi thứ, chuẩn bị câu hỏi xem cần hỏi những gì và sắp xếp lại chúng… 

Dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá rằng sinh viên ấy đạt yêu cầu hoàn thành chỉ tiêu thực tập và được chấp nhận làm việc tại các cơ quan báo chí thưa thầy Quang Hòa?
TS Quang Hòa: Nài chỉ tiêu, Tòa soạn báo và nhà trường thường yêu cầu số lượng nhưng theo thầy chất lượng mới là quan trọng nhất. Nhà báo cần viết được nhiều thể loại. 
PV Đoàn Bổng: Như trước đây mình thực tập, 100% sản phẩm của mình đều là đa phương tiện hết, mình đi rất nhiều nơi, qua thực tập được học tập và thực hành được nhiều. Khi ra trường đã được nhận làm và chào đón rất nhiệt tình. Vietnamnet tạo cơ hội được đăng những điều mình muốn, hiện thực hóa những ý tưởng, ước mơ của mình. 

Câu hỏi dành cho phóng viên Đoàn Bổng, trước đây anh thực tập ở cơ quan báo chí nào? Tại sao anh lại chọn cơ quan báo chí đó làm nơi để thực tập? (Bùi Ngân- Lục Ngạn- Bắc Giang)
PV Đoàn Bổng: Mình lựa chọn Sóng trẻ là nơi đầu tiên đăng những tác phẩm với đề tài gần gũi, bình thường. Và đôi khi thì nghĩ lại khác với làm, nghĩ chỉ hoàn thành bài này trong 1 buổi là xong nhưng thực tế khi làm lại tốn nhiều thời gian hơn. Khi ra trường đã được nhận làm và chào đón rất nhiệt tình. Vietnamnet tạo cơ hội được đăng những điều mình muốn, hiện thực hóa những ý tưởng, ước mơ của mình. 

Là người chuyên viết các thể loại phóng sự, điều tra, thầy có thể kể những kỹ năng nghiệp vụ báo chí mà bắt buộc một sinh viên, phóng viên cần phải có là gì?
TS Quang Hòa: Cái quan trọng nhất đó là kỹ năng giao tiếp vì nhiều khi đi viết gặp nhiều đối tượng phức tạp già dặn có trí tuệ có thẻ ví như thỏ non đứng trước chó sói nên bắt buộc sinh viên phải trau dồi kỹ năng và phải tự tin để có thể lấy tài liệu.
 PV Đoàn Bổng: Trong quá trình học, chủ yếu là sinh viên tự vận động, không chần chừ, không chờ đợi, mình phải làm thì mới biết được mình đang ở vị trí nào.


Một đoạn nội dung của giao lưu trực tuyến 

Thưa hai vị khách mời, làm được nghề đã khó, được làm nghề lâu dài càng khó hơn, vậy theo thầy và anh, sinh viên mới ra trường cũng như phóng viên mới đi làm phải làm như thế nào để gắn bó được với nghề lâu dài? (Mai Linh- Báo mạng điện tử K33-Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
TS Quang Hòa: Theo tôi thì sinh viên cần phải yêu và đam mề với nghề báo mới gắn bó được lâu dài. Khi mình viết một bài báo mà nhận được sự hưởng ứng , mang lại hiệu quả xã hội cao sẽ thấy rất hạnh phúc và như được tiếp thêm động lực. Từ đó, giúp ta thêm say nghề, yêu nghề hơn. 
PV Đoàn Bổng: Nghề này có một giai đoạn nào đấy chắc chắn sẽ thấy rất nhàm chán, có nhiều thứ lặp đi lặp lại. Nhưng vì mình luôn nghĩ không được bằng lòng vì những gì mình đang có, ngày hôm nay phải hơn ngày hôm qua và ngày mai lại phải hơn ngày hôm nay, luôn nỗ lực để cố gắng hơn trong cuộc sống. Mới ra trường nhiều lúc mình cảm thấy rất khó khăn, vừa về nghề nghiệp và các mối quan hệ khác như gia đình, bạn bè… Cần phải có động lực, khi có động lực mọi thứ đều sẽ vượt qua được. 

TS Nguyễn Quang Hòa đánh giá như thế nào về việc lựa chọn cơ quan báo chí làm nơi thực hành nghề nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kiến tập và tác phong nghề nghiệp? ([email protected]
TS Quang Hòa: Theo tôi lựa chọn tờ báo làm việc chuyên nghiệp sẽ tốt hơn rất nhiều so với tờ báo không chuyên nghiệp. Tác phong chuyên nghiệp từ họp hành, giao ban sẽ giúp phóng viên hoàn thành bài chỉn chu hơn. Còn những tờ báo chưa tốt do lãnh đạo không chuyên sâu nghề., phóng viên tự túc viết bài dẫn đến bài viết không chuyên sâu. Do vậy, khi về tờ không chuyên nghiệp sinh viên sẽ bị ngộ nhận về khả năng của mình, dẫn đến sinh viên không thể tiến bộ, hình thành tác phong không chuyên nghiệp. 

Anh Đoàn Bổng thân mến, khi còn là sinh viên năm 2, năm 3, anh đã có cơ hội làm CTV, phóng viên và BTV cho một số báo cũng như trang tin điện tử. Vậy anh đã học tập và làm việc như thế nào để đạt được kết quả ấy, anh có thể chia sẻ cho em cũng như các bạn ngồi đây cũng như đang theo dõi qua trang tin Sóng trẻ biết được không ạ? (câu hỏi của bạn Hoàng Bảo Lâm tại buổi giao lưu)

dfc18abe4_lay_anh_khan_gia_tra_loi.jpg
Hoàng Bảo Lâm - Sinh viên Báo mạng điện tử K33 

PV Đoàn Bổng: Mình lựa chọn Sóng trẻ là nơi đầu tiên đăng những tác phẩm với đề tài gần gũi, bình thường. Và đôi khi thì nghĩ lại khác với làm, nghĩ chỉ hoàn thành bài này trong 1 buổi là xong nhưng thực tế khi làm lại tốn nhiều thời gian hơn. Chọn cơ quan thì phải nghĩ đầu tiên vào sẽ chọn làm những gì, như từ tin trước rồi đến những vấn đề đời sống, dân sinh rồi dần dần đẩy lên làm điều tra chẳng hạn. Nhiều khi bị chê rất nhiều và cảm thấy vô cùng hụt hẫng, tốn nhiều công sức, mồ hôi, mệt mỏi và cố gắng hết sức mà vẫn bị chê. Nhưng mình luôn quan niệm cầu thị, luôn lắng nghe, tự vận động, đổi mới và học hỏi. 

Thưa hai vị khách mời, thực hành nghề nghiệp của sinh viên tại các cơ quan báo chí đã mang đến những cơ hội nghề nghiệp nào cho sinh viên khi ra trường? (Phạm Danh Hùng- truyền hình K33 A1- Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
TS Quang Hòa: Theo tôi nếu trong khi thực tập, sinh viên có thái độ tốt, kỷ luật lao động tốt , tính thập thể cao thì nguy cơ được ở lại tòa soạn sẽ lớn. Nhận người làm báo thường qua 3 tháng thử việc, nhìn nhận vào thực lực và quan hệ với đồng nghiệp tốt. 
PV Đoàn Bổng: Với một sinh viên mới ra trường, luôn luôn trong đầu phải có đề tài, dù không hay hay bị loại nhưng đề xuất để người ta biết mình luôn vận động, luôn suy nghĩ. Hai bên tạo cảm hứng cho nhau rất quan trọng.

Thưa TS Nguyễn Quang Hòa, trong hơn 20 năm làm nghề, có điều gì làm thầy trăn trở? Và thầy có thể kể một kỷ niệm mà thầy nhớ nhất trong quá trình làm báo của mình với các độc giả của sóng trẻ được không ạ? (Hồng Nhung- BBT Trang tin Sóng Trẻ) 
TS Quang Hòa: Một kỷ niệm thầy nhớ nhất trong suốt những năm làm báo: Môt lần báo nông nghiệp có một phóng viên viết về tình hình sâu bệnh bị ốm, thầy xin đi viết thay. Trước khi về đó viết thư ký tòa soạn có đưa trước câu hỏi cho thầy và đòi hỏi thày viết trong ngày Thầy nghe không hiểu lắm, về đến tòa soạn thì thư ký tòa soạn nhận ra thây không viết nổi. Rồi ghé vào tai thầy: " Sau cậu không có kiến thức về lĩnh vực nào thi đừng nhận viết về lĩnh vực đó". Đây là kỷ niệm đầu tiên trong nghề của tôi. 

Anh Đoàn Bổng ơi, khi anh mới vào làm tại báo vietnamnet, anh có gặp những khó khăn, trở ngại nào không? Lúc ấy anh đã khắc phục bằng cách nào? (Thu Trang: [email protected])
PV Đoàn Bổng: Thời gian đầu vào Vietnamnet khó khăn là việc hòa nhập. Mỗi cơ quan báo chí khác nhau lại có một định hướng khác nhau, mình phải đọc rất nhiều, nghiên cứu các chuyên mục. Hồi đầu, có nhiều đề tài thời sự mình lại viết cho giáo dục chẳng hạn..mình bị hủy hầu hết và không đạt yêu cầu. Phải mất 3 tháng để mình nắm bắt vào theo được, đề tài đề xuất đều được duyệt. Nhiều khi các bạn có nhiều lựa chọn giữa nhiều cơ quan khác nhau, bạn phải tìm hiểu kỹ để lựa chọn được phù hợp. 

Trong quá trình giảng dậy, thầy đã vận dụng những phương thức nào để sinh viên khi đi thực hành nghề nghiệp được tốt nhất? (Vũ Thu Hiền- báo mạng điện tử K33- Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
TS.Quang Hòa: Trong quá trình giảng dạy thầy vận dụng phương pháp để giúp sv thực hành nghề nghiệp: thầy truyền lửa để sinh viên nhiêt tình với nghề và những bí quyết hành nghề đươc đúc rút ra trong nhiều năm làm nghề. Ví dụ việc viết nhật ký hàng ngày giúp sinh viên cách diễn đạt. Thầy liên hệ với việc đánh bóng bàn để cho thấy làm việc gì cũng cần có bí quyết. Hiện tại, thầy đang hoàn thành cuốn sách : "Nghề báo - những bí quyết để vượt qua ngưỡng trung bình" với hi vọng sẽ giúp được sinh viên viết tốt. 

Câu hỏi cuối cùng để kết thúc buổi diễn đàn ngày hôm nay, thì hai vị khách mời của chúng ta có những lời khuyên nào dành cho các bạn sinh viên khi đi thực tập tại các cơ quan báo chí cũng như những định hướng nghề nghiệp trong tương lai? (câu hỏi của MC dành cho hai vị khách mời). 
TS.Quang Hòa: Tôi khuyên cho sinh viên sắp thực hành nghề nghiệp: Say nghề giúp sinh viên tự tìm được đường đi. Những người say nghề sẽ tự tìm đến nhau và giúp nhau hoàn thành tốt công việc.Trong quá trình học tập cố gắng làm quen và kết thân với những nhà báo viết tốt. Sau đó ta nên tìm hiểu về các chuyên mục rồi viết bài cho những chuyên mục đó và gửi về cho người quen. Như vậy, sẽ đem lại kết quả tốt hơn. 
PV Đoàn Bổng: Phải yêu nghề là trước hết. Và tiếp nữa là tạo dựng các mối quan hệ trong nghề. Đặc biệt là các thầy cô trong trường đã truyền cho mình rất nhiều cảm hứng. Không khẳng định được gì trong tương lai nhưng cứ sống hôm nay và làm hết mình việc yêu thích. 

10h45: Chương trình giao lưu trực tuyến “Thực hành nghề nghiệp của sinh viên tại các cơ quan báo chí” kết thúc thành công. 

Kính thưa quý vị và các bạn, sau một thời gian trao đổi cởi mở và thẳng thắn với 2 vị khách mời TS, giảng viên Nguyễn Quang Hòa và phóng viênNguyễn Đình Đoàn Bổng về các vấn đề vai trò của thực hành nghề nghiệp, những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi đi thực hành tại các cơ quan báo chí, cơ hội nghề nghiệp và những bài học kinh nghiệm cần rút ra trong quá trình thực hành nghề nghiệp tại các cơ quan báo chí, chắc hẳn chúng ta đã phần nào trang bị cho bản thân những kiến thức trong thực tiễn tác nghiệp sau này. 

Buổi giao lưu trực tuyến đã nhận được gần 80 câu hỏi từ quý vị độc giả. Tuy nhiên, vì thời lượng chương trình có hạn nên chúng tôi sẽ gửi các câu hỏi chưa được giải đấp đến hai vị khách mời. 

Thay mặt cho BBT trang tin điện tử Sóng trẻ, xin cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của 2 vị khách mời ngày hôm nay, Xin cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa PT-TH đã tạo những điều kiện tốt nhất để chương trình diễn ra tốt đẹp, cảm ơn TS, Trần Phương Lan- giảng viên bộ môn Tổ chức diễn đàn cho báo mạng điện tử trong thời gian qua đã luôn quan tâm đồng hành, tư Vvấn cho BBT thực hiện buổi giao lưu trực tuyến này. Đặc biệt, xin cảm ơn sự tham gia của các quý vị khán giả có mặt ngày hôm nay cũng như các độc giả gần xa quan tâm theo dõi và gửi câu hỏi cho chương trình…

                                                                                                                                            BBT Sóng trẻ 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN