Học tiếng Nhật - cơ hội và thách thức với sinh viên hiện nay

(Sóng trẻ) - Hiện nay có rất nhiều sinh viên lựa chọn tiếng Nhật là ngôn ngữ phổ biến thứ hai sau tiếng Anh vì nhận thấy rằng Nhật Bản đang đầu tư rất nhiều vào Việt Nam. Việc học tiếng Nhật sẽ giúp cho các bạn có nhiều cơ hội việc làm sau này, thế nhưng không phải bất kì ai cũng theo đuổi thứ tiếng này đến cùng.


Đổ xô đi đăng ký học

Tiếng Nhật vốn là một trong những ngôn ngữ khó học trên thế giới, gồm có 3 bộ chữ nhưng khó nhất là chữ Kanji (chữ Hán).


Các trung tâm Nhật ngữ thường xuyên chiêu sinh các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn, phổ cập ban đêm lẫn ban ngày, học viên tấp nập đến đăng ký. Nhưng trên thực tế thì số lượng học viên thật sự học đến cùng không nhiều, cứ sau vài tháng, hoặc vài đợt kiểm tra lại “rơi rụng” đi rất nhiều.


Cô giáo Nguyễn Thị Như Mai( giáo viên dạy tiếng Nhật tại Trung tâm Nại ngữ Trường Minh), cho biết: “ Thông thường mỗi tháng đều có một lớp tiếng Nhật được mở, số lượng lên đến 50 - 60 học viên, lớp học chật cứng, khá ồn ào; tuy nhiên sau khoảng  một tháng hay tối đa các bạn học đến bài 25 của giáo trình Min Na là các bạn dừng lại, tự động nghỉ dần vì càng lên cao kiến thức càng khó, nếu không quyết tâm thì khó có thể theo đuổi. Càng lên cao số lượng càng giảm, có lớp nhiều lắm được 8 đến 10 em trụ lại”.


Tại sao bạn học tiếng Nhật?

Chắc chắn bất kì ai khi học nại ngữ đều có lý do của riêng mình. Vậy các bạn đã từng trả lời câu hỏi “học tiếng Nhật” để làm gì chưa? Bạn muốn đi du học, bạn muốn biết tiếng để có cơ hội đến xứ sở hoa anh đào, khám phá nền văn hóa và ẩm thực Nhật Bản hay bạn hâm mộ ý chí kiên cường, phong cách làm việc của người dân xứ phù tang, bạn muốn có một công việc tốt sau khi ra trường với mức lương cao,…Điều mà tôi muốn nói với các bạn rằng: muốn học được nại ngữ nói chung và tiếng Nhật nói riêng cần có hai yếu tố mục đích và môi trường, đó là yêu cầu cơ bản để bạn học nại ngữ thành công. Bên cạnh đó, học nại ngữ cần có sự đam mê và một chút năng khiếu. Đặc biệt đối với tiếng Nhật, cấp độ đầu tiên là N5( Cấp độ đánh giá năng lực tiếng Nhật), nếu bạn vượt qua được thì thời gian khó khăn này thì về sau bạn sẽ thuận lợi hơn - đây cũng là cấp độ mang tính thử thách đối đối với các bạn học viên. Bạn Lan( sinh viên năm 2 trường Đại học Thủ Đô), chia sẻ: “ Bản thân mình đã học tiếng Nhật 3 tháng nhưng vì không có niềm đam mê nên đã bỏ cuộc. Sau này, mình mới thấy rằng học tiếng Anh dễ hơn tiếng Nhật rất nhiều, nếu không có niềm đam mê thì khó có thể thành công”. Tuy nhiên, bạn Hùng( sinh viên Trường Đại học Giao thông Vận tải) cho rằng: “Mình  đã học tiếng Anh suốt 7 năm, khi vào đại học mình cũng học tiếng Anh chuyên ngành nhưng thực sự mình không thể tiếp thu được, đến bây giờ dù đã rất cố gắng nhưng trình độ của mình vẫn không cao; mình chỉ học được tiếng Nhật, có lẽ do mình có niềm đam mê nên mình khắc phục được mọi khó khăn để theo đuổi, khó khăn lớn nhất với mình chính là thời gian”. 


Nếu các bạn theo đuổi tiếng Nhật thì ít nhất các bạn phải đạt được chứng chỉ tiếng Nhật N3, điều này giúp ích rất nhiều cho các bạn. Đặc biệt, hiện nay tình trạng sinh viên ra trường không có việc rất nhiều, làm trái ngành, trái nghề, một phần vì thiếu nại ngữ; hoặc được trả lương không tương xứng vì nại ngữ kém thì việc biết ít nhất một nại ngữ trở nên là rất quan trọng. Với trình độ nại ngữ N3 trở nên, bạn có thể dễ dàng tìm một công việc có mức lương khá.

 
Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay tiếng Nhật đang bão hòa, cơ hội cho sinh viên ra trường sẽ nhiều hơn nếu các bạn biết được những nại ngữ ít người học hơn như tiếng Đức, Bồ Đào Nha, Ả-rập,…Nhưng dù thế nào thì có nại ngữ vẫn là một lợi thế rất lớn đối với bất kì ai, dù làm công việc gì.


Như vậy, việc học tiếng Nhật khá khó và dễ gây nản với người bắt đầu học. “ Nếu thật sự , các bạn thấy rằng học tiếng Nhật là cần thiết, các bạn thật sự đam mê, việc học có mục đích thì các bạn sẽ học được và bạn nên theo đuổi; còn nếu các bạn học chỉ để theo trào lưu mà thôi, hay vì thấy các bạn đi học và cũng muốn đi học thì bạn nên dừng lại bởi các bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc, trong những thời gian ấy bạn có thể làm nhiều việc khác có ích hơn” - đó là lời khuyên rất chân thành của cô giáo Như Mai và cũng là lời tôi muốn nhắn nhủ tới các bạn.
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       Nguyễn Thảo
                                                                                                                                                        Truyền hình K32A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN