Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi - Người gìn giữ và phát triển nghệ thuật tạo hình con rối Việt

(Sóng trẻ) - Con rối Việt Nam không chỉ là món đồ chơi dân gian mà là một nghệ thuật sống động, chứa đựng hồn cốt văn hóa dân tộc. Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi, với tài hoa cùng niềm đam mê sâu sắc, đã góp phần gìn giữ và phát triển nghệ thuật tạo hình con rối, đồng thời thổi một làn gió sáng tạo mới, làm giàu thêm di sản rối truyền thống Việt.

Sinh ra và lớn lên ở làng Đào Thục, huyện Đông Anh, Hà Nội, nơi nghệ thuật rối nước và giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ bao đời, nghệ nhân Nguyễn Văn Phi đã sớm hòa mình vào thế giới của những con rối kỳ diệu. Trong bầu không khí đậm đà văn hóa dân tộc, ông cảm nhận sự huyền bí, sống động từ những con rối qua mỗi màn biểu diễn rối nước vào các dịp lễ hội của làng. Chính những khoảnh khắc ấy đã thắp lên trong ông ngọn lửa đam mê mãnh liệt và khát khao sáng tạo, từ đó dẫn dắt ông theo đuổi con đường nghệ thuật đầy mê hoặc này.

Bức tranh tại gian nhà chính của nghệ nhân Nguyễn Văn Phi không chỉ khắc họa hình ảnh làng Đào Thục  – cái nôi của nghệ thuật rối nước cổ truyền, mà còn tái hiện sân khấu rối nước sống động với những tích trò hấp dẫn và những con rối uyển chuyển, độc đáo. (Ảnh: Xuân Thanh)
Bức tranh tại gian nhà chính của nghệ nhân Nguyễn Văn Phi không chỉ khắc họa hình ảnh làng Đào Thục – cái nôi của nghệ thuật rối nước cổ truyền, mà còn tái hiện sân khấu rối nước sống động với những tích trò hấp dẫn và những con rối uyển chuyển, độc đáo. (Ảnh: Xuân Thanh)
Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi chia sẻ: “Thực ra cơ duyên không phải chỉ bản thân tôi mà những người dân sinh ra ở làng Đào Thục này họ đã được cha ông để lại môn nghệ thuật rối nước dân gian thì từ bé đã được ngấm rồi. Với sự đam mê, đến khi nào có đủ điều kiện, thời gian thì lúc đó mới dành cho nghề được”. (Ảnh: Xuân Thanh)
Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi chia sẻ: “Là một người con của làng Đào Thục, tôi đã được tiếp xúc với nghệ thuật múa rối nước dân gian từ thuở tấm bé. Dần dần niềm đam mê được tự tay thực hiện những con rối lớn hơn qua năm tháng. (Ảnh: Xuân Thanh)

Để tạo ra những con rối độc đáo và sống động như vậy, nghệ nhân phải thực hiện những công đoạn công phu và tỉ mỉ. Mỗi một quy trình không chỉ thể hiện kỹ thuật mà còn chứa đựng tâm huyết của người nghệ sĩ thổi hồn vào từng con rối. Những con rối qua bàn tay nghệ nhân sẽ trở nên sống động, có thể chuyển động, cử động uyển chuyển như những sinh vật thực thụ. Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi không chỉ kế thừa các kỹ thuật làm rối truyền thống, đặc biệt là trong nghệ thuật rối nước, mà còn sáng tạo ra những con rối có thể tương tác với nước một cách mượt mà và tự nhiên. Những sản phẩm rối nước của ông không chỉ đẹp mắt mà còn được thiết kế tinh tế, giúp các con rối có thể di chuyển dễ dàng trong môi trường nước, tạo nên những màn biểu diễn đầy cảm xúc và hấp dẫn.

Một trong những điểm đặc biệt trong sự nghiệp của nghệ nhân Nguyễn Văn Phi là khả năng không ngừng sáng tạo và đổi mới trong nghệ thuật tạo hình con rối. Ông luôn quan niệm nghệ thuật là một hành trình vô tận, không có điểm dừng. Ngoài việc tạc và tạo hình các con rối nhân vật cổ điển, ông còn không ngừng thử nghiệm với những hình thức mới, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Những con rối của ông không chỉ giữ được nét đẹp dân gian cổ xưa mà còn mang tính linh hoạt, thích ứng với những vở kịch, tích trò đương đại, từ đó tạo ra những tác phẩm ngày càng sáng tạo và phong phú hơn.

4.jpg
Những con rối sống động do nghệ nhân Nguyễn Văn Phi chế tác. (Ảnh: Xuân Thanh) 

Cùng với việc sáng tạo nghệ thuật, nghệ nhân Nguyễn Văn Phi còn đặc biệt chú trọng đến việc truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ. Với vai trò là một người tạo hình và là lãnh đạo phường rối nước Đào Thục, ông hiểu rằng để giữ được "lửa" của nghệ thuật rối nước, trước hết phải truyền đam mê đến cho các thế hệ trẻ. Nghệ nhân ý thức rằng nghệ thuật rối nước không chỉ là di sản của làng Đào Thục mà là của toàn dân tộc Việt Nam, một giá trị văn hóa quý báu mà chúng ta được thừa hưởng từ các thế hệ đi trước. 

5.jpg
Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi giới thiệu ý nghĩa của từng con rối nước. (Ảnh: Xuân Thanh)

Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi không chỉ là một nghệ nhân tài ba, mà còn là người sáng tạo vượt thời gian, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại trong nghệ thuật tạo hình con rối. Những tác phẩm của ông là sự hòa quyện tinh tế giữa kỹ thuật điêu luyện và sức sáng tạo vô biên, phản chiếu tình yêu sâu sắc cùng niềm tự hào to lớn đối với văn hóa dân tộc. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN