Gợi lại câu chuyện đổi mới tư duy từ đề văn THPTQG 2023

(Sóng trẻ) - Bên cạnh ý kiến khen ngợi đề văn có độ phân hóa cao, nhiều người hụt hẫng khi cho rằng đề thi đang gợi lại “quá khứ cũ xưa, ảm đạm”.

Cận cảnh đề thi Ngữ văn kỳ thi THPTQG 2023 sáng ngày 28/6.
Cận cảnh đề thi Ngữ văn kỳ thi THPTQG 2023 sáng ngày 28/6.

Ngay khi được công bố, một bộ phận cư dân mạng tỏ ra thất vọng vì đề văn thiếu tính đổi mới, sáng tạo khi so sánh với đề cao khảo các nước bạn như Trung Quốc (bàn về vấn nạn “nô lệ thời gian”, “thổi tắt đèn của người khác không làm bạn sáng hơn, cản đường người khác không làm bạn tiến xa hơn”) hay của Pháp (bàn luận về khái niệm tự do).

“Không đồng điệu với thời đại”

Sáng 28/6, Tiến sĩ Toán học Nguyễn Ngọc Chu đưa trăn trở của mình lên trang cá nhân: Bao giờ có cuộc cách mạng đề thi văn?. “Không bàn về truyện ngắn ‘Vợ nhặt’ của nhà văn Kim Lân. Nhưng nội dung của chủ đề nghị luận chính lại nói về ‘đóng thuế’ ‘phá kho thóc’… những chuyện của một quá khứ cũ xưa, ảm đạm”, ông khó hiểu.

TS. Nguyễn Ngọc Chu cho rằng đoạn trích nghị luận văn học không nên là chủ đề bàn luận cho một triệu thanh niên 18 tuổi đang háo hức bước vào đời để cạnh tranh toàn cầu, trong một thế giới phát triển với những phát minh công nghệ khổng lồ. Ông còn khẳng định, một khi đề thi đủ nhân văn, thôi thúc khát khao, đáp ứng hoài bão tuổi trẻ thì không lo hiện tượng lộ đề xảy ra.

Bên dưới bài đăng, nhiều người đồng tình với quan điểm của ông Ngọc Chu, trong đó có Giáo sư Trần Đình Sử. (Ảnh chụp màn hình)
Bên dưới bài đăng, nhiều người đồng tình với quan điểm của ông Ngọc Chu, trong đó có Giáo sư Trần Đình Sử. (Ảnh chụp màn hình)

Tán thành với bình luận trên, Giáo sư lý luận văn học Trần Đình Sử nhận định: “Đề thi tốt nghiệp phổ thông môn văn năm nay gây nên những phản ứng tiêu cực là có lý do. Về mặt sư phạm không có gì sai, về cấu trúc đề cũng vậy. Nhưng tinh thần của đề là hỏng”. 

Trên bài đăng cá nhân đề cập cái bế tắc của nền giáo dục Việt Nam, giáo sư cho biết đề văn “hỏng” vì thiếu ý thức về giá trị tinh thần hiện đại. Thí sinh làm tốt cả bài nghĩa là chỉ thành công trong tiếp thu tri thức ở mặt dạy chữ, còn dạy người thì rất cũ.

“Điều này liên quan đến triết lý giáo dục. Mục đích của giáo dục phổ thông là đào tạo những công dân hiện đại tham gia vào cuộc sống hiện đại. Chương trình, đề thi phải đối diện với các vấn đề của xã hội hiện đại. Ôn nghèo nhớ khổ, ôn lại thành tựu đã qua như chống Pháp, chống Mỹ đều không chỉ đã rất cũ kĩ, mà còn khiến các công dân mới quay lưng với các vấn đề của thời đại của mình”, Giáo sư bổ sung.

Nhiều cư dân mạng đồng tình rằng giáo dục Việt Nam, đặc biệt trong môn Ngữ văn nên đổi mới, bám sát thực tiễn hơn là kể câu chuyện “phá kho thóc”. (Ảnh chụp màn hình)
Nhiều cư dân mạng đồng tình rằng giáo dục Việt Nam, đặc biệt trong môn Ngữ văn nên đổi mới, bám sát thực tiễn hơn là kể lại câu chuyện “phá kho thóc”. (Ảnh chụp màn hình)

Tuy nhiên, cũng dưới bài đăng của GS. Trần Đình Sử, người dùng mạng xã hội có tên T.V.H thể hiện góc nhìn hài hước về viễn cảnh nền văn học nước nhà đổi mới hoàn toàn, khi đó đề thi văn yêu cầu: “Anh/chị hãy viết về nhân vật Mị trong tác phẩm 'Vợ chồng A Phủ' của nhà văn Tô Hoài trong cuộc sống đời thường hôm nay!”.

Và thế là một học sinh (trong tưởng tượng) viết về cô Mị với những hành động đời thường: “ngồi bệt xuống đất, tay quơ cái nón rách quạt liên hồi để xua đi cái nóng mùa hè ngột ngạt ở Thủ đô”, nàng tự hỏi cần cách mạng một lần nữa hay không khi cuộc sống với A Phủ vỡ nợ vì dịch tả lợn Châu Phi. Còn A Sử trở thành chủ hiệu cầm đồ trên khu phố sầm uất, có thêm chức năng cho vay với những người không có tài sản thế chấp như nàng…

Chưa thật đặc sắc, tiêu biểu

Không nhìn nhận đề văn ở góc độ trên, Tiến sĩ Văn học Trịnh Thu Tuyết (cựu giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội) nhận định câu đọc hiểu và nghị luận xã hội nêu vấn đề thiết thực trong cuộc sống, đặc biệt là tuổi trẻ giàu khát khao nhưng còn mỏng về kinh nghiệm, kỹ năng sống và kiểm soát cảm xúc.

Mặt khác, cô Tuyết tâm sự: “Tôi hơi tiếc nuối khi ngữ liệu được chọn để nghị luận không phải đoạn văn hay nhất, tiêu biểu nhất cho tài hoa của nhà văn Kim Lân trong trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và khắc họa chân dung nhân cách, thân phận. Đoạn trích chưa thực sự xứng tầm với một tác phẩm được coi là kiệt tác của Kim Lân”.

Rời ghế nhà trường gần 30 năm, ông B.Đ.N, một người dùng Youtube chia sẻ: “Thật hài hước khi nhìn thấy thế hệ con cháu vẫn còn ‘Vợ Nhặt’, ‘Vợ chồng A Phủ’ như mình cách đây hàng chục năm. Ngay trước ngày thi, các học trò thi nhau cầu nguyện mong ra đề ‘Người lái đò sông Đà’ khiến mình nghĩ chẳng lẽ ngân hàng đề thi nước mình cạn kiệt rồi sao?”.

Ông N. giờ chỉ trông mong đề thi thực sự được đổi mới nhằm tăng tính sáng tạo trong tư duy của học trò và giáo viên, lấy chất liệu đời thực để sĩ tử phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ như đề bài của các nước bạn.

Bên cạnh ý kiến trái chiều, vẫn còn nhiều lời khen có cánh dành cho đề văn năm nay. Trên nền tảng Facebook, người dùng N.M.H nhận xét đề thi “rất đời”, dễ liên hệ bản thân chứ không xa vời như các năm trước. Đồng thời, ngữ liệu ở câu nghị luận 5 điểm diễn tả hiện thực trần trụi nhưng không đem lại cảm giác bi lụy mà ánh niềm lạc quan về tương lai, bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam.

Cư dân mạng thể hiện niềm yêu thích với đề văn năm nay. (Ảnh chụp màn hình)
Cư dân mạng thể hiện niềm yêu thích với đề văn năm nay. (Ảnh chụp màn hình)
Theo ghi nhận của PV, nhiều thí sinh cho biết đề bài gần với thực tế và gợi nhiều cảm hứng cho các em viết văn. (Ảnh: Hữu Thực)
Theo ghi nhận của PV, nhiều thí sinh cho biết đề bài gần với thực tế và gợi nhiều cảm hứng cho các em viết văn. (Ảnh: Hữu Thực)

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết quan điểm của Bộ GD&ĐT và Hội nghị thống nhất giữ nguyên mô hình, cách thức tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, 2024 để phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối cùng và tránh gây xáo trộn, áp lực cho thí sinh.

Đồng thời, kỳ thi tiếp tục phát huy và hoàn thiện yếu tố ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số. Bộ cũng sẽ rà soát, xem xét nếu cần thiết sẽ ban hành Quy chế thi mới nhằm rút kinh nghiệm và khắc phục một số điểm chưa thuận tiện.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN