Ngày Quốc khánh trong tim của những người con xa xứ

(Sóng trẻ) - Dù đang sinh sống và học tập ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, những người con đất Việt sẽ luôn có chung nhịp đập hướng về quê hương trong ngày Quốc khánh 2/9.

Ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9 không chỉ là ngày đặt dấu mốc vĩ đại trong lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn là niềm tự hào trong trái tim của hàng triệu đồng bào Việt Nam. Trong những ngày này, các bạn du học sinh đang học tập và làm việc tại nước ngoài dù không được hưởng không khí nhộn nhịp như ở quê hương nhưng họ vẫn luôn tự hào vì là người Việt.

Nỗi nhớ nhung dịp lễ tại quê nhà

Là thế hệ trẻ được lớn lên trong những ngày đất nước hòa bình, Nguyễn Thị Thu Thủy (21 tuổi) hiện là du học sinh tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc cho biết vào những dịp lễ lớn tại Việt Nam, trong lòng lại cảm thấy cô đơn và nhớ nhà rất nhiều. Ở nước bạn, mọi thứ đều náo nhiệt, vui tươi nhưng không thể nào khỏa lấp được nỗi nhớ nhung về quê hương, bản quán.

Thủy kể, những ngày còn ở Việt Nam cứ mỗi dịp 2/9, Thủy cùng với bạn hòa mình vào những con đường được “nhuộm đỏ” bởi sắc cờ dân tộc, cùng nhau vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thế nhưng, hiện tại đó chỉ còn là những cuộc gọi về cho gia đình. Mọi người cùng nhau chia sẻ với Thủy về những khoảnh khắc nhộn nhịp hạnh phúc tại Việt Nam, phần nào giúp Thủy vơi đi nỗi cô đơn nơi xứ người. 

“Hiện tại, mình ở một nơi xa quê hương, lễ Quốc Khánh không còn được cùng người thân, bạn bè. Mình không được làm những điều mà năm nào cũng làm, không còn được hoà mình vào những đường phố rực rỡ cờ hoa sắc đỏ vì thế không tránh khỏi cảm thấy buồn và trống vắng”, Thủy chia sẻ.

z5788234505656_10bb60defb3982eeb64c4858d3fac993.jpg
Thủy tin rằng với mỗi người con xa xứ, “Quốc khánh” chính là danh từ thiêng liêng nhất trong lòng mỗi người. (Ảnh: NVCC)

 

Cùng chung những cảm xúc ấy, Trần Thùy Y Linh 20 tuổi, hiện là du học sinh ngành Xã hội học, thành phố Leipzig, bang Sachsen, Đức tâm sự rằng gần đến ngày Quốc khánh 2/9, trên mạng xã hội Facebook, người người nhà nhà chia sẻ những câu chuyện về việc mọi người sẽ làm gì vào dịp nghỉ lễ, đi du lịch hay ở nhà nghỉ ngơi, Linh lại cảm thấy khá “ghen tị”. 

Trong trí nhớ của Linh vào những dịp Quốc khánh Việt Nam, nhà ai cũng đẹp và sạch hơn, mọi người muốn dọn dẹp để đón ngày lễ trọng đại của đất nước và chuẩn bị cho những ngày nghỉ dài. 

z5788508725333_4c7df9610e75e86679f996f6d34cc300.jpg
Trần Thùy Y Linh (đội mũ) cùng những người bạn học tại Đức (Ảnh: NVCC)

Linh kể: “Mình nhớ cảm giác hồi còn đi học ở Việt Nam cứ mong mãi đến 2/9 để được ở nhà, xem những chương trình Quốc khánh và lượn lờ để ngắm xem các nhà treo cờ, xem đường phố được trang hoàng mới như thế nào. Bên này, chúng  mình không có không khí rộn ràng đó, chỉ có du học sinh tự bảo nhau sắp đến 2/9 và mọi thứ diễn ra bình thường, Đức không phải một đất nước sôi động nên có phần hơi chán và càng nhớ về Việt Nam”.

Hành động thiết thực hướng về quê hương

Nhân dịp lễ trọng đại của dân tộc, Thủy cũng háo hức kể với chúng tôi rằng bạn diện áo dài Việt Nam đi học và được thầy cô, bạn bè khen, mọi người tỏ ra thích thú với tà áo dài Việt Nam: “Nhân dịp này, mình giới thiệu cho mọi người về áo dài Việt Nam, về ngày Quốc khánh của Việt Nam. Với sinh viên du học nước ngoài, dù xa quê hương nhưng trái tim vẫn một lòng hướng về Tổ quốc. Hội du học sinh thường cùng nhau tổ chức những buổi gặp mặt, những bữa liên hoan mừng sự kiện trọng đại của Đất nước”. 

Nhớ lại quá trình mới sang học tập tại nước ngoài, Thủy bộc bạch rằng bản thân gặp không ít những khó khăn, thử thách. Đơn cử như rào cản về mặt ngôn ngữ, dù bản thân đã dành hơn một năm để trau dồi ngôn ngữ khi còn ở Việt Nam nhưng khi qua bên nước ngoài, bạn vẫn không tránh khỏi khó khăn trong việc giao tiếp với người bản địa.

Đôi khi cảm thấy bất lực, Thủy chật vật và lạc lõng trong thời gian đầu xa quê. Bước qua giai đoạn đó, Thủy nghĩ rằng đây là những thử thách mình cần phải trải qua, tất cả các khó khăn đều là những bài học gọt giũa bản thân, cố gắng học tập để mai sau quay trở về cống hiến, phụng sự cho tổ quốc.

“Dù có ở nơi nào, mình luôn tự hào là một người Việt Nam, người con máu đỏ da vàng. Mình và các bạn du học sinh luôn tự nâng cao ý thức tự hào dân tộc, cùng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, ngoài ra chúng mình còn truyền bá ẩm thực, văn hoá Việt Nam cho bạn bè quốc tế”, Thủy cho biết.

Y Linh cũng bày tỏ quan điểm tương tự, học tập tại nơi xa xứ nhưng cô bạn vẫn luôn một lòng hướng về quê nhà. Cô luôn tự nhủ với bản thân phải học tập sao cho xứng đáng với cơ hội đã được trao, để sau này có thể trở về cống hiến sức mình cho quê hương đất nước.

z5788491160730_a38570ae716f795c147bc725f7d836ba.jpg
Bạn Trần Thùy Y Linh (Ảnh: NVCC)

 

“Với Linh, được vươn ra “biển lớn” là một cơ hội, vì vậy luôn phải phấn đấu, nỗ lực học tập, cố gắng hơn nữa để cống hiến cho quê hương, tổ quốc”, Linh nói.

Trong những dịp lễ lớn của cả dân tộc, chính những câu chuyện của các du học sinh Việt Nam đang học tập ở những vùng đất nước ngoài khiến chúng tôi thấm thía được tình yêu quê hương đất nước cháy bỏng nơi các bạn. Những người con đất Việt trẻ dù học tập xa quê hương đến mấy vẫn luôn nhớ, luôn tự hào và tin tưởng vào tương lai của tổ quốc, của đất nước Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN