Lối sống độc hại của Gen Z: "Ngủ ngày, cày đêm"

(Sóng trẻ) - “Ngủ ngày, cày đêm” đang dần trở thành lối sống “ăn sâu” vào tiềm thức của thế hệ Gen Z khiến cho sức khỏe và tinh thần của nhiều bạn trẻ ngày càng kiệt quệ, xuống dốc. 

Thói quen xấu khó bỏ

Giữ thói quen thức khuya từ sau khi vào đại học, Hương Giang (21 tuổi, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: “Bình thường mình sẽ 'chạy deadline' từ khoảng 22h đêm cho đến 2-3h sáng, có hôm đến hạn nộp bài gấp, mình không ngủ mà thức xuyên đêm để cố hoàn thành xong. Nếu hôm nào không có bài tập thì mình lại xem phim và ngủ bù vào sáng hôm sau”.

Giang lý giải nguyên nhân thức khuya dậy muộn là do vào ban đêm, sự tập trung của cô sẽ đạt mức tốt nhất và ít bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Cô cho biết việc dành thời gian về đêm để làm bài tập và giải quyết công việc hiệu quả hơn rất nhiều so với ban ngày. 

gan.jpg
Gen Z dành thời gian về đêm để làm bài tập và giải quyết công việc vì cho rằng khoảng thời gian này hiệu quả hơn rất nhiều so với ban ngày. (Nguồn: Báo Tuổi trẻ) 

Tương tự như Hương Giang, Đan Trường (20 tuổi, sinh viên Đại học Xây dựng Hà Nội) cũng có thói quen “ngủ ngày làm đêm”. Bạn cho biết thường đi ngủ lúc 3h sáng và thức dậy lúc 6h để đi học, chiều lại đi làm thêm nên không có thời gian ngủ bù. Thậm chí có những ngày Trường thức xuyên đêm để chơi game hoặc xem phim cùng bạn bè.

Trường cho biết lý do thức khuya là vì đi làm về muộn nên sinh hoạt cá nhân muộn hơn so với mọi người. Bên cạnh đó, những bạn cùng phòng cười đùa, nói chuyện suốt đêm khiến Trường không thể ngủ sớm.

gu.jpg
Biết thức đêm có hại cho sức khỏe nhưng nhiều bạn trẻ vẫn giữ thói quen thức khuya để làm việc và giải trí (Nguồn: Báo Tuổi trẻ) 

Khi được hỏi đến tác hại của việc thức khuya, Trường cho biết: “Mình biết thức đêm nhiều có tác hại rất lớn đối với sức khỏe nhưng do yếu tố học hành, công việc nên ngủ sớm là điều khó thực hiện. Không hiểu sao cứ đến ban đêm là mình lại chẳng muốn ngủ. Có những lúc đau đầu, mệt mỏi, cạn kiệt sức lực nhưng không thể ngủ sớm do đã quá quen giấc ngủ lúc chập chờn sáng".

Có thể thấy, hiện nay không ít người trẻ đang giữ thói quen thức khuya để làm việc và giải trí. Điều này khiến cho thời gian vào ban ngày không đủ để họ giải quyết hết mọi việc, đó là lý do vì sao càng ngày càng nhiều người trẻ trở thành “cú đêm”.

Đối mặt với những hậu quả nặng nề 

Khi được hỏi thức khuya như vậy có ảnh hưởng gì không, Giang chia sẻ: “Việc thức khuya khiến mình cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải, không đủ tỉnh táo để học tập và làm việc vào sáng hôm sau. Mặc dù biết việc ngủ muộn gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, mình cũng tập đi ngủ sớm nhưng vì là thói quen nên rất khó để vào giấc được”. 

Còn với Hải Yến (19 tuổi, sinh viên năm ba - Học viện Báo chí và Tuyên truyền) thói quen thức đêm khiến thành tích học tập của cô ngày càng thấp và sức khỏe ngày càng kém.

“Vì thức khuya cày phim, lướt mạng xã hội nên sáng hôm sau mình luôn cảm thấy cơ thể rã rời, đầu óc không thể tỉnh táo tập trung làm việc hay học tập. Mình cũng phải thay kính cận liên tục vì mắt mình tăng độ một cách chóng mặt trong một khoảng thời gian ngắn. Có những hôm đứng dậy mình suýt ngất xỉu vì choáng váng”, Yến chia sẻ.

Trao đổi với về vấn đề này, bác sĩ tâm lý Lương Thị Ngư cho biết: “Tình trạng giới trẻ thức khuya hiện nay là một thực trạng đáng báo động. Thức khuya tác động đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Chẳng hạn như các vấn đề về lo âu, trầm cảm. Vì thức khuya thì khả năng kiểm soát cảm xúc kém, mệt mỏi, dễ cáu gắt."

377293103_156617874156101_6111467533323000972_n.jpg
Bác sĩ tâm lý Lương Thị Ngư chia sẻ về ảnh hưởng nghiêm trọng việc thức khuya đến sức khỏe, tinh thần của các bạn trẻ. (Nguồn: VTV24) 

Trước những tác hại trên, bác sĩ đưa ra lời khuyên, để đảm bảo sức khỏe cần ngủ đúng giờ trong khoảng 22-23h, dậy đúng giờ, đảm bảo thời gian ngủ đủ 8 tiếng/ngày.

Cần điều chỉnh sắp xếp thời gian học tập, làm việc và ngủ nghỉ một cách khoa học, duy trì thường xuyên để tạo ra phản xạ cho bản thân trong việc ngủ và dậy đúng giờ. 

Để có giấc ngủ sâu, khoa học, trước khi đi ngủ  có thể nghe nhạc, xem phim hài để thư giãn, làm dịu thần kinh, tập các động tác giúp cơ thể thoải mái để có giấc ngủ ngon.

Thói quen thức khuya nếu được duy trì trong một thời gian dài sẽ là mối nguy hiểm cho sức khỏe và tinh thần. Các bạn trẻ cần tìm hiểu, trang bị cho mình kiến thức sống khoa học, điều chỉnh lại đồng hồ sinh học và thói quen sinh hoạt của mình để có một cơ thể thật khỏe mạnh.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN