Hy vọng và nỗ lực cho một tương lai phát triển bền vững của Việt Nam

(Sóng trẻ) - Cùng thể hiện sự quan tâm và đồng hành với Hội nghị của Liên hợp quốc về chống lại biến đổi khí hậu (COP 21) tại Pari (Pháp), rất nhiều độc giả đã gửi ý kiến thể hiện hy vọng vào một tương lai phát triển bền vững cho Việt Nam. Đồng thời, nhiều độc giả đã đưa ra các giải pháp giúp chúng ta hoàn thành tốt “cuộc chiến” chống lại biến đổi khí hậu (BĐKH).

Như chúng ta đã biết, vào hồi 19 giờ 26, tối 12/12 (giờ Pháp), thỏa thuận khí hậu tại COP 21 đã được 195 nước tham gia hội nghị thông qua. Đây có thể nói là một cột mốc mới trong lịch sử phát triển của loài người.

92a44b1f6_anh.jpg
Các đại biểu tại COP 21 vỗ tay chúc mừng bản thỏa thuận khí hậu toàn cầu đã được thông qua (Ảnh: Reuters)

Điểm đáng chú ý nhất của hội nghị ở việc 195 quốc gia cùng đưa ra cam kết giảm lượng phát thải khí nhà kính và cam kết đóng góp cho quỹ chung 100 tỷ mỗi năm để giúp đỡ các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH. Con số 100 tỷ này sẽ được rà soát loại và tăng lên cho phù hợp với tình hình thực tế.

Việt Nam cũng đã cam kết đóng góp 1 triệu USD vào quỹ chung chống lại biến đổi khí hậu, cùng với việc giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường vào năm 2030. Con số này có thể tăng lên 25% nếu Việt Nam nhận được hỗ trợ từ quốc tế. Điều này đã trở thành hiện thực và tương lai chống lại BĐKH với chúng ta đang trở nên sáng sủa hơn bao giờ hết.

Rất nhiều độc giả đã thể hiện mong muốn và hy vọng vào một tương lai phát triển bền vững cho Việt Nam:

“Mong Trái Đất sẽ được xanh hơn!” – ([email protected])

“Bài viết hay, mong khí hậu sẽ không bị biến đổi khắc nghiệt như bây giờ nữa.” – ([email protected])

Nhiều sáng kiến về hành động, phương pháp cụ thể đã được nhiều độc giả tâm huyết gửi gắm:

“Điều quan trọng nhất để chống lại biến đổi khí hậu là cần một số vốn lớn. Trước hết, Việt Nam cần chuẩn bị đủ nguồn vốn cho các chiến lược lâu dài chống biến đổi khí hậu đã cam kết tại COP 21 để có thể thực hiện chiến lược lâu dài, tránh bị gián đoạn quá trình dẫn đến hiệu quả của chiến lược không cao.” – ([email protected])

“Trong tương lai sắp tới, để chống biến đổi khí hậu, tôi nghĩ rằng Việt Nam cần dự trữ được 1 số vốn ổn định. Đầu tư vào chất xám của con người nhiều hơn, phát triển những phát minh khoa học sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ nhất. Phát triển về công nghiệp không có nghĩa là quay lưng lại với tự nhiên, bởi thế khi quy hoạch đô thị hay xây dựng các công trình, cần có sự xem xét để không phải chặt quá nhiều cây xanh hay xâm lấn vào môi trường tự nhiên cũng như các vùng rừng núi,....” – ([email protected])

“Việt Nam cần thực hiện ngay công tác chống biến đổi khí hậu. Ngay và luôn cho sự tồn vong của mỗi chúng ta.” – ([email protected])

“Việt Nam nên đầu tư nhiều hơn cho các phát minh thân thiện với môi trường. Đặc biệt là do chính người Việt phát minh, chế tạo để giảm thiểu tối đa tình trạng du nhập máy móc cũ của các nước phát triển. Vừa là khuyến khích sự sáng tạo của người Việt vừa phục vụ cho chính lợi ích quốc gia.

Bên cạnh đó, cần thắt chặt quản lý vấn đề chất thải của các xí nghiệp. Kiểm tra sát sao, đặt ra mức phạt nặng hoặc phạt các xí nghiệp thải chất thải trực tiếp ra môi trường sẽ phải cải thiện lại môi trường sống khu vực đó.” – ([email protected])

Việt Nam cần có nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học; thành lập hệ thống các tổ chức dân sự đối phó với biến đổi khí hậu đối với đời sống nhân dân là cần thiết, bổ sung góp sức cùng với Chính phủ về biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tăng cường nỗ lực làm tăng nhận thức của nhân dân về môi trường sống, quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên WWF (world wide fun for nature) bằng cách thông qua những chiến dịch truyền thông mạnh mẽ nhanh nhạy để truyền thông điệp đến với người xem. ([email protected])

Con người nên thay đổi thói quen hằng ngày bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất như sử dụng túi vải thay túi ni-lon, đi bộ nhiều hơn thay vì đi xe máy, rút sạc pin khi không sử dụng,...phần nào cũng sẽ có sự thay đổi lớn trong việc chống biến đổi khí hậu. ([email protected])

Biến đổi khí hậu đang là mối đe dọa số một tại tất cả các quốc gia dù giàu hay nghèo. Sau 20 năm đàm phán căng thẳng, lần đầu tiên, tại COP 21, 196 bên tham gia công ước khung của liên hợp quốc về chống biến đổi khí hậu đã đi đến một thỏa thuận buộc tất cả các nước cắt giảm lượng phát thải khí cacbon, chuyển từ kỷ nguyên năng lượng hóa thạch sang kỷ nguyên sử dụng năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường. ([email protected])

Được biết Việt Nam sẽ thực hiện giảm phát thải so với kịch bản cơ sở là 8% lượng phát thải khí nhà kinh vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế. Như vậy, có thể đảm bảo được cam kết mà Việt Nam đã đưa ra tại COP 21 nhằm chống lại biến đổi khí hậu.([email protected])

Với nỗ lực cam kết tại COP 21 đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam, trong đó quan trọng nhất là việc chuyển đổi mạnh hoạt động nhà nước, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế theo hướng ít phát thải CO2.([email protected])

Việc Việt Nam đóng góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh giai đoạn 2016-2020, trong điều kiện khó khăn về nguồn lực đã thể hiện sự nghiêm túc, trách nhiệm của Việt Nam khi thực hiện các nghĩa vụ trong Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto. ([email protected])

Việt Nam nằm trong số các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu song với số tiền hỗ trợ 17 USD, thiết nghĩ nên có giải pháp lâu dài để ứng phó với biến đổi khí hậu với kế hoạch dài hạn chứ không nên đưa ra các giải pháp tức thời.( [email protected])

Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, từ nhiều năm qua, Việt Nam đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu, và sau COP 21 lần này, Việt Nam nên hoạch định chiến lược cụ thể để chống lại biến đổi khí hậu vì một không gian xanh trong tương lai.( [email protected])

Thiết nghĩ đúng như phát biểu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau Hội nghị COP 21 "Các nước phát triển cần đi đầu trong thực hiện cam kết của mình, đồng thời hỗ trợ và tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển để cùng nhau thực hiện thành công thỏa thuận này".( [email protected])

Các ý kiến đóng góp cho diễn đàn đã thể hiện sự quan tâm, không quay lưng lại của độc giả với vấn đề chung của toàn bộ loài người, vì một tương lai chung phát triển bền vững của tất cả chúng ta, trong đó có Việt Nam chúng ta là một trong số các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH.

Bản thỏa thuận khí hậu COP 21 vẫn còn chỉ là bước đi đầu tiên. Việt Nam và tất cả các quốc gia khác trên thế giới vẫn còn phải nỗ lực và cố gắng rất nhiều cho một tương lai phát triển bền vững, giữ lấy hành tinh xanh của chúng ta. Hy vọng này giờ đây đã có cơ sở vững vàng, giờ là lúc tất cả chúng ta phải cùng hành động.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các quý độc giả đã tâm huyết gửi các ý kiến của mình về cho diễn đàn!

Thanh Hằng - Kim Hoa - Cao Huyền - Ngô Huyền - Hoài Nam
Báo Mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN