Nếp nhà ở trên cao

(Sóng trẻ)-Ồn ào và chật hẹp, không gian phố cổ hôm nay mang đến một lối sống vội vã hơn, sôi động hơn và cũng thị trường hơn. Nhưng bên cạnh sự hào nhoáng ấy, vẫn có những phong cách Tràng An xưa tồn tại, vẫn có những nếp nhà truyền thống  được lưu giữ và trân trọng qua từng thế hệ. Đây không phải là một hành trình để khai quật thứ gì đó quý hiếm, bởi nó vẫn diễn ra hàng ngày, vẫn sống với chúng ta từng giờ, vẫn đi cùng với dòng chảy hôm nay của nhịp thời gian. Nó chỉ quý bởi chúng ta đã khác đi quá nhiều mà thôi.  

Từ chuyện của một người

Gia đình bà Nguyễn Thị Hiển ( 97 tuổi) sống trên gác của một căn nhà ở số 23 Hàng Bồ. Bên dưới lại là của một chủ sở hữu khác để kinh doanh tạp hóa. Bước qua những bậc thang rộng chỉ đủ cho một thân người, là nơi bà cùng gia đình của 3 người con trai cùng nhau chung sống. Bà có 6 người con, 4 trai 2 gái.  Nhưng một anh đã mất, hai người con gái thì cũng cưới chồng rồi ra ở riêng.  

Chúng tôi đến khi bà vẫn còn đang ngồi têm trầu. Không phải cái dáng chầm chậm, lụ khụ của người đã sống gần một thế kỷ, bà Hiển trò chuyện minh mẫn, tỉnh táo. Những câu chuyện như vừa mới hôm qua của cuộc đời bà. Trước đây, Bà cùng chồng là chủ tiệm văn phòng phẩm Chính Ký nức tiếng Hà Thành. Nổi tiếng không hẳn vì hàng tốt mà vì sự uy tín, trách nhiệm với khách hàng. Từ trong Huế , hay trên tận Lào Cai, Yên Bái cũng xuống tận đây mua hàng của nhà bà, bởi họ quý cái tính thật thà của người bán. “ Chữ tín bao giờ cũng cũng quan trọng. Có buôn bán hay không buôn bán cũng phải giữ lấy chữ tín hàng đầu” – bà nói.

Trong dòng hồi tưởng ấy, với một người đã kinh qua 2 cuộc kháng chiến gian lao của dân tộc, ký ức khốc liệt của chiến tranh lại ùa về, bà từng là một cô y tá cứu thương trong thời chống Mỹ. “ Hồi đấy cứ có tiếng còi là phải đeo túi đồ sơ cứu lên người, chạy thật nhanh đến hiện trường”.  Những lúc tạm yên, bà lại dạy các cháu trong khu phố thêu thùa, may vá. Hỏi bà làm sao làm được nhiều nghề đến vậy, bà chỉ bảo “ Cứ thấy người ta làm thì mình làm, phải đặt câu hỏi tại sao người ta làm được mà mình không làm được, thế là người ta làm hoa mình cũng làm hoa, thêu cái nọ cái kia mình cũng học theo, lâu dần thành quen, thành giỏi”. Bà nói về đức tính kiên trì của con người, đó cũng là thứ mà bà luôn dạy con cháu trong nhà phải luôn nỗ lực, phấn đấu để thành tài

106b18cba_anh1.jpg
Bà Hiển thời còn trẻ

Nếp nhà gia giáo được truyền từ đời này sang đời khác. Bà kể về 3 người con trai luôn cần mẫn lao động, người con gái là cô giáo giỏi của Trường Chu Văn An, các cháu giành được nhiều học bổng rồi ra nước nài du học. Mỗi người một việc như vậy, nhưng mỗi dịp Tết đến, gia đình vẫn luôn quây quần sum họp bên nhau, nói những câu chuyện xa chuyện gần , kể về những buồn vui trong cuộc sống. Có những thứ tình cảm mà không một sự ồn ào nào có thể chia cắt, đó là tinh thần trong mỗi người luôn hướng về nhau, nhắc nhở nhau gìn giữ cái và trân trọng truyền thống gia đình. Để trong luôn ấm êm nhà cửa, nài thì người đời kính trọng, yêu thương. 

Đã 5- 6 năm nay bà không xuống dưới đường. Phần cũng vì già yếu, phần vì ngại những bon chen tấp nập dưới kia, bà xuống sợ mình bị lạc lõng. Gần 80 năm gắn bó với phố cổ, chứng kiến bao biến thiên đã xảy ra trên mảnh đất này, bà nói “ Trước tình cảm con người nó khác, chứ tình cảm bây giờ cũng khác lắm. trước con người biết nhau nó đằm thắm. Nhà có đám thì hàng xóm xắn tay mỗi người một việc, ai có gì thì giúp cái đó, bây giờ thì nhà nào biết nhà nấy”. Cái tình con người ngày càng đổi thay bởi những tác động của thị trường. “ Nhưng biết làm sao được, xã hội nó thế !”

106b18cba_anh2.jpg
Bà Hiển của hôm nay

Nhưng không vì vậy, mà bà để cho mình sống thừa, bà vẫn tự ướp chè sen để uống, tự làm những chuỗi tràng bằng hạt sen, thậm chí hàng ngày vẫn đọc báo Tuổi trẻ. Hỏi bà có bí quyết gì để sống lâu sống khỏe như vậy, bà chỉ bảo “ Thôi đi là cái phải về sau, người ta nói nặng hay nhẹ thì cứ thôi đi. Cái gì cũng phải lạc quan, yêu đời”. Người Tràng An là vậy, luôn nhịn nhường, thanh tao, luôn hy sinh vì những điều tốt đẹp cho đời. 

Đến chuyện của nhiều người…

Hình ảnh một gia đình Hà Nội xưa sống yên bình trên những gác cao gợi cho chúng tôi nhiều ám ảnh. Nó đối lập hoàn toàn với không khí bên dưới kia luôn ầm ĩ bởi tiếng còi xe luồn lách trên lòng đường chật hẹp, tiếng mặc cả kì kèo của người mua kẻ bán. 

Nếp nhà xưa phải nhường vị trí cho hàng hóa, phải thu mình trên những tầng gác. Nó đã không còn chỗ đứng giữa một lối sống luôn gấp gáp, sôi động ở nơi đây. Đó thực sự là một cuộc xâm lăng của thời đại. Khi mà những  người yếu thế hơn, cổ hủ hơn bị tước đi những gì vốn dĩ phải thuộc về mình. Ngày hôm nay, những người quan tâm , họ đến với nếp nhà xưa để nhìn, chụp ảnh, rồi ra về. Những người có trách nhiệm thỉnh thoảng lôi họ lên, tô vẽ cho thành tích bảo tồn văn hóa lịch sử, rồi cũng ra về. Ai sẽ ở lại với những nếp nhà xưa, ai sẽ trả nó về đúng vị trí của mình. Những nếp nhà đáng nhẽ cần phải được nhân rộng thì đang đứng trước nguy cơ lụi tàn ngay giữa quê hương mình. 

Chúng ta cần có một giải pháp, tất nhiên là vậy. Để những nếp nhà không còn phải khép nép, sợ sệt trước những biến chuyển của thời cuộc. Để những nhân chứng không phải là biểu tượng đẹp đẽ chỉ có trong tủ kính.  Nhưng ai sẽ thay đổi, đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. 

Đình Trường – Hà Linh 
Báo chí đa phương tiện K35

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật1 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN