Một số góp ý để việc học Báo mạng điện tử đạt hiệu quả hơ

(Sóng trẻ) - Là sinh viên năm thứ ba của chuyên ngành Báo mạng điện tử, của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, em luôn mong muốn cho ngành học của mình nói riêng, Học viên Báo chí và Tuyên truyền nói chung luôn giữ vị trí là con chim đầu đàn trong sự nghiệp đào tạo báo chí. Vì vậy, em xin có một số góp ý nhỏ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của chuyên ngành Báo mạng điện tử.

Một tình trạng chung là sinh viên còn ngại học các môn đại cương như Triết, Kinh tế chính trị...Tuy rằng những môn đó rất quan trọng đối với việc tu dưỡng đạo đức và rèn luyện ý thức nhưng sinh viên học các môn đó vẫn mang tính chất đối phó. Lý do có nhiều, song một lý do quan trọng là vì nội dung môn học còn dài, mỗi buổi phải đọc và học một khối lượng kiến thức lớn. Bên cạnh đó, đa số thầy cô vẫn dạy theo phương pháp cũ là đọc, chép và tự nghiên cứu. Vì vậy, nhiều bạn chỉ học theo cách đối phó nên sau khi học xong kiến thức đọng lại không được bao nhiêu.

Đối với những môn chuyên ngành như Tin, Tường thuật, Phóng sự, Video web, Audio web... chúng em cảm thấy rất thoải mái và chủ động hơn trong việc học. Có thể là vì những môn chuyên ngành, ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ tác nghiệp sau này nhưng cũng vì phương pháp tích cực hơn.  

Theo em, nên giảm số trình của một số môn đại cương, đồng thời tăng số trình của các môn chuyên ngành (thường là 3-4 trình). Ví dụ như môn tiếng Anh năm thứ nhất và hai khá nhiều trình, kỳ nhiều nhất là 11 trình.

Có một lo lắng chung của các bạn học chuyên ngành Báo mạng điện tử là sau này ra trường chỉ làm cho báo mạng điện tử mà khó có thể vào được các cơ quan  báo in phát thanh hay truyền hình. Vì vậy, chúng em mong muốn học nhiều hơn về các loại hình khác nài báo mạng điện tử để sau này có thể hoạt động năng động hơn.

Đa số sinh viên còn ngại phát biểu trong giờ học vì còn khá e dè, tâm lý sợ nói sai, sợ bị cười nên nhiều khi phải để thầy cô ̣i tên rồi mới nói. Việc chưa đi học đúng giờ, bị động trong giờ học, nói chuyện hay làm việc riêng trong lớp dù đã có sự nhắc nhở nhiều song kết quả chưa thật khả quan, còn tuỳ thuộc vào giảng viên bộ môn. Nhiều bạn sinh viên chưa có tính tự giác cao.

Đối với lớp Báo mạng điện tử k26, chúng em mong muốn có một phòng học tốt hơn với đủ máy chiếu và đèn, quạt. Hiện tại chúng em đang học ở sảnh Hội trường lớn, khi có nắng chiếu vào kính rất chói và nóng, bên cạnh là hội trường lớn thỉnh thoảng có lớp học nói micro nên rất ồn.

Chúng em nên có cơ hội được học và sử dụng phòng mạng nhiều hơn. Tuy ra trường làm báo không nhất thiết thành thục về kỹ thuật nhưng vẫn rất cần biết, đồng thời việc được tiếp xúc nhiều hơn với máy tính và mạng Internet sẽ giúp chúng em có cơ hội sử dụng thành thạo kỹ năng văn bản, trình bày web cơ bản và nhiều kinh nghiệm tìm kiếm thông tin.

Để có thể phát huy tối đa sức học của sinh viên, em nghĩ sinh viên cần có nhiều thời gian thực hành hơn nữa. Thay vì phải chép tất cả kiến thức thì chúng em chỉ cần chép những thông tin thực sự liên quan đến môn học. Thời gian còn lại dành cho thảo luận nhóm (đây là cách khiến chúng em động não, tránh làm việc riêng cho nên trong quá trình giảng thầy cô nên sử dụng), đi thực tế (là cách chúng em tiếp cận các sự việc nài cuộc sống, tạo tiền đề cho việc viết tác phẩm) và làm bài thực hành (là cách chúng em kiểm tra năng lực hiện tại của mình).

Một phương pháp em cho là có hiệu quả đó là tạo ra áp lực. Khi tạo ra áp lực dù muốn hay không chúng em sẽ phải làm. Tuy nhiên nếu áp lực quá lớn sẽ khiến chúng em sợ và tìm cách làm qua loa. Đã có nhiều môn tạo ra áp lực và đa số chúng em đều đã và đang vượt qua, có bạn làm bình thường nhưng nhiều bạn làm khá tốt. Sau mỗi lần hoàn thành bài tập, nhìn sản phẩm của mình chúng em sẽ thấy phấn chấn hơn. Và sau khi nộp bài, chúng em hy vọng thầy cô dành thời gian kiểm tra và rút kinh nghiệm cho chúng em về các bài thực hành đó. Em nghĩ nếu cứ như vậy chất lượng học tập của chúng em sẽ được nâng cao lên rất nhiều.

Lê Minh Dũng
Lớp Báo mạng điện tử K26

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN