Hồn việt nơi phố cổ
(Sóng Trẻ) - Nằm trong các hoạt động kỉ niệm 50 năm ngày di sản văn hóa Việt Nam(23/11/2005 – 23/11/2010), sáng ngày 23/11 tại khu phố cổ Hà Nội đã diễn ra các hoạt động văn hóa với chủ đề: “Trà việt và đồng hồ cổ”. Lần đầu tiên các hoạt động này được đồng loạt được tổ chức tại ba địa điểm là di sản văn hóa của Hà Nội.
Tại đình Đồng Lạc, 38 Hàng Đào là không gian trưng bày những đồng hồ cổ được các nghệ nhân Hà Nội giàu công sưu tầm và gìn giữ. Hầu hết các đồng hồ cổ đều có niên đại từ thế kỉ trước. Trong đó đáng chú ý là chiếc đồng hồ của Pháp, có kích thước rất lớn, nặng hơn hai tạ, ra đời vào khoảng đầu thế kỉ XX. Thú sưu tầm và chơi đồng hồ cổ cũng là một nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội. Việc trưng bày đồng hồ cổ tại Hàng Đào (nơi có nhiều cửa hiệu đồng hồ) cũng là một cách gợi lại trong kí ức của nhiều người về hình ảnh phố cổ Hàng Đào xưa và nay. Nhiều người đi đường đã dừng lại để lắng nghe tiếng chuông của chiếc đồng hồ cổ, như muốn tìm lại một cái gì đó của xa xưa.
Qua phố Hàng Đào, đến 28 Hàng Buồm là nơi giới thiệu một nét văn hóa rất đặc trưng của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung. Đó là không gian văn hóa trà Việt. Tại đây, văn hóa uống trà của người Hà Nội được thể hiện qua cách pha trà, thưởng thức trà với những bát nước chè tươi, những chén trà búp đặc sản. Không giống như trà đạo Nhật Bản hay trà Trung Quốc, trà Việt có cách thưởng thức riêng, không quá cầu kì mà dân giã, mang vẻ đẹp văn hóa của người Việt.
Còn tại 87 Mã Mây là nơi tái hiện lại nét sinh hoạt văn hóa của người Hà Nội xưa. Đây là căn nhà cổ hiếm hoi còn giữ lại được những nét cổ kính xưa của Hà Nội với phòng khách, phòng ngủ, phòng thư giãn, với những chiếc lư hương, chạn bát, tách trà…còn mang đậm linh hồn, cốt cách của người Hà Nội xưa.
“Trà Việt và đồng hồ cổ” trong khu phố cổ Hà Nội là hoạt động văn hóa làm sống lại vẻ đẹp trang nhã, thanh lịch của người Hà Nội và hồn cốt của phố cổ Hà Nội xưa và nay. Các hoạt động văn hóa này sẽ tiếp tục diễn ra tại ba địa điểm trên đến hết ngày 27/11/2010.
Tại đình Đồng Lạc, 38 Hàng Đào là không gian trưng bày những đồng hồ cổ được các nghệ nhân Hà Nội giàu công sưu tầm và gìn giữ. Hầu hết các đồng hồ cổ đều có niên đại từ thế kỉ trước. Trong đó đáng chú ý là chiếc đồng hồ của Pháp, có kích thước rất lớn, nặng hơn hai tạ, ra đời vào khoảng đầu thế kỉ XX. Thú sưu tầm và chơi đồng hồ cổ cũng là một nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội. Việc trưng bày đồng hồ cổ tại Hàng Đào (nơi có nhiều cửa hiệu đồng hồ) cũng là một cách gợi lại trong kí ức của nhiều người về hình ảnh phố cổ Hàng Đào xưa và nay. Nhiều người đi đường đã dừng lại để lắng nghe tiếng chuông của chiếc đồng hồ cổ, như muốn tìm lại một cái gì đó của xa xưa.
Khách nước nài đang thưởng thức trà Việt.
Qua phố Hàng Đào, đến 28 Hàng Buồm là nơi giới thiệu một nét văn hóa rất đặc trưng của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung. Đó là không gian văn hóa trà Việt. Tại đây, văn hóa uống trà của người Hà Nội được thể hiện qua cách pha trà, thưởng thức trà với những bát nước chè tươi, những chén trà búp đặc sản. Không giống như trà đạo Nhật Bản hay trà Trung Quốc, trà Việt có cách thưởng thức riêng, không quá cầu kì mà dân giã, mang vẻ đẹp văn hóa của người Việt.
Còn tại 87 Mã Mây là nơi tái hiện lại nét sinh hoạt văn hóa của người Hà Nội xưa. Đây là căn nhà cổ hiếm hoi còn giữ lại được những nét cổ kính xưa của Hà Nội với phòng khách, phòng ngủ, phòng thư giãn, với những chiếc lư hương, chạn bát, tách trà…còn mang đậm linh hồn, cốt cách của người Hà Nội xưa.
“Trà Việt và đồng hồ cổ” trong khu phố cổ Hà Nội là hoạt động văn hóa làm sống lại vẻ đẹp trang nhã, thanh lịch của người Hà Nội và hồn cốt của phố cổ Hà Nội xưa và nay. Các hoạt động văn hóa này sẽ tiếp tục diễn ra tại ba địa điểm trên đến hết ngày 27/11/2010.
Viết Tuân.
Cùng chuyên mục
Bình luận