Hội thảo chính sách tài nguyên và môi trường giữa Việt Nam và Nhật Bả
(Sóng Trẻ) - Sáng ngày 28/9, tại Khách sạn Sofitel Plaza, số 1 đường Thanh Niên, Ba Đình, Hà Nội, Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức hội thảo “Giải quyết tranh chấp môi trường - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”.
Hội thảo nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp môi trường phát sinh cũng như phương pháp xác định và bồi thường thiệt hại môi trường trong thực tế tại Việt Nam và Nhật Bản.
Tham dự hội thảo có đông đảo đại diện của Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, đại diện của JICA, đại diện của ISPONRE, cùng Ủy ban Điều phối tranh chấp môi trường Nhật Bản (EDCC), các Viện nghiên cứu pháp luật, tòa án, cục cảnh sát môi trường, các chuyên gia chuyên ngành và các trường đại học.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã trình bày tham luận về quy định của pháp luật về trình tự và cơ quan chịu trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại khi có tranh chấp môi trường phát sinh và các ví dụ điển hình tại Nhật Bản; về tình hình xây dựng các văn bản pháp luật liên quan và thực tiễn của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp môi trường thời gian qua. Đại biểu tham dự hội thảo đã cùng tiến hành thảo luận về các vấn đề được hai bên quan tâm, đồng thời đưa ra những định hướng cho Việt Nam trong tương lai.
Theo Giám sát viên Yoshida Mitsuhisa, đại diện của Ban giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường cho biết: Vai trò phán định nguyên nhân ô nhiễm là đánh giá xem có mối quan hệ nhân quả hay không. Vấn đề nan giải nhất trong việc giải quyết các tranh chấp có liên quan tới ô nhiễm môi trường là điều tra làm rõ mối quan hệ nhân quả, do đó mục đích của việc phán định nguyên nhân là tiến hành thẩm định một cách hiệu quả và tập trung vào việc có hay không mối quan hệ nhân quả đó. Phán định nguyên nhân là cầu nối để giải quyêt các tranh chấp: các bên đương sự dựa trên cơ sở là các phán đoán về mối quan hệ nhân quả đã được làm rõ trong quá trình phân định nguyên nhân để lựa chọn phương pháp, cách thức hợp lý (đàm phán trực tiếp, hòa giải, điều đình, phân xử, phán định trách nhiệm, tố tụng…) để giải quyết tranh chấp.
TS. Nguyễn Văn Tài, Viện trưởng Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ từ phía JICA và EDCC trong việc tổ chức thành công hội thảo về giải quyết tranh chấp môi trường cũng như những bài học kinh nghiệm quý báu mà phía Nhật Bản đã chia sẻ trong thực tiễn giải quyết tranh chấp môi trường - một vấn đề nóng đang được xã hội Việt Nam hết sức quan tâm. Các bên đã cùng bàn bạc phương hướng hợp tác nhằm nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường phù hợp với Việt Nam trong thời gian tới. Đại diện đoàn Nhật Bản cảm ơn sự hợp tác cũng như sự đón tiếp nồng ấm của Viện đối với đoàn, đồng thời cảm ơn về việc hỗ trợ đoàn trong chuyến đi thực địa thăm làng nghề tái chế nhựa trong đợt công tác này. Bên cạnh đó, phía Nhật Bản cũng bày tỏ mong muốn được cộng tác nhiều hơn với Viện trong những hoạt động có liên quan.
Hội thảo nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp môi trường phát sinh cũng như phương pháp xác định và bồi thường thiệt hại môi trường trong thực tế tại Việt Nam và Nhật Bản.
Tham dự hội thảo có đông đảo đại diện của Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, đại diện của JICA, đại diện của ISPONRE, cùng Ủy ban Điều phối tranh chấp môi trường Nhật Bản (EDCC), các Viện nghiên cứu pháp luật, tòa án, cục cảnh sát môi trường, các chuyên gia chuyên ngành và các trường đại học.
Đại diện các bên trao đổi ý kiến (nguồn: Internet)
Tại hội thảo, các chuyên gia đã trình bày tham luận về quy định của pháp luật về trình tự và cơ quan chịu trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại khi có tranh chấp môi trường phát sinh và các ví dụ điển hình tại Nhật Bản; về tình hình xây dựng các văn bản pháp luật liên quan và thực tiễn của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp môi trường thời gian qua. Đại biểu tham dự hội thảo đã cùng tiến hành thảo luận về các vấn đề được hai bên quan tâm, đồng thời đưa ra những định hướng cho Việt Nam trong tương lai.
Theo Giám sát viên Yoshida Mitsuhisa, đại diện của Ban giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường cho biết: Vai trò phán định nguyên nhân ô nhiễm là đánh giá xem có mối quan hệ nhân quả hay không. Vấn đề nan giải nhất trong việc giải quyết các tranh chấp có liên quan tới ô nhiễm môi trường là điều tra làm rõ mối quan hệ nhân quả, do đó mục đích của việc phán định nguyên nhân là tiến hành thẩm định một cách hiệu quả và tập trung vào việc có hay không mối quan hệ nhân quả đó. Phán định nguyên nhân là cầu nối để giải quyêt các tranh chấp: các bên đương sự dựa trên cơ sở là các phán đoán về mối quan hệ nhân quả đã được làm rõ trong quá trình phân định nguyên nhân để lựa chọn phương pháp, cách thức hợp lý (đàm phán trực tiếp, hòa giải, điều đình, phân xử, phán định trách nhiệm, tố tụng…) để giải quyết tranh chấp.
TS. Nguyễn Văn Tài, Viện trưởng Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ từ phía JICA và EDCC trong việc tổ chức thành công hội thảo về giải quyết tranh chấp môi trường cũng như những bài học kinh nghiệm quý báu mà phía Nhật Bản đã chia sẻ trong thực tiễn giải quyết tranh chấp môi trường - một vấn đề nóng đang được xã hội Việt Nam hết sức quan tâm. Các bên đã cùng bàn bạc phương hướng hợp tác nhằm nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường phù hợp với Việt Nam trong thời gian tới. Đại diện đoàn Nhật Bản cảm ơn sự hợp tác cũng như sự đón tiếp nồng ấm của Viện đối với đoàn, đồng thời cảm ơn về việc hỗ trợ đoàn trong chuyến đi thực địa thăm làng nghề tái chế nhựa trong đợt công tác này. Bên cạnh đó, phía Nhật Bản cũng bày tỏ mong muốn được cộng tác nhiều hơn với Viện trong những hoạt động có liên quan.
Minh Gianh
Lớp Truyền hình K.29A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Truyền hình K.29A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận