Nằm thẳng mặc kệ đời

(Sóng trẻ) - Sự phát triển chóng mặt của xã hội đã kéo theo những thế hệ sống như chạy đua với cuộc đời. Chạy đua vào trường tốt, đứng đầu lớp để có công việc tốt, chạy đua mua nhà, mua xe… Đó là bộ khung cuộc đời của hầu hết giới trẻ Việt Nam và một số nước Châu Á. Tuy nhiên, thời gian gần đây, dường như điều này không còn đúng với một số bộ phận người trẻ tuổi khi họ đang muốn “bỏ phố, về vườn”.


Xu hướng “nằm thẳng”
Xu hướng nằm thẳng, hay còn gọi là “Tang Ping”, là một thuật ngữ xuất phát từ Trung Quốc, chỉ lối sống không có nhu cầu cầu tiến, không làm việc và lao động nâng cao bản thân và phát triển xã hội. Lối sống này cổ súy cho việc từ bỏ các mục tiêu mang tính xây dựng mà chỉ đơn giản là thỏa mãn mong muốn nghỉ ngơi của bản thân.
Xuất phát điểm từ chia sẻ của một người thanh niên ở Trung Quốc, về việc anh đã và đang xây dựng lối sống này trong 2 năm vừa qua, nghĩa là thay vì theo đuổi những mục tiêu như nỗ lực kiếm tiền, mua nhà, lấy vợ, anh chọn cuộc sống ít ham muốn, không làm việc hoặc chỉ làm những việc mà mình cảm thấy có hứng thú. Từ đó, một bộ phận giới trẻ ở các nước châu Á bắt đầu có cái nhìn bất mãn với cuộc sống, khái niệm “nằm thẳng” trở nên phổ biến.

thiet-ke-khong-ten-6.png
Một bộ phận giới trẻ ở các nước châu Á bắt đầu có cái nhìn bất mãn với cuộc sống


Nghỉ ngơi hay lười biếng
Một số người cho rằng trào lưu nằm thẳng là tuyên ngôn chống lại chủ nghĩa vật chất, một số nghĩ đó đơn giản chỉ là biểu hiện của sự lười biếng. Trong khi đó, cũng có những người cho rằng đó là hệ quả của thực tế nhiều người đã làm việc cật lực, nhưng tương lai vẫn xa vời nên họ chọn cách từ bỏ. Lối sống này nhận được sự đồng cảm của các bạn trẻ bởi những khó khăn của cuộc sống hay hậu quả của đại dịch Covid mà các bạn đang gặp phải. Tại Việt Nam, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2021 là gần 1,2 triệu người, tăng 87,1 nghìn người so với quý trước và giảm 82,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Cả nước có 12,8 triệu người bị tác động trực tiếp bởi dịch bệnh. Nhóm sinh viên mới tốt nghiệp chính là người chịu tác động nặng nề nhất nhưng chưa được thống kê chính thức.

thiet-ke-khong-ten-5.png
Một số người cho rằng trào lưu nằm thẳng là tuyên ngôn chống lại chủ nghĩa vật chất, một số nghĩ đó đơn giản chỉ là biểu hiện của sự lười biếng


Thực tế cho thấy thế hệ trẻ gen Y hay gen Z, cũng đang phải đối mặt với nhiều áp lực không tên, áp lực học tập, công việc, thậm chí là áp lực đồng trang lứa khi nhìn thấy những người cùng độ tuổi thành công hơn mình. Thêm vào đó là ảnh hưởng của mạng xã hội, một số video về cuộc sống đồng quê của Lý Tử Thất, những lời bài hát như “Cùng lắm thì mình về quê, mình nuôi cá và trông thêm rau” như mở ra một con đường lui cho người trẻ, thay vì phải cố gắng hết sức chạy về phía trước.
Liệu rằng cuộc sống của những youtuber, tiktoker lựa chọn lối sống xa rời vật chất có thực sự “màu hồng” như những gì họ thể hiện? Và nếu rời bỏ những áp lực về vật chất, có phải giới trẻ đang tìm kiếm cuộc sống tinh thần phong phú hay đó chỉ là sự thỏa mãn tính trì hoãn tạm thời?


Người trong cuộc lên tiếng
Phương Anh – sinh viên năm 3 đại học Kinh tế Quốc dân bày tỏ quan điểm: “Theo mình, tuổi trẻ là phải vấp ngã, phải bon chen. Hình như giới trẻ đang bị mơ mộng quá về một cuộc sống “nằm thẳng”, mọi người chỉ mong muốn một cuộc sống đủ ăn đủ mặc, nhưng thực tế cần nhiều hơn như thế. Sẽ có những lúc chúng ta khó khăn, có những biến cố bất ngờ, vậy lúc đó khi không có sự tích lũy, chúng ta làm sao để đối mặt. Cho nên mình không ủng hộ lối sống này.”
Trong khi đó một tiktoker có tên Hanabanme – một kênh tiktok chuyên chia sẻ câu chuyện nhà vườn sau khi cô trở về từ Sài Gòn do dịch bệnh lại có quan điểm khác: “Mình không bỏ phố về vườn, mình chỉ rời phố về vườn thôi. Mình thấy sống ở đâu cũng được, làm gì cũng được, miễn là làm việc tử tế.”
Ở Việt Nam, tuy xu hướng này đã có từ lâu nhưng chỉ thực sự nổi lên sau dịch Covid. Tuy nhiên ở một số quốc gia khác như Trung Quốc đã có những nghiên cứu về hội chứng “nằm thẳng” này. Báo chí chính thống ở Trung Quốc thẳng thừng phê phán xu hướng "nằm thẳng", cho rằng nó có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội nói chung và đây là lối sống "đáng xấu hổ".

Xu hướng tương lai

Giáo sư Biao Xiang của Đại học Oxford, Anh nhận định, bất chấp chỉ trích, xu hướng "nằm thẳng" sẽ tồn tại, ít nhất là trong vòng 5-10 năm tới.

Những người ủng hộ lối sống này cho biết họ muốn "ưu tiên sự bình yên cho cơ thể và tâm hồn", chấp nhận khuyết điểm của bản thân thay vì cố gắng thay đổi, không đánh đồng tiền bạc với hạnh phúc, và từ chối những nỗ lực vô ích. Song lối sống này đang đi ngược lại với các giá trị phổ biến của xã hội từ trước đến nay. Ví dụ như từ xa xưa xã hội Việt Nam đã có quan niệm: Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà là ba việc làm quan trọng của người đến tuổi trưởng thành. Đây là một cách gọi khác cho việc kiếm tiền, mua xe, mua nhà ở thời hiện đại. Tức là ở mỗi thời đại, người trưởng thành đều có những áp lực khác nhau và mỗi người cần một giai đoạn cố gắng trước khi đến tuổi an nhàn. Liệu rằng cuộc sống trong bối cảnh Covid-19 quá khắc nghiệt, hay giới trẻ ngày nay đang bị mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống?

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN