Nghệ sĩ Nam Chi: "Tranh đã có thể nuôi sống tôi"

(Sóng trẻ) - Dòng tranh dân gian Kim Hoàng gần như biến mất kể từ lần xuất hiện vào Tết năm 1947. Câu chuyện của tranh dân gian Kim Hoàng không chỉ là lịch sử tranh dân gian,  kỹ thuật sản xuất tranh mà là câu chuyện về cả một quá trình phục hồi đáng ghi nhận. Công sức của tất cả các nghệ nhân tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, các họa sĩ và nhân dân làng Kim Hoàng đã tạo nên một kỳ tích. 

Sau 70 năm biệt tăm, Dòng tranh dân gian Kim Hoàng đã trở lại để tự đi những bước đi đầu tiên ở thế kỷ 21. Ngày 9/8, buổi ra mắt sách “Tranh dân gian Kim Hoàng” của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Hòa đã chính thức mang những giá trị cổ xưa trong tranh đến gần với công chúng hiện đại.

Quá trình khôi phục tranh Kim Hoàng

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Hòa bắt đầu nghiên cứu về tranh dân gian Kim Hoàng trong một lần tình cờ nhìn thấy tranh dân gian kính tại chuyến công tác miền Nam. Bà đã có một trăn trở ngay từ khi ấy, đó là phải tôn vinh các dòng tranh dân gian của miền Bắc như tranh Đông Hồ, Hàng Trống và tranh Kim Hoàng. 

Trong một lần làm triển lãm về bộ sưu tập tranh, bà đã phải nỗ lực tìm lại các tư liệu về tranh dân gian Kim Hoàng. Xuôi về làng Kim Hoàng, bà nhận thấy sự tự hào của chính những người dân nơi đây, tuy nhiên trong đó xen lẫn những nuối tiếc của việc thất truyền dòng tranh này. Nhà nghiên cứu Thu Hòa đã quyết tâm thử sức khôi phục lại dòng tranh đáng giá này. 

Để khôi phục lại dòng tranh này không phải là quá trình dễ dàng. Bà Thu Hòa chia sẻ, trong những năm miệt mài tìm lại giá trị văn hóa xưa cũ này, điều khó khăn nhất chính là công cuộc nhuộm tranh. Khi nước vào giấy thường bị nhăn, nhưng dòng tranh Kim Hoàng dù có tô vẽ lại vẫn giữ được sự phẳng phiu của nó. 

c6109dc5e18724d97d96.jpg
Bà Thu Hòa nói về quá trình khôi phục tranh trong buổi ra mắt sách

Nỗi băn khoăn này chỉ được giải đáp khi nhà nghiên cứu tìm đến nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế - người lưu giữ tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi được cụ Chế chỉ những “bí kíp” giữ tranh nhuộm được phẳng, công cuộc khôi phục tranh lại gặp một bài toán khó. Đó chính là về màu tranh, bởi các bức tranh Kim Hoàng trước giờ chỉ được chiêm ngưỡng qua hình ảnh, không ai biết chắc chắn được màu sắc của nó. Tiếp tục tìm đến các cụ già cao tuổi nhất tại làng Kim Hoàng, bà Hòa có được thông tin về màu sắc gốc chính là màu đỏ cam.

Không bó buộc mình chỉ trong những bản tranh đã có sẵn, nhóm phục hồi còn sáng tạo thêm mẫu mới dựa theo phong cách Kim Hoàng. Ví dụ, họa sĩ Nguyễn Đức Hòa đã có những sáng tác mẫu tranh từ phong cách điêu khắc đình làng thế kỷ XVII như mẫu Tiên nữ cưỡi rồng, đấu vật (vốn làm mảng chạm khắc trong đình Kim Hoàng),… 

Tranh dân gian Kim Hoàng đã trở lại những bước đầu tiên với sự chung tay của chính dân làng Kim Hoàng, các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ nhân tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, các họa sĩ và nhà báo. Quyển sách “Tranh dân gian Kim Hoàng” đã ghi lại cả một quá trình khôi phục và phát triển của dòng tranh dân gian đậm giá trị văn hóa Việt này. 

Tranh Kim Hoàng sống dậy cùng thế hệ mới

Việc khôi phục lại một dòng tranh dân gian đã thất truyền không chỉ là đem các bức họa trở lại để trưng bày mà nó còn là cả quá trình đem tranh dân gian vào trong chính đời sống của nghệ nhân. Một dòng tranh sẽ không thể tồn tại nếu nó không nuôi sống nghệ nhân.

Hiện nay, số lượng nghệ nhân gìn giữ, bảo tồn và phát triển dòng tranh này không nhiều. Bà Nguyễn Thị Thu Hòa cho biết, trong số những người bà từng đào tạo, có rất nhiều bạn trẻ tốt nghiệp các trường mỹ thuật, người dân của làng Kim Hoàng nhưng chỉ đọng lại được một người. Bởi theo đuổi được dòng tranh này là khá khó, nó đòi hỏi sự kiên trì và cả năng khiếu. 

357460a81cead9b480fb.jpg
Nghệ nhân Nam Chi thực hiện pha màu tự nhiên

Được biết, nghệ nhân Nam Chi hiện nay đang là người duy trì và phát triển dòng tranh dân gian Kim Hoàng. Làm việc cùng anh là học trò của nhà nghiên cứu Thu Hòa - anh Chung, cũng là người tìm nguồn tiêu thụ cho dòng tranh này. Một số họa sĩ tham gia vào quá trình tạo khuôn, mẫu tranh để nghệ nhân Nam Chi lên màu là họa sĩ Nguyễn Đức Hòa, Vũ Đình Tuấn, Phạm Khắc Quang, Vũ Xuân Tình,...

Trao đổi với phóng viên, nghệ nhân Nam Chi chia sẻ: “Con đường đến với dòng tranh dân gian Kim Hoàng là nhờ chính đam mê của tôi. Tôi có đam mê về tranh truyền thống bởi vẻ đẹp bình dị mà lôi cuốn của nó. Ngay từ nhỏ, tôi đã mê đắm dòng tranh dân gian từ đường nét đến màu sắc. Gia đình tôi luôn ủng hộ con đường mà tôi lựa chọn, thậm chí tiếp thêm động lực để tôi theo đuổi dòng tranh này”.

Dòng tranh dân gian Kim Hoàng độc đáo ở việc nhuộm giấy, giấy thường là màu đỏ, cam. Từ giấy đỏ có sẵn, người nghệ nhân đi nét trên giấy và tô thêm các màu sắc khác. Nghệ nhân Nam Chi cho biết, vào khoảng thời gian đầu, nghề vẽ tranh dân gian không giúp anh trang trải được cuộc sống, nhưng hiện tại, nhờ có sự giúp sức của nhiều chuyên gia, họa sĩ, cuối cùng anh cũng có thể sống dựa trên nghề. 

Nghệ nhân bộc bạch: “Bản thân tôi thấy việc khôi phục tranh dân gian trong thời hiện đại gặp khá nhiều khó khăn, không chỉ về kinh tế mà còn về tiêu thụ.Tôi đã bước đầu tìm hiểu và đưa những thứ hiện đại vào tranh truyền thống, như về màu sắc để phù hợp với thị trường hơn”.

Nhờ sự thay đổi về màu sắc mà các bức tranh dân gian ngày càng được nhiều người biết đến. Thay vì mức giá 50.000d/bức như trước đây, tranh Kim Hoàng hiện nay có mức giá từ 500.000đ trở lên. Mức thu nhập này đủ để các nghệ nhân phát triển cuộc sống, như chính bà Nguyễn Thị Thu Hòa đã nhận định “Một dòng tranh sẽ không thể tồn tại nếu nó không nuôi sống nghệ nhân”.

Trong tương lai, bà Hòa và nghệ nhân Nam Chi mong muốn tranh Kim Hoàng không chỉ xuất hiện trên giấy Dó, mà còn xuất hiện trên những vật dụng trong đời sống. Giống như tranh dân gian Đông Hồ với hình ảnh chú lợn trong tranh được tạo hình thành lợn đất có chức năng như ống tiết kiệm tiền.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN