Một số thông tin mà học sinh thường phân vân khi đăng kí thi Đại học ngành Báo chí?

(Sóng trẻ) - Mỗi khi đến mùa tuyển sinh Đại học có vô vàn các câu hỏi thắc mắc của các em sinh viên về ngành mình đăng kí dự thi như cơ hội việc làm, học những cái gì, ra trường làm gì, học đâu tốt hơn… Và sau đây là một số câu hỏi liên quan đến ngành Báo chí.

Giữa Ngành Báo chí của Đại học Xã hội và Nhân văn và Học viện Báo chí và Tuyên truyền nên chọn cái gì?

Mỗi trường có thế mạnh riêng, đều là 2 trường khá chuyên về ngành Báo chí, trong đó Đại học Xã hội và Nhân văn chỉ có một chuyên ngành Báo chí chung với chỉ tiêu tuyển 120 người. Học viện Báo chí và Tuyên truyền có sự phân chia rõ rệt giữa các Khoa , các Ngành; có 2 Khoa đào tạo Báo chí chủ yếu gồm Khoa Báo chí có 2 chuyên ngành là Báo in và Báo ảnh, chỉ tiêu khoảng 150 người; Khoa Phát thanh- Truyền hình có 5 chuyên ngành là Báo truyền hình, Báo Phát thanh, Quay phim truyền hình, Báo mạng điện tử, Báo đa phương tiện với chỉ tiêu khoảng 350 người. Như vậy, trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền chuyên về đào tạo báo chí hơn, phân chia ra nhiều chuyên ngành để học sinh có nhiều lựa chọn cũng như chỉ tiêu vào trường nhiều hơn.

Nên chọn ngành Báo nào trong các ngành Báo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền? Chọn Khoa Báo chí hay Khoa Phát thanh-Truyền hình?

Vì đặc thù phân chia ra nhiều loại Báo khác nhau nên rất khó cho các em học sinh khi đăng ký hồ sơ thi Đại học, vì ngành nào cũng hay và có thế mạnh riêng tùy từng loại khác nhau. Báo in chuyên đào tạo phóng viên, BTV cho các tờ báo giấy. Báo ảnh chuyên về chụp ảnh, chỉnh sửa hình ảnh. Báo truyền hình làm BTV, phóng viên cho các Đài truyền hình. Báo Phát thanh chủ yếu cho các Đài Phát thanh. Báo mạng chủ yếu làm cho các tờ báo mạng. Quay phim truyền hình dành cho những bạn có đam mê với quay, dựng video, làm các bộ phim…

Tuy phân chia ra như vậy, nhưng các bạn sẽ được học tất cả các kĩ năng của các chuyên ngành khác rồi mới học sâu vào một chuyên ngành cụ thể mà mình chọn.

Báo Đa phương tiện  khác gì với Báo mạng điện tử?

Báo Đa phương tiện là một xu hướng mới đây ở trên Thế giới và ở Viêt Nam. Nó không đơn thuần chỉ là báo trên mạng điện tử, sử dụng internet mà là Báo đa di năng, trong một sản phẩm báo chí sử dụng nhiều phương thức khác nhau cùng kết hợp như text, audio, video, ảnh.. Báo Đa phương tiện đào tạo những con người năng động, có thể làm mọi việc, ở bất kì loại hình và thể loại nào.

Cơ hội việc làm sau khi ra trường của cử nhân Báo chí?

Đây là vấn đề muôn thuở mà các em học sinh đang phân vân khi đăng kí thi Đại học đặc biệt chuyên ngành Báo chí, đó là ra trường mình làm gì, liệu có thất nghiệp không? 

Khi mà lượng sinh viên Đại học ra trường khá nhiều, số lượng công việc ít khiến không ít người thất nghiệp hoặc làm trái ngành trái nghề. Tuy nhiên, nếu bạn có đam mê với nghề báo, có khả năng làm việc, thích ứng với môi trường báo chí chuyên nghiệp, có năng lực thực sự thì không bao giờ lo chuyện đó. Bởi chỉ có những người lười, không có ý chí phấn đấu, không chịu làm việc với cường độ cao… mới không thể tìm cho mình việc làm.

Một kỳ thi Đại học lại sắp diễn ra, mỗi em học hãy lựa chọn một ngành nghề mà mình thực sự đam mê và thấy hứng thú. Lựa chọn Báo chí luôn có những trải nghiệm và khó khăn nhất định mà không phải ai cũng làm được. Chấp nhận thi Báo, chấp nhận đương đầu với thử thách, mới là tiền đề để trở thành sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Vũ Quỳnh Khánh Linh
Báo chí Đa phương tiện 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN