Nghị lực sống từ những trang giáo á
(Sóng trẻ) - Cô giáo Đỗ Thị Thu Nga , giáo viên Trường THPT Tháng 10, tỉnh Tuyên Quang là một tấm gương sang về nghị lực vươn lên trong cuộc sống, quyết tâm theo nghề, luôn tâm huyết, cống hiến hết mình cho sự nghiệp "trồng người".
Cô giáo Đỗ Thị Thu Nga sống tại tỉnh Tuyên Quang bị mắc bệnh suy thận gần 7 năm nay. Vào mỗi buổi chiều thứ 2, 4, 6 hàng tuần, cô lại lặn lội vượt quãng đường hàng chục kilomet cùng chồng lên bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiến hành lọc máu. Mặc dù mỗi lần như vậy khiến cô phải chịu đau đớn, mệt mỏi về thể xác, nhưng ngay ngày hôm sau, cô lại tiếp tục đến trường.
Gần 7 năm hết chữa ở Hà Nội rồi lại về bệnh viện tỉnh Tuyên Quang, cô giáo Đỗ Thị Thu Nga đã phải chịu đựng nỗi đau dai dẳng của khoảng 1300 lần lọc máu. Trong gần 2600 ngày đã qua thực sự là một vật lộn của ý chí với nỗi đau về thể xác và tinh thần của cô Nga.
Cô Nga đang tiến hành lọc máu ở bệnh Viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang
Năm 2009,tuổi đời và tuổi nghề còn quá trẻ đối với một cô giáo để đối diện với sự thực nghiệt ngã ấy khi nghĩ đến gia đình và con gái nhỏ mới 5 tuổi. Thêm nữa, để điều trị căn bệnh suy thận sẽ tốn kém rất nhiều công sức, thời gian và chi phí, kinh tế gia đình còn đang khó khăn, chồng lại là quân nhân làm việc xa nhà…Nhiều lúc cô giáo Nga đã rơi vào trạng thái khủng hoảng về tâm lý với cảm giác tuyệt vọng và bế tắc, cô khóc vì tủi thân bởi số phận kém may mắn của mình.
Trong thời gian đầu khi mới biết tin mình bị bệnh cô Nga tâm sự rằng nhiều lúc mình đã rơi vào tuyệt vọng và bế tắc. Có nhiều khi cô hay mơ đến cái chết. Và sau 2 năm, nhờ được sự quan tâm của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thì cuộc sống của cô đã dần ổn đinh trở lại. Nghĩ đến gia đình, thương con nhỏ, cô Nga cảm thấy những ngày còn lại của cuộc đời mình là vô cùng quý giá, cần phải chắt chiu nỗ lực mỗi ngày để làm những việc có ý nghĩa để sau này không phải hối tiếc. Không chỉ vậy động lực lớn nhất để tôi vượt qua bệnh tật chính là nghề giáo viên đã đem cho cô nội lực, nhiệt huyết, sức mạnh để có thể vượt qua tất cả. “Nhiều lúc tôi cũng tự nhận thấy rằng nếu như mình không làm nghề giáo viên thì có lẽ mình cũng không thể có được động lực sống như ngày hôm nay” – cô Nga tâm sự.
Xác định được tâm lý cháy hết mình cho cuộc sống, cô Đỗ Thị Thu Nga rất thoải mái, yêu đời và luôn say mê với nghề giáo. Tình yêu nghề và tình cảm yêu thương mà bạn bè đồng nghiệp và các em học sinh chính là động lực để mỗi lần cắm kim, mỗi lần máy chạy cô sẽ luôn cố gắng hơn để ngày mai tôi có thể lại được đến trường.
Cô luôn tìm tòi và ứng dụng những phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới, đặc biệt là sử dụng công nghệ thông tin. Liên tiếp nhiều năm liền, cô Nga đã thực hiện được nhiều sáng kiến kinh nghiệm đạt hiệu quả cao như sáng kiến “Ứng dung mô hình sơ đồ (Graph) vào giảng dạy môn Ngữ văn THPT” đã có tác dụng tốt trong việc hệ thống hóa kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Cô Nga sử dụng các hình thức như: sân khấu hóa, tổ chức các trò chơi, vẽ sơ đồ, bản đồ tư duy, trả lời các câu hỏi trắc nghiệp, giải ô chữ… tạo hứng thú và sự tham gia tích cực của học sinh.
Cô Nga sử dụng các hình thức sân khấu hóa để giờ học ngữ văn trở nên sinh động hơn
Với sự nỗ lực không ngừng, vượt qua bệnh tật để theo đuổi nghề mơ ước của mình, trong 5 năm qua, cô Nga đã không chỉ giành được tình yêu thương, quý trọng của học trò, lòng tôn trọng, sự cảm phục của bạn bè, đồng nghiệp, mà rất xứng đáng với danh hiệu giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và được tặng giấy khen, được xét nâng lương trước thời hạn.
Tinh thần lạc quan, thái độ sống tích cực không chỉ ở trên lớp, trong từng giờ giảng mà còn được cô Nga thể hiện trong cuộc sống hằng ngày. Tại chợ Giếng Tanh gần nhà quán chè Linh Nga của cô luôn đông khách . Cô cho biết việc bán chè không chỉ nhằm mục đích kinh doanh mà còn giúp cô tang cường niềm vui trong cuộc sống.
Nài giờ lên lớp thì quán chè Linh Nga cũng là một niềm vui khác của cô
“Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn” câu châm ngôn ấy đã trở thành động lực và phương trâm sống mà cô giáo Đỗ Thị Thu Nga luôn tâm đắc. Cô cảm thấy mỗi ngày sắp đến là món quà vô cùng quý giá cần phải chắt chiu, nỗ lực để làm những việc ý nghĩa. Vì thê sau mỗi lần chạy thận, dù đau đớn, mệt mỏi đến đâu cô vẫn giữ cho mình và gia đình không khí lạ quan, vui vẻ.
Tất cả rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình cảm là còn mãi mãi. Xung quanh cô Nga luôn là gia đình, những những học sinh thân yêu, những người bạn bè, đồng nghiệp thương quý. Đó phải chăng là thành quả mà những gì cô xứng đáng đón nhận sau những phấn đấu trong công việc cũng như trên con đường chống lại căn bệnh suy thận quái ác để có thể tiếp tục được đứng trên mục giảng.
Việt Anh
Cùng chuyên mục
Bình luận