Làn gió mới trong cách lưu giữ văn hóa Tết cổ truyền của dân tộc

(Sóng trẻ) - Trong thời gian gần đây, nhiều sự kiện văn hóa, sản phẩm nghệ thuật về Tết trở thành xu hướng phát triển mới, mang đến cái nhìn độc đáo và sâu sắc hơn về văn hóa dân tộc.

Chiến dịch quảng cáo - Tôn vinh văn hóa Tết

“Tết đoàn viên”, “Tết đủ đầy” hay “Mang Tết về nhà” là những chủ đề văn hóa được các nhãn hàng chọn lựa và khai thác vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Thông qua những giá trị truyền thống, các thương hiệu mang đến những chiến dịch quảng cáo gắn liền với đời sống tinh thần của người dân Việt. Đây cũng là cách tôn vinh giá trị văn hóa Tết và giữ gìn bản sắc dân tộc trong cuộc sống hiện đại.

Lồng ghép trong những ý tưởng sáng tạo quảng cáo sản phẩm, giá trị văn hóa Tết Việt như được phục dựng lại những tinh hoa tốt đẹp vốn có. Bằng cách khai thác các khía cạnh về phong tục, truyền thống, tín ngưỡng, tế tự, các chiến dịch quảng cáo làm nổi bật lên những giá trị văn hóa chạm tới cảm xúc mỗi người.

Thông điệp “Tết đoàn viên” – Tết để trở về, tuy không mới, song đã được nhãn hàng Pepsi tôn vinh giá trị thông qua chiến dịch quảng cáo “Pepsi mang Tết về nhà 2022”. Trong chiến dịch lần này, thông qua đóng góp của người tiêu dùng, Pepsi thực hiện hỗ trợ hơn 3000 vé tàu nối liền Bắc Nam, tạo nên chuyến tàu dài nhất chuyên chở bao đứa con về nhà an nhiên đón Tết bên gia đình.

anh-1-2.jpg
Anh Đặng Hải Long, 31 tuổi, làm việc tại TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Chiến dịch “Pepsi mang Tết về nhà” đã mang đến cho mình cơ hội được trở về với gia đình sau 2 năm xa quê. Đây là một chiến dịch ý nghĩa, giúp mình cảm nhận được sự tương thân tương ái của con người Việt Nam.”

 

Một lần nữa, văn hóa Tết đoàn viên được làm mới lại qua những ý tưởng độc đáo của nhãn hàng. Pepsi gửi gắm giá trị văn hóa trong chiến dịch: “Về nhà chắc hẳn là chuyến đi ai cũng ngóng đợi nhiều nhất sau thời gian xa cách. Trên những chuyến tàu xe đó, có biết bao nhiêu cảm xúc khác lạ cùng “chảy” trong trái tim của những đứa con xa quê – cái nôn nao, cái thấp thỏm, các vui sướng và có khi những nỗi đắn đo không nói thành lời. Đó là niềm hạnh phúc khôn nguôi mà ai trong đời cũng muốn được trải qua thật nhiều lần”.

Cách các nhãn hàng tôn vinh văn hóa Tết trong chiến dịch quảng cáo đã tạo nên sự tin tưởng, đồng cảm với tâm lý người tiêu dùng. Bên cạnh quảng bá sản phẩm, giá trị văn hóa Tết cổ truyền cũng được lưu giữ và phát huy một cách trọn vẹn, dễ tiếp cận với cuộc sống người Việt ngày nay.

Hội chợ Tết - sống lại những ký ức xưa

Là một người luôn đau đáu về sứ mệnh gìn giữ văn hóa truyền thống của đất Việt, anh Ngô Quý Đức - chàng trai sinh năm 1985 tại mảnh đất Hà thành, đã trở thành cây cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa thế hệ đi trước và thế hệ hôm nay. 

Với anh, Tết Nguyên Đán là một nét đẹp truyền thống của dân tộc. Đây là dịp mà chúng ta có thể chiêm ngưỡng và cảm nhận được nó một cách rõ nét. Nhưng trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay, những nét đẹp ấy đã phai mờ đi không ít, nhất là với giới trẻ.

Đứng trước tâm lý thờ ơ của người trẻ hôm nay đối với văn hóa dân tộc, anh đã hết mình ở nhiều dự án khác nhau với mong muốn lan tỏa được hồn cốt Việt Nam. Trong đó, hội chợ Tết phố cổ được tổ chức thường niên tại 3 tuyến phố: Hàng Mã, Hàng Lược và phố bích họa Phùng Hưng đã đem đến nhiều tín hiệu tích cực.

Hội chợ thường diễn ra trong vòng 2 tuần (từ 15-28/12 âm lịch). Tại đây, anh mở những gian hàng trưng bày những sản phẩm thủ công mang đậm nét văn hóa Việt như: áo dài, dép lốp, trang phục của dân tộc thiểu số, viết chữ nho, khai bút, đọc sách, gốm sứ, mây tre, khảm trai, nông sản,...

anh-2.jpg
Gian hàng “viết chữ nho” đem lại trải nghiệm thú vị mang đậm nét văn hóa cho người tham dự.


Đến với hội chợ, bạn Nguyễn Khánh Linh (20 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Nhiều năm qua, gia đình mình tổ chức Tết một cách đơn giản nhất có thể. Bản thân mình cũng không được tiếp cận nhiều với những truyền thống của người Việt trong ngày Tết. Nhưng khi tham gia hội chợ, mình đã phần nào hiểu hơn được những nét đẹp văn hóa qua các sản phẩm độc đáo từ các làng nghề”.

Hội chợ Tết phố cổ đã lan tỏa những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt trong dịp Tết Nguyên Đán. Qua đó, hội chợ cũng truyền tải thông điệp về ý thức trách nhiệm của người trẻ về việc gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Thổi hồn văn hóa Tết qua các sản phẩm âm nhạc

Bên cạnh những chiến dịch quảng cáo, hội chợ, triển lãm,... các ca sĩ, nghệ sĩ cũng khéo léo lồng ghép văn hóa Tết vào các sản phẩm âm nhạc.

Thời gian gần đây, các MV mang đậm nét đẹp văn hóa dân tộc xuất hiện ngày càng nhiều. Các nghệ sĩ không ngừng “thay áo mới” cho những đề tài cũ, sáng tạo những giai điệu có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. “Cách tân” âm nhạc mà vẫn lưu giữ được nét đẹp văn hóa dân tộc đang trở thành xu hướng phát triển mới và bước đầu đã có những thành công. 

“Gieo quẻ” - MV đầy chất dân gian của ca sĩ Hoàng Thùy Linh ra mắt ngay ngày đầu năm mới 2022 đã thu hút hơn 10 triệu lượt xem sau hơn 15 ngày công chiếu. Trong MV lần này, Hoàng Thùy Linh đã lựa chọn một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam ta những ngày đầu năm - xin quẻ đồng thời hình tượng “bà bói” cũng được thể hiện một cách hài hước.

Nữ ca sĩ chia sẻ: "Xin quẻ cầu may, hái lộc đầu năm không chỉ là phong tục, mà còn là một nét văn hoá đã ngàn đời nay của người Việt Nam. Cứ mỗi khi Tết đến xuân về, chúng ta thường đến các chùa, miếu, đền thờ để xin lộc, xin quẻ, mong nhận được những tín hiệu tốt lành cho năm mới. Tống cựu nghênh tân, có một khởi đầu an lạc, suôn sẻ luôn là điều mà ai cũng mong cầu.” 

anh-3.png

MV “Gieo quẻ” của ca sĩ Hoàng Thùy Linh mang đậm chất dân gian.

Ca sĩ Tân Nhàn mới đây khiến giới chuyên môn nể phục khi kết hợp xẩm với giao hưởng tạo nên MV “Công cha nghĩa mẹ sinh thành”. Kể chuyện bằng âm nhạc ngũ cung truyền thống cùng cùng tiếng đàn cello đã tạo nên những cảm xúc rất riêng, rất đặc biệt đối với người thưởng thức. MV là câu chuyện về tình cảm bao la của cha mẹ, sự gắn bó sâu đậm với quê hương đất nước và truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc. 

MV dẫn dắt người nghe đi từ nguồn cội nòi giống dân tộc với truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” đến truyền thuyết “Thánh Gióng”, hình ảnh của những cánh đồng quê hương, những bữa cơm gia đình ấm áp và những đứa con luôn ghi nhớ ơn sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ. 

anh-4.png

MV “Công cha ngãi mẹ sinh thành” của ca sĩ Tân Nhàn có sự kết hợp độc đáo giữa xẩm với giao hưởng

Ca sĩ Tân Nhàn cùng ê-kíp đã “lạ hóa” tác phẩm từ phần nhạc xẩm, là tinh tuý của âm nhạc dân tộc kết hợp với tinh tuý âm nhạc cổ điển phương tây, hình ảnh MV cũng khiến người xem ngỡ ngàng bởi phần đồ hoạ. Đây là lần đầu tiên ê-kíp sử dụng chất liệu đặc biệt là tranh sơn mài và họa tiết thời Lý để đưa vào đồ hoạ 3D. 

MV “Công cha ngãi mẹ sinh thành” xuất hiện vào dịp giáp Tết đã gây xúc động cho không ít khán giả. Tết bao giờ cũng là thời khắc thiêng liêng để mỗi người con đất Việt hướng về nguồn cội, hướng về những giá trị truyền thống lâu đời của dân tộc.

Có thể nói, văn hóa Việt đang có bước chuyển mình đáng kể khi các nghệ sĩ quay về khai thác những giá trị truyền thống dân tộc và không ngừng làm mới nó. Lưu giữ nét đẹp văn hóa qua các sản phẩm nghệ thuật khiến người xem vừa cảm thấy mới lạ, gần gũi lại vừa chạm được vào sâu trong trái tim người thưởng thức. 

Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho thấy văn hóa truyền thống hoàn toàn có thể tìm thấy con đường riêng chinh phục khán giả thông qua tài năng, tâm huyết của người nghệ sĩ. 

Sống trong thời đại toàn cầu hóa, văn hóa giữa các nước có sự giao lưu, kết nối mạnh mẽ. Giữa muôn vàn sắc màu ấy, văn hóa Việt Nam cần có lối đi riêng, dẫu hòa nhập nhưng không bao giờ hòa tan. Đó vừa là thách thức, vừa là cơ hội mở đối với nền văn hóa lâu đời của nước ta.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN