Hà Nội: Lần đầu tiên tổ chức lễ hội trưng bày sản phẩm OCOP

(Sóng trẻ) - Tối 26/1, lễ khai mạc Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền Xuân Giáp Thìn 2024 đã diễn ra tại Không gian văn hoá sáng tạo Tây Hồ (Phố đi bộ Trịnh Công Sơn), quận Tây Hồ, TP. Hà Nội. Lễ hội sẽ diễn ra trong 7 ngày từ ngày 26/1 đến ngày 1/2. 

Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền Xuân Giáp Thìn 2024 là một hoạt động “Kết nối tiềm năng - Gia tăng giá trị - Phát triển bền vững” được UBND TP Hà Nội và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức. (Ảnh: Hà Linh)
Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền Xuân Giáp Thìn 2024 là một hoạt động “Kết nối tiềm năng - Gia tăng giá trị - Phát triển bền vững” được UBND TP Hà Nội và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức. (Ảnh: Hà Linh)
Phát biểu tại buổi khai mạc, ông Nguyễn Xuân Đại - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: “Việc bảo tồn, duy trì nghề trồng hoa đào và quất cảnh là việc làm quan trọng, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hết sức quan tâm và xác định đây là nét đẹp văn hoá không thể thiếu đối với quận Tây Hồ”. (Ảnh: Hà Linh)
Phát biểu tại buổi khai mạc, ông Nguyễn Xuân Đại - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: “Việc bảo tồn, duy trì nghề trồng hoa đào và quất cảnh là việc làm quan trọng, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hết sức quan tâm và xác định đây là nét đẹp văn hoá không thể thiếu đối với quận Tây Hồ”. (Ảnh: Hà Linh)
Ông Nguyễn Xuân Cường (Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và bà Nguyễn Thị Tuyến (Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Thành ủy) trao giấy khen và kỉ niệm chương cho các cá nhân, tổ chức đạt giải trong Hội thi hoa đào - quất cảnh thành phố Hà Nội năm 2024. (Ảnh: Hà Linh)
Ông Nguyễn Xuân Cường (Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và bà Nguyễn Thị Tuyến (Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Thành ủy) trao giấy khen và kỉ niệm chương cho các cá nhân, tổ chức đạt giải trong Hội thi hoa đào - quất cảnh thành phố Hà Nội năm 2024. (Ảnh: Hà Linh)
Lễ hội quy tụ hơn 100 gian hàng truyền thống, góp phần quảng bá sản phẩm của từng địa phương, các làng nghề truyền thống và những nét đặc sắc văn hoá của từng vùng miền đến người dân và du khách. (Ảnh: Hà Linh)
Lễ hội quy tụ hơn 100 gian hàng truyền thống, góp phần quảng bá sản phẩm của từng địa phương, các làng nghề truyền thống và những nét đặc sắc văn hoá của từng vùng miền đến người dân và du khách. (Ảnh: Hà Linh)
Tại lễ hội, du khách có cơ hội tham quan và trải nghiệm nhiều không gian văn hoá gắn liền với Tết Cổ truyền đến từ các làng nghề truyền thống như: Nghề làm nón làng Chuông, nghề gốm Bát Tràng, trưng bày sản phẩm đồ thờ Sơn Đồng, làng nghề chuồn chuồn tre Thạch Xá... (Ảnh: Hà Linh)
Tại lễ hội, du khách có cơ hội tham quan và trải nghiệm nhiều không gian văn hoá gắn liền với Tết Cổ truyền đến từ các làng nghề truyền thống như: Nghề làm nón làng Chuông, nghề gốm Bát Tràng, trưng bày sản phẩm đồ thờ Sơn Đồng, làng nghề chuồn chuồn tre Thạch Xá... (Ảnh: Hà Linh)
Các đại biểu Đại sứ quán Italy tại Việt Nam và đại diện Trung tâm Nông Nghiệp - Nhiệt đới quốc tế tại Việt Nam trải nghiệm không gian văn hoá của làng nghề mỹ nghệ truyền thống xã Sơn Đồng. (Ảnh: Hà Linh)
Các đại biểu Đại sứ quán Italy tại Việt Nam và đại diện Trung tâm Nông nghiệp - Nhiệt đới quốc tế tại Việt Nam trải nghiệm không gian văn hoá của làng nghề mỹ nghệ truyền thống xã Sơn Đồng. (Ảnh: Hà Linh)
Du khách không chỉ có cơ hội tham quan mà còn được trải nghiệm làm thử các nghề truyền thống. Chị Thu Nga (Hà Nội) đang được chủ sạp giấy dó Phường Bưởi hướng dẫn các công đoạn làm giấy. Chị Nga cho biết: “Khi còn nhỏ tôi rất hay được mẹ mua cho giấy dó để vẽ và thật vui khi hôm nay tôi có cơ hội trực tiếp làm giấy”. (Ảnh: Hà Linh)
Du khách không chỉ có cơ hội tham quan mà còn được trải nghiệm làm thử các nghề truyền thống. Chị Thu Nga (Hà Nội) đang được chủ sạp giấy dó Phường Bưởi hướng dẫn các công đoạn làm giấy. Chị Nga cho biết: “Khi còn nhỏ tôi rất hay được mẹ mua cho giấy dó để vẽ và thật vui khi hôm nay tôi có cơ hội trực tiếp làm giấy”. (Ảnh: Hà Linh)
Không chỉ người lớn mà các em nhỏ cũng rất thích thú khi được nghệ nhân chỉ dạy cách làm gốm. Em Minh Quân (Hà Nội) chia sẻ: “Em rất vui và háo hức chờ bình khô, em sẽ để thành quả của mình ở một góc đẹp nhất trên bàn học”. (Ảnh: Hà Linh)
Không chỉ người lớn mà các em nhỏ cũng rất thích thú khi được nghệ nhân chỉ dạy cách làm gốm. Em Minh Quân (Hà Nội) chia sẻ: “Em rất vui và háo hức chờ bình khô, em sẽ để thành quả của mình ở một góc đẹp nhất trên bàn học”. (Ảnh: Hà Linh)
Các em nhỏ được chủ sạp tranh Kim Hoàng giải thích về các con vật và câu thơ đề trên bức tranh. (Ảnh: Hà Linh)
Các em nhỏ được chủ sạp tranh Kim Hoàng giải thích về các con vật và câu thơ đề trên bức tranh. (Ảnh: Hà Linh)
Theo quan niệm dân gian, nếu hoa thủy tiên nở đúng trước lễ cúng Giao thừa thì mọi sự tốt lành và may mắn sẽ đến trong năm mới. Hiện nay, quan niệm này dần bị mai một nhưng đến với lễ hội, du khách vẫn được hướng dẫn cách gọt, trồng hoa thuỷ tiên chơi Tết. Cô Tạ Thị Kim Oanh bộc bạch: “Tuỳ quan niệm mỗi vùng, có người tin và không tin nhưng chúng tôi vẫn mong muốn có nhiều người biết đến cách trồng hoa này để ít nhất là mỗi gia đình có thêm một loại hoa tô điểm cho năm mới”. (Ảnh: Hà Linh)
Theo quan niệm dân gian, nếu hoa thủy tiên nở đúng trước lễ cúng Giao thừa thì mọi sự tốt lành và may mắn sẽ đến trong năm mới. Hiện nay, quan niệm này dần bị mai một nhưng đến với lễ hội, du khách vẫn được hướng dẫn cách gọt, trồng hoa thuỷ tiên chơi Tết. Cô Tạ Thị Kim Oanh bộc bạch: “Tuỳ theo phong tục mỗi vùng, có người tin và không tin nhưng chúng tôi vẫn mong muốn có nhiều người biết đến cách trồng hoa này để ít nhất mỗi gia đình có thêm một loại hoa tô điểm cho năm mới”. (Ảnh: Hà Linh)

Lễ hội được tổ chức trong 7 ngày, gồm các chuỗi sự kiện:

1. Khai mạc Lễ hội và Tôn vinh các tổ chức, cá nhân đạt giải Hội thi hoa đào, quất cảnh thành phố Hà Nội năm 2024. Tại đây sẽ diễn ra một chương trình nghệ thuật đặc sắc với nhiều hoạt cảnh sống động như: Du Xuân Chợ Tết; Trẩy hội Hồ Tây; Trải nghiệm Tết Xưa…

2. Khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền không thể thiếu trong hương vị ngày Tết với quy mô hơn 100 gian hàng;

3. Khu trưng bày, giới thiệu, quảng bá hoa đào, quất cảnh Tây Hồ; hoa, cây cảnh, tiểu cảnh tạo hình nghệ thuật, Triển lãm Bonsai Tre nghệ thuật "Vũ điệu Rồng Tre" do câu lạc bộ Bonsai Tre Việt thực hiện với diện tích trên 3.000m2.

4. Khu trưng bày tái hiện không gian Tết Việt và trò chơi dân gian trong ngày tết cổ truyền, đến từ các làng nghề truyền thống như trải nghiệm nghề giã giò, chả của xã Tân Ước, nghề làm nón làng Chuông; trải nghiệm nghề gốm Bát Tràng; trải nghiệm nghề gói bánh chưng làng nghề Tranh Khúc; trưng bày sản phẩm làng nghề đồ thờ Sơn Đồng, trải nghiệm nghệ thuật Tranh Kim Hoàng; trải nghiệm nghề nặn tò he làng nghề Xuân La và nghề May truyền thống Vân Từ; nghề may áo dài Trạch Xá; làng nghề chuồn chuồn tre Thạch Xá; nghề giấy dó phường Bưởi.

5. Đến với khu ẩm thực ba miền, bên cạnh những đặc sản ngày Tết của Thủ đô, thực khách còn được trải nghiệm những món ăn nổi tiếng các vùng, miền trong cả nước. Đặc biệt, nhà hàng Chay Đạo An lần đầu giới thiệu những món ăn độc đáo từ sen và đặc sản Tây Hồ.


6. Chương trình nghệ thuật đặc sắc "Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước đổi mới" với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ, diễn viên nổi tiếng đến từ các đơn vị nghệ thuật trong và ngoài quân đội, cùng với phòng trào văn hóa văn nghệ quần chúng trên địa bàn quận Tây Hồ, các chủ thể tham gia sự kiện tạo không khí vui Xuân đón Tết.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN