Một Đông Nam Á đa sắc màu qua những thước phim của ChopShots
(Sóng Trẻ) - Những vấn đề nhức nhối của cuộc sống tại các quốc gia Đông Nam Á như: sự đói nghèo, tệ quan liêu tham nhũng, sự bất bình đẳng… đã được truyền tải qua những thước phim sinh động, giàu cảm xúc và thấm đẫm tính nhân văn của các nhà làm phim trẻ.
Nằm trong khuôn khổ “Liên hoan phim Âu – Việt lần thứ 5”, “Tua liên hoan phim “ChopShots” tại Hà Nội” là dự án thực hiện bởi Viện ethe và DocNet nhằm giới thiệu những bộ phim tài liệu được lựa chọn từ các nước Indonesia, Malaysia, Myanmar, Campuchia và Philippines. Đây đều là những tác phẩm xuất sắc trong LHP “ChopShots” được tổ chức tại Jakarta vào tháng 12/2012.
Các bộ phim được công chiếu trong ngày 9/6 tại Hãng phim Tài liệu & Khoa học trung ương (465 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội). Đến tham dự buổi công chiếu có bà Almuth Meyer-Zollitsch (Giám đốc viện ethe tại Hà Nội) và bà Phạm Thị Tuyết (Tổng giám đốc Hãng phim Tài liệu & Khoa học Trung ương). Nài ra khán giả cũng có dịp gặp mặt trực tiếp và giao lưu cùng ba vị đạo diễn: Tricia Yeoh (Malaysia), Seng Mai (Myanmar) và E.J.Mijares (Philippines).
3 đạo diễn tham gia giao lưu cùng khán giả (Từ trái qua phải: E.J.Mijares, Tricia Yeoh, Seng Mai)
Tuy còn trẻ và non yếu về tay nghề, nhưng các đạo diễn đã biết tìm tòi, khám phá các đề tài hóc búa, nhạy cảm. Mỗi bộ phim là một mảnh ghép, tạo nên bức tranh chân thực, đa sắc màu về xã hội, cuộc sống, con người ở các nước Đông Nam Á.
“Ngọn đồi còn sống” (The Hills Are Alive) đoạt giải nhất hạng mục phim tài liệu ngắn khu vực Đông Nam Á tại LHP ChopShots (Ảnh: hanoigrapevine).
Cùng tập trung thể hiện cái nghèo đói, nhưng hai bộ phim “Ngọn đồi còn sống” (Indonesia) và “Sân khấu” (Philippines) lại đi theo hai hướng rất khác nhau. Nếu như “Ngọn đồi còn sống” thể hiện cái nghèo qua sự thiếu thốn, lạc hậu của một ngôi làng nhỏ trong vụ nổ núi lửa Merapi năm 2010 thì “Sân khấu” thể hiện cuộc sống mưu sinh cơ cực của những người sống trong khu ổ chuột ở thủ đô Manila. Những ngày bầu cử đối với họ như những ngày hội bởi họ có thể kiếm được việc làm với thu nhập cao, dù chỉ là trong thời gian ngắn ngủi. Bộ phim cũng vạch trần bộ mặt thật của những cuộc vận động tranh cử tại Philippines, khi cuộc tranh cử kết thúc thì những lời hứa hẹn cũng đi vào dĩ vãng, người dân vẫn phải tiếp tục vận lộn với cuộc sống mưu sinh.
Bộ phim “Trò chơi xã hội” (The Social Game) đạt giải nhì hạng mục phim tài liệu ngắn khu vực Đông Nam Á tại LHP ChopShots (Ảnh: hanoigrapevine).
Nài sự nghèo đói, nhiều vấn đề khác của cuộc sống cũng được đề cập tới. “Hai cô gái ngược chiều mưa” (Campuchia) là câu chuyện cảm động về cặp đôi đồng tính nữ Soth Yun (57 tuổi) và Sem Eang (58) tuổi. Bất chấp những rào cản xã hội cũng như sự phản đối của gia đình, họ vẫn đến với nhau và quyết liệt tranh đấu để nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh. “Trò chơi xã hội” là cuộc hành trình nhiều cảm xúc của nữ đạo diễn Seng Mai (Myanmar) tới trại tị nạn ở bang Kachin. Thông qua câu trả lời ngây ngô của những đứa trẻ từ trò chơi “Điều gì quan trọng nhất đối với đất nước của chúng ta?”, nhiều vấn đề về cuộc sống tại Myanmar được khơi gợi, khiến người xem phải suy ngẫm.
Không giàu chất điện ảnh như những bộ phim trên, “Quyền của người chết” của nữ đạo diễn trẻ Tricia Yeoh mang đậm tính hình sự khi lật lại vụ án về cái chết của Teoh Beng Hock từng gây chấn động đất nước Malaysia năm 2009. Với những tư liệu, bằng chứng xác thực, nữ đạo diễn trẻ Tricia Yeoh dũng cảm lên tiếng đòi làm sáng tỏ cái chết của Teoh Beng Hock cũng như hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Nài ra, bộ phim “Cha mẹ xin lỗi con” của đạo diễn Phan Huyền Thư cũng được công chiếu trong “Tua liên hoan phim ChopShots” lần này. Bộ phim nói về tấm lòng nhân hậu và nghĩa cử cao đẹp của anh Tống Phước Phúc và nhóm thiện nguyện ở thành phố Nha Trang – Khánh Hòa, họ đã cưu mang rất nhiều bà mẹ lầm lỡ và những đứa trẻ bị bỏ rơi, đồng thời thu nhặt hơn 9.000 thai nhi đưa về nơi an táng bình yên.
Buổi công chiếu thu hút sự quan tâm của khán giả thuộc mọi lứa tuổi cũng như các vị khách nước nài.
Những thước phim sống động đã tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng những khán giả tới theo dõi. Chị Lisa (du khách Đức) chia sẻ: “Điều tôi thích nhất ở ChopShots đó là những nhà làm phim ở Đông Nam Á làm phim về chính đất nước của họ, chứ không phải một vị đạo diễn từ châu Âu tới đây để làm phim. Vì vậy mỗi bộ phim lại mang bản sắc riêng có của đất nước đó. Riêng bộ phim của Campuchia khiến tôi xúc động nhất, bởi không có nhiều cặp đôi giống như vậy, tôi cảm nhận được nghị lực và tình yêu của họ”.
Liên hoan phim tài liệu Đông Nam Á “ChopShots” là dự án được thực hiện bởi DocNet Southeast Asia, dưới sự bảo trợ của Viện ethe (Đức) và chương trình “Đầu tư vào con người” của EuropeAid nhằm tạo sân chơi cho các nhà làm phim trẻ trên toàn thế giới, trong đó tập trung vào khu vực Đông Nam Á. LHP “ChopShots” đầu tiên được tổ chức tại Jakarta trong thời gian từ 5 đến 9/12/2012.
|
Hoàng Minh
Cùng chuyên mục
Bình luận