Múa rối nước: trên con đường hồi sinh

(Sóng trẻ) – Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật diễn xướng truyền thống của Việt Nam. Trải qua nhiều thăng trầm và đứng trước bờ vực của sự quên lãng, múa rối nước đã lội ngược dòng dần dần hòa nhập và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống nhân dân Việt Nam.

“Đặc sản” văn hóa Việt

Nghệ thuật múa rối nói chung xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới và mỗi quốc gia lại có một loại hình cụ thể mang đậm dấu ấn văn hóa riêng của dân tộc mình. Chẳng hạn, rối bóng của Indonesia, rối dây của Trung Quốc, rối banraku của Nhật Bản,… và đến rối nước thì duy chỉ có ở Việt Nam.

Múa rối nước tái hiện đời sống của nông dân Việt Nam với những đặc trưng của nền văn hóa chiêm chũng quanh năm nắng lắm mưa nhiều vùng Đồng bằng Bắc bộ. Đó là bức chân dung giản dị mà sống động về cuộc sống của người nông dân: từ những công việc đồng áng như kéo cày, cấy mạ, tát nước,… những không gian lễ hội huyên náo, những tích cổ như Lê Lợi hoàn gươm, vinh quy bái tổ,... đến nền âm nhạc dân gian với những nhạc cụ truyền thống, những câu hát mang đậm chất dân ca Bắc bộ.

2ec299154_images_15.jpg

Trò rối “Chăn trâu”

2ec299154_download_18.jpg

Sự tích Hồ Gươm

Không chỉ thể hiện đời sống tinh thần phong phú múa rối nước còn thể hiện sự sáng tạo, khéo léo của người nông dân Việt Nam. Từ những khúc gỗ thô sơ người nông dân đã tỉ mẩn đục đẽo tạo hình và thổi hồn vào con rối. Mỗi nhân vật lại mang những sắc thái riêng phù hợp với tính cách, vai trò của mình nhưng tựu chung chúng đều mang một vẻ hóm hỉnh vui nhộn. 

2ec299154_download_6.jpg

Tạo hình nhân vật rối đơn giản mang tính gây cười

Đường trở về còn nhiều trắc trở 

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, các loại hình nghệ thuật dân gian nói chung và đặc biệt là rối nước đã bị mai một bởi sự thất thoát nguồn tư liệu cổ và xu hướng thương mại hóa các giá trị nghệ thuật. Theo lời phát biểu của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái trong hội thảo Bảo tồn và phát triển nghệ thuật rối nước trong thời kỳ hội nhập, nhà nghiên cứu rối nước Nguyễn Huy Hồng đã sưu tầm được 250 trò rối cổ truyền. Trong khi đó đa số các phường múa rối đều chỉ diễn những chương trình giống nhau trong 17 tích trò được trích ra từ phường Nguyên Xá- Thái Bình và phường Nam Chấn- Nam Định. Điều này khiến cho múa rối nước ngày càng “đại chúng”, mất đi cái phong phú nội tại của nó.

2ec299154_images_51.jpg

Sân khấu múa rối nước hiện đại 

Cùng với đó, tâm lí coi nhẹ truyền thống của một bộ phận lớn người trẻ Việt Nam cũng khiến cho múa rối nước ngày càng mai một. Phó tổng đạo diễn Nhà hát múa rối Thăng Long- NSƯT Lê Chí Kiên chia sẻ: “Một điều đáng buồn của nhà hát đó là rất ít người trẻ đến đây xem múa rối nước. Nước nài họ có tinh thần dân tộc rất cao họ rất coi trọng văn hóa của mình, người Việt Nam mình cũng có nhưng tinh thần ấy có lẽ đặt ở những lĩnh vực khác. Do đời sống vẫn còn khó khăn nên họ chưa có để ý nhiều đến văn hóa. Múa rối nước rất độc đáo chỉ có nước mình có, đáng ra người Việt Nam mình phải khen rất nhiều thế nhưng chính vì là cái mình có cho nên mình lại hay coi thường”. 

Từ lũy tre làng vươn ra thế giới

Xuất phát điểm là một nghệ thuật mang tính bản địa của vùng châu thổ sông Hồng, múa rối nước đã phát triển và trở thành giá trị văn hóa của cả dân tộc, trở thành món ăn tinh thần của nhân dân ba miền Bắc- Trung- Nam. Sự phát triển này được đánh dấu bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều các phường, Nhà hát múa rối nước (NHMRN), tiêu biểu như NHMRN Thăng Long, NHMRN Bông sen, NHMRN Rồng vàng (TP Hồ Chí Minh), …

Không chỉ phát triển trong nước, múa rối nước còn là loại hình nghệ thuật thu hút sự quan tâm, ngưỡng mộ của đông đảo khán giả quốc tế bởi sự độc đáo lạ mắt của nó; trở thành một cầu nối văn hóa mang hình ảnh đất nước con người Việt Nam đến với thế giới. Và, trong năm 2017, Múa rối nước Việt Nam đã có những bước tiến tích cực trong việc thực hiện sứ mệnh cầu nối của mình qua những buổi biểu diễn tại các sân chơi văn hóa như: Liên hoan múa rối ASEAN, Liên hoan múa rối quốc tế diễn ra tại thành phố Mytischi- Moskvai, Liên hoan Tuần lễ sân khấu Trung Quốc- ASEAN lần thứ 5, Lễ hội Nhật Bản tại Kanagawa- Nhật Bản, Lễ hội Gyeonggi Asia Arts tại Hàn Quốc,…(Theo Nhà hát múa rối Việt Nam).

2ec299154_i_9247.jpg

Múa rối nước tại “Liên hoan múa rối ASEAN”

Con đường phục hưng còn nhiều thách thức song với sự nỗ lực không ngừng của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc, trong tương lai không xa rối nước sẽ sớm giành được vị trí xứng đáng của mình.

Mây Lê QCK37
(Ảnh, tư liệu: internet, NHMR Việt Nam)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN