Hủ tiếu gõ - món ăn đêm quen thuộc của người Sài Thành
(Sóng Trẻ) - Tiếng gõ lóc cóc, lóc cóc… của món hủ tiếu gõ - âm thanh quen thuộc trong đêm của những người đẩy xe đi bán hủ tiếu đã đi vào cuộc sống của những người dân và trở thành một nét văn hóa đặc biệt của Sài Gòn.
Ngày nay, dù cho thành phố Hồ Chí Minh đã hiện đại và nhộn nhịp hơn rất nhiều nhưng thói quen ăn hủ tiếu gõ vẫn được người dân nơi đây gìn giữ. Mặc dù có những quán ăn, nhà hàng hủ tiếu sang trọng nhưng người Sài Gòn vẫn muốn ăn hủ tiếu khi nghe tiếng gõ lóc cóc của những chiếc xe đẩy cũ kỹ trên đường phố.
Gọi là món hủ tiếu gõ bởi âm thanh mời chào ăn hủ tiếu là tiếng gõ lóc cóc của những thanh tre hay kim loại mà không phải là tiếng rao của người bán thông thường. Trước năm 1975 người Sài Gòn gọi hủ tiễu gõ là “Xức Tắc” bởi âm thanh của tiếng gõ. Chỉ đơn giản là một chiếc xe đẩy được trang bị bếp lò, một thùng nước lèo bốc khói nóng hổi. Trong xe có ngăn để tô, muỗng, rau, gia vị…
Thịt dùng để nấu hủ tiếu là thịt lợn và bò viên đã được làm sẵn. Phải chọn loại thịt lợn nn, chỉ mua thịt nạc sau đó cắt ra từng khúc, luộc chín. Các loại rau sống ăn kèm và gia vị được chuẩn bị sẵn cho một buổi tối đi bán hủtiếu. Điều đặc biệt là những người bán hủ tiếu gõ đa số là người Quảng Ngãi. Cho đến tận bây giờ vẫn không ai biết về nguồn gốc của món ăn này nhưng đó là món ăn dân dã và quen thuộc, là một nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Sài Thành.
Nghe tiếng gõ cóc lóc và thoắt một cái đã có một tô hủ tiếu nóng hổi, nn lành vừa xuýt xa vừa ăn, cay cay, ngọt thanh húp sụp một miếng nước lèo, ăn thêm một ít rau sống thơm thơm. Cái tiếng gõ thân quen ấy đã đi vào trong tâm trí một người, để lại ấn tượng sâu sắc về một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của dân tộc.
Lê Thị Nguyên
Lớp Phát thanh K31
Nguồn ảnh: Internet
Cùng chuyên mục
Bình luận