Hội thảo BTS và Ký sinh trùng: Làn sóng mạnh mẽ từ nền công nghiệp giải trí Hàn Quốc

(Sóng trẻ) –  Hội thảo trao đổi và thảo luận về hai “gã khổng lồ” âm nhạc và điện ảnh của xứ sở kim chi, từ đó rút ra bài học cho Pháp, Việt Nam và Hàn Quốc trong việc phát triển ngành công nghiệp giải trí.

Buổi hội thảo “BTS và Ký sinh trùng: Làn sóng Hàn tại Pháp và Việt Nam” diễn ra lúc 18 giờ ngày 28/10/2019 tại Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace , với sự tham gia của 2 diễn giả là ông Patrick Messerlin, giáo sư kinh tế tại Học viện chính trị Paris và Chủ tịch ủy ban điều hành của Trung tâm kinh tế chính trị quốc tế châu Âu (ECIPE); và ông Jimmyn Parc, nhà nghiên cứu thỉnh giảng thuộc Học viện chính trị Paris và là nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu về truyền thông thuộc Đại học Quốc gia Seoul (SNU).

e89607dbe_anh1_2.jpg

Nhà nghiên cứu Jimmyn Parc (trái) và giáo sư Patrick Messerlin (phải) thuyết trình tại buổi hội thảo. (Ảnh: Phương Anh)

Âm nhạc và phim ảnh Hàn Quốc từ lâu đã không còn xa lạ với mọi người, thậm chí còn là món ăn tinh thần không thể thiếu và có tầm ảnh hưởng lớn đến văn hóa, lối sống của người hâm mộ, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam.

Tuy nhiên, trong vòng vài năm trở lại đây, làn sóng Hàn Quốc đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, khi mức độ phủ sóng của nó đã bao trùm lên toàn cầu, và các sản phẩm giải trí đến từ Hàn Quốc đang được cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá rất cao.

Một trong những thành công vang dội nhất của ngành giải trí Hàn Quốc trong năm 2019 chính là bộ phim “Ký sinh trùng” của đạo diễn Bong Joon-ho. Tác phẩm điện ảnh này đã đoạt giải thưởng Cành cọ vàng danh giá khi tham dự liên hoan phim Cannes 2019 tại Pháp.

e89607dbe_anh2_3.jpg

Bộ phim “Ký sinh trùng” trở thành bộ phim Hàn Quốc đầu tiên trong lịch sử vinh dự nhận được giải thưởng Cành cọ vàng

Để đạt được thành quả như vậy không phải ngày một ngày hai, mà là cả một quá trình thay đổi và học hỏi của ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc. Để thể hiện rõ điều này, giáo sư Messerlin để so sánh điện ảnh ở Hàn Quốc với các nước các nền điện ảnh khá phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. 

Điều bất ngờ là, mặc dù không được nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan nhà nước như các quốc gia khác, nhưng phim điện ảnh Hàn Quốc lại nhiều thành tích vượt lên các nhà làm phim chủ đạo khác ở nhiều góc độ, từ số lượng người xem phim nội địa, số lượng phim sản xuất trên đầu người, thậm chí chất lượng phim được giới phê bình đánh giá cao hơn cả. Theo số liệu do giáo sư Messerlin tổng hợp, số điểm trung bình của phim Hàn Quốc được giới phê bình nghệ thuật chấm là 75.2, trong khi Pháp được 69.3, Anh được 64.2 và Mỹ được 54.9. 

“Hàn Quốc từng áp dụng chính sách bảo hộ, hạn chế nhập khẩu phim nước nài. Nhưng trong khoảng từ năm 1980 đến 1990, thị hiếu của khán giả đã thay đổi rất nhiều, buộc chính phủ phải mở cửa thị trường điện ảnh, cho phép tự do nhập khẩu phim”. Giáo sư Messerlin cho biết. “Từ đó, các công ty điện ảnh ra đời, họ đầu tư để học sản xuất phim ở Hollywood và tạo nên cộng đồng các nhà điện ảnh".

Giáo sư còn cho biết thêm, không giống như nền điện ảnh Pháp, đầu tư nhiều vào rạp hay các phòng chiếu phim, điện ảnh Hàn Quốc tập trung đầu tư để xây dựng các studio, trường quay,…Như vậy, bằng sự tự lực học hỏi và quản lý đầu tư đúng đắn, điện ảnh Hàn Quốc đã tạo sẵn cho mình một bệ phóng tương đối vững chắc và đa dạng về văn hóa.

Bên cạnh điện ảnh, âm nhạc Hàn Quốc cũng đã tạo nên bước nhảy vọt vô cùng lớn. BTS – nhóm nhạc nam K-pop gồm 7 thành viên, đã và đang là một cái tên sáng giá khi nhắc đến nhạc Hàn Quốc. Nhóm đã dành được rất nhiều giải thưởng âm nhạc lớn của Hàn Quốc, châu Á và cả quốc tế, các bài hát, album luôn ở hạng thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng âm nhạc với lượt nghe, lượt view khổng lồ trên các nền tảng truyền thông đại chúng.

e89607dbe_anh3_2.jpg

Nhóm nhạc BTS, một trong những biểu tượng hàng đầu của K-pop cũng như văn hóa Hàn Quốc.

Nhà nghiên cứu Jimmyn Parc nhận định, thành công của BTS tại Mỹ và các quốc gia nài khu vực châu Á đã góp phần truyền bá vẻ đẹp điển hình của con người cũng như văn hóa Hàn Quốc nói riêng và châu Á nói chung. Có được kết quả này chính là nhờ sự khôn nan của các tập đoàn giải trí Hàn Quốc trong việc hiểu rõ, tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ về công nghệ truyền thông trong thời đại hiện nay.

“Trước đây, nhạc K-pop chủ yếu qua phát thanh hay đĩa CD, nhưng hiện nay phương thức nghe nhạc lại thông qua các nền tảng số thông qua internet. Như vậy, một trong những yếu tố dẫn đến thành công chính là những tác phẩm nghe – nhìn, các ca sĩ đồng thời là các vũ công, nại hình và trang phục hấp dẫn, video công phu, bắt mắt…”  Ông Parc khẳng định. “BTS cũng đã đưa đến một màu sắc khác biệt so với các nhóm nhạc Hàn Quốc khác hay nhạc Pop của Mỹ, âm nhạc của họ lan tỏa những thông điệp đa dạng, gần gũi và tích cực”.

Một điểm đặc trưng của nhạc K-pop đó là về vấn đề bảo hộ bản quyền. Khác với âm nhạc ở thị trường  u-Mỹ, Hàn Quốc chưa thành công trong việc áp dụng những quy định về bản quyền. Ông Parc phát biểu: “Bản quyền là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi của các nghệ sĩ, tuy vậy nó làm cho sự sáng tạo bị giới hạn bởi các tác phẩm ra đời trước. Việc không thắt chặt bản quyền tại Hàn Quốc đang gây nên nhiều tranh cãi, nhưng cũng có thể vì thế mà K-pop được truyền bá một cách rộng rãi hơn".

Thành công vang dội của bộ phim “Ký sinh trùng” cũng như của nhóm BTS đã đưa làn sóng Hàn Quốc lan rộng ra khắp thế giới. Nó không chỉ làm tăng thêm vị thế của Hàn Quốc trong nền công nghiệp giải trí thế giới mà còn góp phần quảng bá văn hóa, du lịch Hàn Quốc và thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế của quốc gia này.

Buổi hội thảo cùng hai diễn giả đã thảo luận và chỉ rõ những thành tựu của ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc, đồng thời rút bài học kinh nghiệm dành cho các quốc gia muốn phát triển hơn nữa trong lĩnh vực nghệ thuật đại chúng và giải trí, đặc biệt là Việt Nam, khi mà nền điện ảnh và âm nhạc nước ta đang phát triển, tràn đầy năng lượng và chịu ảnh hưởng từ chính Hàn Quốc, hứa hẹn một cơ hội mới để giao lưu, hội nhập văn hóa và phát triển kinh tế đất nước.

Phương Anh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN