Mái nhà đặc biệt mang tên bảo vệ sự sống
(Sóng trẻ) - Nhóm Bảo vệ sự sống – chống phá thai với hơn 100 thành viên tham gia đã cứu sống hàng trăm thai nhi, cũng như tạo ra các nhà mở để nhiều bà mẹ đơn thân vào lưu trú cho qua khoảng thời gian khó khăn nhất của thai kỳ.
Mái nhà cho các em thai nhi
Hình ảnh nhóm bảo vệ sự sống Hà Nội
Với mục đích bảo vệ sự sống và lên án kích liệt nạn nạo phá thai, nhóm bảo vệ sự sống đã thu lượm và an táng cho 30.000 thai nhi bị bỏ rơi từ những năm 2008 cho đến nay tại Nghĩa trang Thạch Bích, khoảng 40.000 em tại Nghĩa trang Từ Châu, và hơn 10000 em ở nghĩa trang La Phù. Đây là công việc khó khăn mà ở đó đòi hỏi sự hy sinh và tình yêu đặc biệt của các thiện nguyện viên đối với những hài nhi bị phá bỏ.
Bạn Minh Hùng, một thành viên của nhóm chia sẻ: “Lần đầu tiên mình đi xin thai nhi về an táng, mình đã nhìn thấy một bàn tay nhó xíu, đang dơ ra, như đang kêu cứu vậy, nhưng muộn rồi, bé đã không còn nữa. Chính điều đó đã thôi thúc mình nhiều hơn, rằng mình phải hy sinh nhiều hơn để đến với mẹ của các em, để khuyên và nói chuyện để mẹ các em bỏ ý định phá thai.”
Cùng nhau xuống đường truyền thông về nạn nạo phá thai
Hằng ngày các thiện nguyện sẽ đến m các em ở các phòng khám tư, các cơ sở nạo phá thai chui, sau đó về tắm rửa và khâm liệm cho các em.Vào mỗi sáng thứ 7 tổ chức thánh lễ an táng cho các em, sau đó đem chôn cất tại nghĩa trang Từ Châu (Từ Châu- Liêm Châu- Thanh Oai)
Nài ra, nhóm còn tổ chức các buổi bán hàng kêu gọi quyên góp để gây quỹ, nhằm mở ra các mái ấm để chăm sóc nuôi dưỡng các thai phụ , tạo công ăn việc làm cho nhiều bà mẹ trong và sau thời gian mang thai.
Hình ảnh nhóm tổ chức an táng cho các em thai nhi
Những em bé khỏe mạnh được sinh ra tại nhà mở
Những con người đặc biệt
Chú Vũ Văn Sinh - 52 tuổi, nói: “Chú làm công việc chôn cất các em được hơn 7 năm rồi. Chú còn nhớ như in ngày 14.3.2009, sau bao nỗ lực, cuối cùng chú đã có được “ngôi nhà chung” để đưa các em về đây để không còn cảnh vật vạ khắp nơi nữa.”
Như chú nói, công việc này chú đã làm từ năm 2008, cái cơ duyên đến với chú thật kỳ lạ chú vừa thở dài vừa tâm sự: “Trước đây, khi các thai nhi được mang về, chú còn đánh dấu và ghi lại vị trí, nhưng số lượng ngày càng nhiều, chú không thể làm được, nên giờ chú chỉ có thể ghi lại các con số về ngày chôn cất”.
Chú Sinh đều đặn chở các em thai nhi về với đất mẹ vào sang thứ 7 hàng tuần
Cứ mỗi thứ 7 là chú Sinh lại lọc cọc xe máy đi từ Từ Châu lên Hà Nội để đưa các em về nhà chung, có những lúc nắng gió trở trời, có những lúc xe hỏng giữa đường, có những lúc cơ thể ốm yếu…nhưng chú vẫn không hề nản lòng, chú vẫn duy trì công việc được hơn 6 năm nay. Bởi chú tâm niệm mình làm việc tốt không chỉ đem lại sự bình yên trong tâm hồn mà công việc làm ăn cũng dễ dàng, cuộc sống gia đình cũng đầm ấm và hạnh phúc hơn.
Khi được hỏi chú có lúc nào muốn bỏ cuộc hay không? Chú vừa cười vừa nói cũng có lúc như thế, bởi lúc đầu chú bị nhiều người dị nghị, xa lánh, họ cho rằng chú bị “điên”, “khùng”. Nhưng chú không quan tâm, sau này họ hiểu, họ đã có cái nhìn khác, nhiều người còn động viên và khích lệ chú. Chú cũng mong muốn có nhiều người tham gia vào công việc này hơn nhưng thực sự rất khó bởi ở đây cần phải có tâm huyết và tình yêu thương mới làm được. Nhưng chú vẫn hi vọng vào các bạn trẻ có thể nối dài cánh tay bảo vệ sự sống chống phá thai trong thời đại này.
Một người bạn đồng hành cùng chú Sinh là cô Nhinh trong công việc chôn cất thai nhi hết lời ca ngợi chú: “Chú Sinh tuy ít thể hiện nhưng cô phải khâm phục chú về sự tận tuỵ, không phàn nàn hay trách cứ điều gì, cho dù ngày mùa nhưng chú vẫn sắp xếp công việc để đón các em về, không quản ngại khó khăn vất vả, trên đời này thật hiếm có người nhiệt thành như chú Sinh”.
Bà Hường- người mẹ lớn tuổi nhất của nhóm tâm sự “Có trường hợp em bé vẫn còn sống, hơi thở thoi thóp, tôi vui mừng đến nỗi nước mắt ngắn dài rơi trên gò má lúc nào không hay, vội vàng đưa đi cấp cứu và cứu sống được bé. Hạnh phúc nhỏ nhoi từ những lần tư vấn thành công, những thai nhi được giữ lại hay những cô gái nhận ra lỗi lầm và quyết tâm sống để nuôi dưỡng đứa bé, rồi sau đó các cô có cuộc sống ổn định, có người yêu thương… đã tạo nên tiếng cười, sự lạc quan cho tôi cũng như các thành viên trong nhóm, dẫu rằng đây là công việc khó khan
Bà Hường cùng em thai nhi được cứu sống
Cứ như thế, từ chục năm nay bà vẫn luôn hoạt động thiện nguyện một cách âm thầm, bà luôn mong muốn có thật nhiều những cánh tay nối dài bảo vệ sự sống, tạo nên sự phát triển văn minh của xã hội.
Bạn Hùng Là một sinh viên năm cuối của Viện đại học Mở, nài thời gian ở trường Hùng còn bận rất nhiều công việc khác, nhưng anh vẫn luôn hết mình hoạt động cho nhóm Bảo vệ sự sống - chống phá thai, Hùng tâm sự rằng: “Khó khăn đầu tiên là về thời gian, vì mình đang là sinh viên, phải đi học nhiều, khó có thể đến các bệnh viện thường xuyên để tư vấn, và xin các thai nhi về an táng. Thứ 2 các bác sĩ hay gây khó dễ mỗi khi mình tới đó…”
Những khó khăn đó theo chàng thanh niên thì nó không ảnh hưởng gì đến cuộc sống, vì công việc này mình rất yêu quý, mình làm vì các thai nhi, cho nên mình không ngại vượt qua các rào cản để có thể làm được nhiều việc hơn, giúp được nhiều người hơn
Có lẽ những chia sẻ của cô Nhinh đã khiến chúng tôi phải trăn trở: “Sự sống của của con người phải được tôn trọng, từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên. Không ai vô tội hơn và vô phương tự vệ cho bằng một trẻ em chưa sinh. Phá thai luôn là một hành vi tội ác thuộc về bản chất, cũng như hành vi, nhóm BVSS chỉ là một hạt cát, một hạt cát bé nhỏ không thể lấp được biển khơi. Nhưng nhiều hạt cát, thật nhiều hạt cát, sẽ lấp được biển khơi mênh mông kia. Xin hãy cùng chúng tôi chung tay bảo vệ sự sống, quà tặng vô giá của Thượng đế ban cho con người.”
Nguyễn Văn Quế
Báo chí đa phương tiện K33
Cùng chuyên mục
Bình luận