Mẹo chống nồm ẩm trong nhà hiệu quả

(Sóng trẻ) - Trời nồm ở miền Bắc thường bắt đầu vào tháng 2 cho đến tháng 4, xảy ra theo từng đợt. Hiện tượng nồm khiến cho sàn nhà trơn, tường đổ mồ hôi, quần áo không khô nổi… Dưới đây là một số cách chống nồm ẩm trong nhà hiệu quả.

Luôn đóng kín cửa

notes_220219_165442_03e.jpg
(Ảnh minh họa: Dân trí)

Do thời tiết có độ ẩm cao, gây bí bách nên nhiều gia đình thường mở cửa cho thoáng. Tuy nhiên, khi trạng thái nồm, nhiệt độ trong nhà sẽ thấp hơn ngoài trời. Việc mở cửa sẽ khiến cho độ ẩm trong nhà tăng cao do chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm. Vậy nên, các gia đình nên đóng hết tất cả các cửa để đảm bảo nhà được khô thoáng.

Bật điều hòa chế độ hút ẩm hoặc chế độ lạnh

notes_220218_232933_19d.jpg
(Ảnh minh họa: Afamily)

Nhiều loại điều hòa hiện đại có tích hợp cả chức năng hút ẩm giúp nhà cửa các gia đình thoát khỏi cảnh dính ẩm, đi lại trơn trượt. Trong trường hợp nhà không có chế độ hút ẩm, chế độ lạnh cũng sẽ giúp cho nhà nhanh khô hơn.

Mẹo giúp quần áo khô nhanh không bị hôi

notes_220218_233001_77c.jpg
(Ảnh minh họa: Prosa Amiga)

Những ngày trời nồm, quần áo phơi sẽ rất lâu khô, đôi khi còn có mùi khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, các gia đình nên giặt quần áo bằng nước ấm 60 độ, ủi quần áo trước khi phơi, vắt quần áo thật khô, phơi ở chỗ có gió hoặc có thể sử dụng máy sấy quần áo.

Chống mốc cho đồ dùng nhà bếp bằng nước nóng

notes_220218_233025_dff.jpg
(Ảnh minh họa: Chụp màn hình)

Thời tiết nồm ẩm thường là thời gian lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc phát triển, nhất là đối với các dụng cụ nhà bếp làm bằng gỗ. Chính vì vậy, sau khi rửa xong vật dụng nhà bếp, các gia đình nên tráng lại bằng nước nóng. Điều này vừa đảm bảo an toàn, vừa giúp các vật dụng nhanh khô hơn.

Chống ẩm cho các loại đồ ăn khô

notes_220218_233052_c81.jpg
(Ảnh minh họa: Chụp màn hình)

Chỉ cần để ở ngoài một thời gian ngắn, những loại thực phẩm ăn sẵn như hạt khô hay bánh sẽ rất dễ bị ỉu. Thời gian nằm ngoài môi trường lâu hơn còn gây ra mốc, hỏng. Vậy nên, nếu sử dụng không hết, các gia đình nên cất tủ lạnh. Trong trường hợp để ngoài, cần bọc kín hoặc để thêm các gói hút ẩm thức ăn.

Để đồ điện tử ở chế độ chờ

notes_220218_233131_1d5.jpg
(Ảnh minh họa: Affizon)

Thời tiết ẩm ướt là nguyên nhân khiến các thiết bị điện tử dễ bị hỏng hóc, chập cháy. Để khắc phục tình trạng này, các gia đình cần cắm thiết bị liên tục ở chế độ chờ. Ngoài ra nên duy trì máy hoạt động một vài tiếng mỗi ngày.

Bên cạnh đó, để tránh tình trạng rò điện, mọi người cần tránh kê trực tiếp đồ điện sát nền nhà hoặc bờ tường. Tốt nhất nên đặt các thiết bị điện cao hơn mặt đất khoảng 1m và cách tường 10-15 cm.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN