"Hoàng tử bé" tái ngộ độc giả Việt Nam
(Sóng Trẻ) - Ngày 18/5, chương trình nghệ thuật “Hoàng tử bé” được tổ chức tại Hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace – 24 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Khán giả Việt Nam đã không còn xa lạ với câu chuyện về chàng hoàng tử nhỏ của nhà văn Antoine de Saint-Expéry. Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm cuốn sách ra đời và lần đầu tiên được Gallimard chuyển nhượng bản quyền ở Việt Nam, Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam gửi tới độc giả Việt Nam bản dịch mới của cuốn sách Hoàng tử bé – một bản dịch công phu, sát nghĩa, hứa hẹn làm hài lòng những độc giả yêu mến cuốn sách này.
Kể từ khi tác giả đưa Hoàng tử bé đến với Trái đất, Hoàng tử bé không chỉ phiêu lưu qua nhiều đất nước khác nhau mà còn phiêu lưu qua những lĩnh vực nghệ thuật khác nhau: từ những vở kịch opera, phim hoạt hình, cho đến những bài hát. Cậu bé Hoàng tử tái xuất tại Hà Nội đúng dịp Ngày hội Văn học châu Âu lần thứ ba và lại một lần nữa làm náo nức biết bao trái tim độc giả Việt Nam, nhất là những độc giả nhỏ tuổi - nhân vật chính của chuỗi sự kiện Triển lãm tranh in và Thi đọc diễn cảm trích đoạn từ tác phẩm Hoàng tử bé.
Mở đầu chương trình là phần biểu diễn kịch Tiếng Việt Hoàng tử bé của các em học sinh trường mẫu giáo Queensland. Vở kịch gồm 2 màn: Hoàng tử bé và bông hồng; Hoàng tử bé và nhà vua.
Các bé học sinh trường mẫu giáo Queensland mở màn với 2 trích đoạn kịch: Hoàng tử bé và bông hồng; Hoàng tử bé và nhà vua.
Tiếp theo là vở kịch Tiếng Pháp của tập thể lớp 6A11 và 7A11 trường Nguyễn Trường Tộ.
Trường THCS Nguyễn Trường Tộ với các trích đoạn bằng tiếng Pháp.
Cô Diana – giáo viên Tiếng Pháp của L’Espace – tiếp nối chương trình với phần đọc diễn cảm đoạn trích trong truyện Hoàng tử bé.
Cô giáo Diana với giọng đọc diễn cảm các trich đoạn trong truyện "Hoàng tử bé".
Câu chuyện về chàng hoàng tử nhỏ tiếp tục được kể bằng vở kịch Tiếng Việt do các em học sinh trường tiểu học Phương Liệt, Trung Tự và trung tâm Éveil biểu diễn, với các màn đối thoại giữa Hoàng tử bé với phi hành gia, nhà vua, bông hồng và con cáo. Đến cuối vở kịch, các em nhỏ đồng thanh hát bài menasai (là một bài hát trong phim hoạt hình Hoàng tử bé, menasai tiếng Nhật nghĩa là xin lỗi). Câu hát cuối “menasai till the end, I never needed a friend like I do now” cứ vang vọng mãi trong tâm trí những người đến xem.
Xen giữa những vở kịch của các em nhỏ là màn biểu diễn ảo thuật đẹp mắt của ảo thuật gia Trung tâm Éveil.
Màn trình diễn ảo thuật công phu nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của các độc giả nhí.
Các em học sinh trường Lê Quý Đôn, Tiểu học Lý Thái Tổ tiếp tục gửi đến chương trình những vở kịch và đọc diễn cảm trích đoạn trong cuốn truyện Hoàng tử bé.
Vở kịch của trường tiểu học Nghĩa Tân cũng khép lại chương trình nghệ thuật “Hoàng tử bé”.
Các bé học sinh thủ đô lần lượt trình diễn các trích đoạn trong truyện Hoàng tử bé với tiếng Pháp và tiếng Việt.
Hoàng tử bé là tác phẩm nổi tiếng nhất của Antoine de Saint-Expéry, kể về hành trình ghé thăm Trái đất của chàng hoàng tử nhỏ sống trên tiểu tinh cầu B612, được xuất bản năm 1943. Tác giả của cuốn sách viết sách cho trẻ em nhưng lại viết những điều rất ý nghĩa, mỗi câu chuyện là một triết lý sâu sắc về cuộc sống, tình yêu, tình bạn, thái độ sống và thậm chí cả cái chết. Hoàng tử bé không chỉ đơn thuần là cuốn sách dành cho thiếu nhi, mà còn để cho mỗi chúng ta – những người lớn – đọc và suy ngẫm.
Bên cạnh những phàn thi diến kịch, đọc diễn cảm, còn có triển lãm tranh in của nhà văn Antoine de Saint-Expéry.
Chàng hoàng tử nhỏ luôn thích đặt câu hỏi với mỗi người cậu gặp tái ngộ độc giả Việt Nam đúng dịp Ngày hội văn hóa Châu Âu lần thứ ba tại Hà Nội, một lần nữa đánh thức con người trẻ thơ, ngây ngô, hiếu kỳ trong mỗi chúng ta, để mỗi lần mở sách, ta lại được đắm mình vào chính cuộc phiêu lưu tuổi thơ của ta và đọng lại trong mình những nghĩ suy…
Phương Chi
Lớp Báo mạng điện tử K.31
Cùng chuyên mục
Bình luận