Nét độc đáo chợ Tây ở Hà Nội
(Sóng Trẻ) - Có một phiên chợ lạ chỉ mở khoảng 3 tiếng mỗi tuần và nằm gọn trong một con hẻm tại đường Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, mang tên chợ Tây cuối tuần Hà Nội.
Một phiên chợ độc đáo
Đúng như cái tên của nó, người bán và người mua chủ yếu là người nại quốc và nó chỉ được mở duy nhất vào sáng thứ 7 hàng tuần từ 9 đến 12 giờ.
Chợ Tây là sự kết hợp độc đáo của một phiên chợ Việt với các mặt hàng phù hợp với ẩm thực châu Âu. Có khoảng 20 quầy hàng đủ loại từ thực phẩm: rau, thịt gà, trứng, bánh mì đến rượu, bia, trà, mật ong và hàng lưu niệm cũ, mới. Các quầy hàng được xếp gọn gàng, bắt mắt để người mua tiện theo dõi.
Theo lời anh Alain Fioruci, chủ quầy hàng mật ong, một trong những chủ hàng đầu tiên của khu chợ cho biết. Khu chợ được thành lập năm 2009, xuất phát từ ý tưởng mô phỏng phiên chợ cuối tuần ở châu Âu của Patrice Gautier, một người đàn ông gốc Pháp. Với mong muốn là đưa ra những thực phẩm nn, sạch, phù hợp với văn hóa ẩm thực của người châu Âu, Patrice Gautier đã kêu gọi các công ty thực phẩm tại Việt Nam mở gian hàng.
Thực phẩm ở đây đều phải có xuất xứ rõ ràng và niêm yết giá trên sản phẩm. Đó là điều thuận lợi cho những người nại quốc khi mà họ chưa quen nói tiếng việt và ngại ngần trả giá.
Chị Camilla đến từ Đan Mạch tâm sự: “Tôi thích nhất là rau. Tuần nào gia đình tôi cũng đến khu chợ này để mua đồ ăn cho cả tuần tới. Thực phẩm ở đây không chỉ sạch mà còn rất nn, giá cả lại phù hợp”.
Còn với chị Dale đến từ New Zealand, điều ấn tượng ở khu chợ này lại là: “Tôi thích thái độ phục vụ của những người bán hàng. Họ luôn niềm nở tư vấn cho tôi bất cứ điều gì tôi muốn”.
Quầy bán đồ trẻ em luôn thu hút được sự chú ý không chỉ của những em nhỏ mà còn cả bố mẹ chúng. Những món đồ thổ cẩm, thủ công như: thú nhồi bông, khăn bông có in hình các danh nhân lịch sử Việt Nam luôn là lựa chọn số một của các gia đình.
Nơi hò hèn thú vị
Đến khu chợ Tây, chúng ta sẽ có cảm nhận nó giống như một bữa tiệc của những người nại quốc ở Hà Nội. Họ đến chợ với cả đại gia đình tay trong tay và nụ cười tươi rói. Người lớn thì chọn một không gian để trao đổi, trò chuyện còn trẻ em thì tíu tít nô đùa.
Đến chợ Tây cùng chồng và hai con trai nhỏ, chị Dale chia sẻ: “ Chúng tôi rất thích không khí của khu chợ. Nó giống như một bữa tiệc nhỏ. Chúng tôi có thể mua sắm và chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc sống. Hai con trai tôi cũng luôn nhắc tôi mỗi tối thứ 6 trước khi đi ngủ về khu chợ”.
“Gia đình tôi có năm người và tất cả đều thích khu chợ này, đặc biệt là chồng tôi. Anh ấy hay hẹn bạn bè cùng đến để mua và thưởng thức rượu. Còn các con tôi thì thường tụ tập với bạn ở quầy sách hay đồ lưu niệm”, chị Camilla đến từ Đan Mạch nói.
Ở khu chợ Tây, mỗi sáng thứ 7, rất nhiều người Việt Nam cũng đến để thăm quan mua sắm hay giao lưu dịp cuối tuần với người bạn đến từ các quốc gia khác nhau: Pháp, Canada, Anh, Đan Mạch...
“Đây là lần đầu tiên mình đến chợ Tây cuối tuần. Mình thấy khu chợ này thật thú vị. Có rất nhiều sản phẩm lạ mắt và người bán hàng cũng rất thân thiện. Điều đặc biệt là nó giống một nơi gặp gỡ giao lưu thân tình hơn”, bạn Thùy Linh, sinh viên đại học Thương Mại chia sẻ.
Quầy sách nhỏ của chị Marie Lahouati luôn được chào đón những người bạn đến từ nhiều quốc gia. Sách ở đây gồm đủ loại ngôn ngữ khác nhau nhưng chủ yếu là tiếng Việt và tiếng Pháp, cả cũ và mới. Họ thường quây bên giá sách và trao đổi ý kiến với và chủ quán về một vài điểm khó hiểu.
Chợ Tây cuối tuần còn có một số gian hàng từ thiện do nhóm phụ nữ người Pháp lập nên để quyên góp cho trẻ em mồ côi, khuyết tật tại Hà Nội. Rất nhiều người nước nài đã đến gửi những bộ quần áo cũ của mình cho gian hàng như một nghĩa cử đẹp.
Không chỉ là một khu chợ đặc biệt mang phong cách ẩm thực châu Âu, từ lâu khu chợ Tây đã trở thành một không gian ấm cúng, nơi giao lưu của không chỉ những người nại quốc đang sinh sống tại Hà Nội mà còn với cả những người Việt Nam.
Một phiên chợ độc đáo
Đúng như cái tên của nó, người bán và người mua chủ yếu là người nại quốc và nó chỉ được mở duy nhất vào sáng thứ 7 hàng tuần từ 9 đến 12 giờ.
Chợ Tây là sự kết hợp độc đáo của một phiên chợ Việt với các mặt hàng phù hợp với ẩm thực châu Âu. Có khoảng 20 quầy hàng đủ loại từ thực phẩm: rau, thịt gà, trứng, bánh mì đến rượu, bia, trà, mật ong và hàng lưu niệm cũ, mới. Các quầy hàng được xếp gọn gàng, bắt mắt để người mua tiện theo dõi.
Theo lời anh Alain Fioruci, chủ quầy hàng mật ong, một trong những chủ hàng đầu tiên của khu chợ cho biết. Khu chợ được thành lập năm 2009, xuất phát từ ý tưởng mô phỏng phiên chợ cuối tuần ở châu Âu của Patrice Gautier, một người đàn ông gốc Pháp. Với mong muốn là đưa ra những thực phẩm nn, sạch, phù hợp với văn hóa ẩm thực của người châu Âu, Patrice Gautier đã kêu gọi các công ty thực phẩm tại Việt Nam mở gian hàng.
Thực phẩm ở đây đều phải có xuất xứ rõ ràng và niêm yết giá trên sản phẩm. Đó là điều thuận lợi cho những người nại quốc khi mà họ chưa quen nói tiếng việt và ngại ngần trả giá.
Khách hàng lựa chọn những món hàng ưng ý nhất.
Chị Camilla đến từ Đan Mạch tâm sự: “Tôi thích nhất là rau. Tuần nào gia đình tôi cũng đến khu chợ này để mua đồ ăn cho cả tuần tới. Thực phẩm ở đây không chỉ sạch mà còn rất nn, giá cả lại phù hợp”.
Còn với chị Dale đến từ New Zealand, điều ấn tượng ở khu chợ này lại là: “Tôi thích thái độ phục vụ của những người bán hàng. Họ luôn niềm nở tư vấn cho tôi bất cứ điều gì tôi muốn”.
Quầy bán đồ trẻ em luôn thu hút được sự chú ý không chỉ của những em nhỏ mà còn cả bố mẹ chúng. Những món đồ thổ cẩm, thủ công như: thú nhồi bông, khăn bông có in hình các danh nhân lịch sử Việt Nam luôn là lựa chọn số một của các gia đình.
Nơi hò hèn thú vị
Đến khu chợ Tây, chúng ta sẽ có cảm nhận nó giống như một bữa tiệc của những người nại quốc ở Hà Nội. Họ đến chợ với cả đại gia đình tay trong tay và nụ cười tươi rói. Người lớn thì chọn một không gian để trao đổi, trò chuyện còn trẻ em thì tíu tít nô đùa.
Đến chợ Tây cùng chồng và hai con trai nhỏ, chị Dale chia sẻ: “ Chúng tôi rất thích không khí của khu chợ. Nó giống như một bữa tiệc nhỏ. Chúng tôi có thể mua sắm và chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc sống. Hai con trai tôi cũng luôn nhắc tôi mỗi tối thứ 6 trước khi đi ngủ về khu chợ”.
“Gia đình tôi có năm người và tất cả đều thích khu chợ này, đặc biệt là chồng tôi. Anh ấy hay hẹn bạn bè cùng đến để mua và thưởng thức rượu. Còn các con tôi thì thường tụ tập với bạn ở quầy sách hay đồ lưu niệm”, chị Camilla đến từ Đan Mạch nói.
Ở khu chợ Tây, mỗi sáng thứ 7, rất nhiều người Việt Nam cũng đến để thăm quan mua sắm hay giao lưu dịp cuối tuần với người bạn đến từ các quốc gia khác nhau: Pháp, Canada, Anh, Đan Mạch...
Chợ Tây còn là nơi giao lưu, gặp gỡ thân mật của những người bạn nại quốc.
“Đây là lần đầu tiên mình đến chợ Tây cuối tuần. Mình thấy khu chợ này thật thú vị. Có rất nhiều sản phẩm lạ mắt và người bán hàng cũng rất thân thiện. Điều đặc biệt là nó giống một nơi gặp gỡ giao lưu thân tình hơn”, bạn Thùy Linh, sinh viên đại học Thương Mại chia sẻ.
Quầy sách nhỏ của chị Marie Lahouati luôn được chào đón những người bạn đến từ nhiều quốc gia. Sách ở đây gồm đủ loại ngôn ngữ khác nhau nhưng chủ yếu là tiếng Việt và tiếng Pháp, cả cũ và mới. Họ thường quây bên giá sách và trao đổi ý kiến với và chủ quán về một vài điểm khó hiểu.
Chợ Tây cuối tuần còn có một số gian hàng từ thiện do nhóm phụ nữ người Pháp lập nên để quyên góp cho trẻ em mồ côi, khuyết tật tại Hà Nội. Rất nhiều người nước nài đã đến gửi những bộ quần áo cũ của mình cho gian hàng như một nghĩa cử đẹp.
Không chỉ là một khu chợ đặc biệt mang phong cách ẩm thực châu Âu, từ lâu khu chợ Tây đã trở thành một không gian ấm cúng, nơi giao lưu của không chỉ những người nại quốc đang sinh sống tại Hà Nội mà còn với cả những người Việt Nam.
Kim Oanh - Lê Chuẩn
Lớp Truyền hình K.28 A1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Lớp Truyền hình K.28 A1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận