Mạng xã hội đang khuếch đại áp lực đồng trang lứa

(Sóng trẻ) - Peer Pressure – Áp lực đồng trang lứa không còn là cụm từ quá mới mẻ trong thời đại hiện nay; đặc biệt là khi nó đang ngày một đè nặng và gây ám ảnh tâm lý đối với thế hệ trẻ. Trong thời đại công nghệ số phát triển, áp lực đồng trang lứa không chỉ xuất hiện trong cuộc sống thực mà còn ngày càng được phát tán và khuếch đại nhiều hơn thông qua mạng xã hội.

Là một thế hệ được sinh ra và chịu nhiều ảnh hưởng của công nghệ số, Gen Z (Generation Z) được xem là những người bị ám ảnh nhiều nhất bởi áp lực đồng trang lứa. Mạng xã hội sinh ra và phát triển như con dao hai lưỡi, có thể giúp ích cho bạn rất nhiều nhưng đồng thời cũng có thể khiến bạn bị thương nếu không cẩn thận và tỉnh táo.

unnamed-1.png

“Peer pressure” hình thành trong suy nghĩ

Áp lực đồng trang lứa có thể đến từ bên ngoài, từ gia đình, từ xã hội hoặc từ chỉnh bản thân qua việc so sánh. Nó hiện diện sâu trong suy nghĩ và tiềm thức, làm nảy sinh những áp lực và suy nghĩ tiêu cực.

Bạn Bảo Ngọc chia sẻ:” Mình vừa mới tốt nghiệp hồi tháng 6, vẫn đang loay hoay tìm việc làm. Thế nhưng lên facebook lướt thấy bạn mình đã khoe nơi làm việc mới, bằng tuổi mình nhưng người ta có rất nhiều thành tích xuất sắc, có người đã thăng tiến trong công việc, người thì vi vu nơi trời Tây, có người đã kết hôn hạnh phúc với gia đình nhỏ…cảm thấy xung quanh đều là những người tài giỏi.” Những áp lực vô tình được nhen nhóm từ mỗi lần lên mạng.

Đối với Gen Z, được sinh ra và chịu nhiều ảnh hưởng của công nghệ số, thế hệ này được xem là những người bị ám ảnh nhiều nhất bởi áp lực đồng trang lứa. Mạng xã hội sinh ra và phát triển như con dao hai lưỡi, có thể giúp ích rất nhiều nhưng đồng thời cũng có thể khiến người dùng bị thương nếu không cẩn thận và tỉnh táo.

Áp lực từ việc không hiểu chính mình

unnamed-2.png

Peer pressure dễ dàng ập đến khi một người chưa hiểu chính mình, cùng việc thiếu nhiều trải nghiệm sống và tâm lý chưa vững vàng dẫn đến không biết cách khắc phục khiến nó trở nên tiêu cực.

Việc so sánh bản thân với người khác sẽ dẫn đến xu hướng mất định hướng về bản thân do người dùng mạng xã hội bắt đầu sử dụng phương pháp xử lý thông tin bằng cách né tránh bản thân. Những người trẻ thường xuyên so sánh bản thân với người khác trên mạng xã hội dần cảm thấy mất phương hướng và không biết họ thật sự là ai, có vai trò gì trong xã hội. Sự so sánh đó cũng có liên quan đến việc người này thường sẽ xây dựng ước mơ, giá trị và nhân dạng của bản thân nói chung dựa trên những điều xã hội cho là đáng khao khát hơn là tự xây dựng giá trị cá nhân.

Cuối  cùng, việc so sánh bản thân với người khác thường dẫn đến việc đánh mất sự độc lập của cá nhân và điều này sẽ dễ dàng dẫn đến những hệ quả tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu và stress.

Hãy là chính mình

Nhà trị liệu tâm lý - cô Trương Vĩnh Thị Lê Hằng chia sẻ: “Tuổi trẻ đừng quá quan trọng thành tựu, hãy kiên trì góp nhặt trải nghiệm. Ngoài ra, ở lứa tuổi này (Gen Z) vẫn rất cần có sự đồng hành từ gia đình, có sự chia sẻ và thấu hiểu từ người nhà là điểm tựa tinh thần vững chắc cho các em trước những áp lực”.

Thay vì bản thân cứ mãi so sánh rồi đuổi theo thành công của người khác, thì hãy tự tin vào bản thân mình hơn, xây dựng giá trị của chính mình. Hoặc hãy dành  thời gian cho bản thân để thả lỏng và bình tĩnh lại trước những áp lực. Chúng ta có thể định vị cuộc đời mình bằng bất cứ phong thái nào, và hiểu những gì đang xảy ra chính là những điều cần phải xảy ra trong cuộc đời mình, dù cố gắng né tránh cũng không thể thay đổi, thay vào đó hãy đối mặt và làm tốt những điều mình cần làm.

Một vấn đề luôn có hai mặt của nó, Peer pressure cũng vậy. Áp lực tạo nên kim cương, biến những áp lực thành động lực, nhìn nhận nó  một cách tích cực hơn. Và hãy tránh xa những nguồn độc hại trên mạng xã hội, đừng dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội ảo mà bỏ lỡ những trải nghiệm xã hội quan trọng khác.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN