Người đi bộ “thờ ơ” với tính mạng của mình

(Sóng Trẻ) -  Không phải ngẫu nhiên khi đã từng có nhiều du khách nước nài sang Việt Nam nói vui rằng: “Người Việt Nam là những người “dũng cảm” nhất thế giới”. “Dũng cảm” ở đây có thể hiểu là sự liều lĩnh, bất chấp với tính mạng của chính mình.

Từ chiếc cầu đường bộ bị “phớt lờ”


Một trong những phương án tránh tình trạng ách tắc giao thông vào các giờ cao điểm hiện nay là xây dựng cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ. Trên khắp các đường phố thủ đô, những chiếc cầu đi bộ đã được dựng lên. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn đem vào sử dụng, một vài thực trạng đàng buồn đã diễn ra. Đó là việc người đi bộ “phớt lờ” những chiếc cầu đó.

Chiếc cầu đi bộ trên đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội, dù mới được xây dựng nhưng thường xuyên nằm trong tình trạng “vắng khách”. Người dân đi bộ vẫn hiên ngang sang đường, bấp chấp cả “rừng” xe đang lưu hành trên lòng đường.
155218c87_72c744a882adf6e745ed539dbc46708a_44481405.1.jpg

Những chiếc cầu đi bộ luôn trong tình trạng “ế khách”

Đặt câu hỏi cho hiện tượng này, câu trả lời nhận được phần lớn là tâm lí ngại ngần, chưa quen hay lười phải đi bộ thêm một đoạn nữa để tới được chiếc cầu vượt.

Đến “chiếc đèn đỏ” bị bỏ qua


Bên cạnh phương án xây cầu vượt, một phương án khác được áp dụng là việc đặt các cột đèn giao thông cho người đi bộ trên các con đường. Khi cần sang đường, người đi bộ có thể ấn nút “xin đường” trên chiếc cột giao thông đó. Phương án này mang tính hữu dụng cao vì người đi bộ vừa có được sự chủ động khi sang đường, vừa đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, cũng chung số phận với chiếc cầu vượt phía trên, sau một thời gian đưa vào sử dụng, những cột đèn giao thông này đã không thể phát huy tác dụng của nó khi những người đi bộ luôn cố tình bỏ qua.

15527b54c_b814827f7cbe01a504720d91eba1cdca_44481406.2.jpg

Người dân vẫn sang đường “hồn nhiên” dù dòng người tấp nập vẫn lưu thông dưới lòng đường

Đến bao giờ người Việt Nam mới hết “dũng cảm”?


Con số các vụ tai nạn giao thong vẫn không ngừng tăng lên mỗi ngày. Chúng ta có thể đổ lỗi cho nhiều nguyên nhân khách quan như chất lượng đường xá, cách phân luồng giao thông hay xây dựng đường không hợp lí nhưng cũng cần phải nghiêm túc thừa nhận, “thảm họa” giao thông hiện nay có nguyên nhân chính là từ ý thức của người dân đi đường. Các phương án đề ra dù có hoàn hảo đến đâu nhưng nếu thiếu đi sự chấp hành nghiêm túc của người dân thì cũng khó có thể hiệu quả.

Trở về với câu nói vui của một vài người nước nài tới Việt Nam, tôi lại tự hỏi, đến bao giờ người dân Việt Nam mới bớt được các sự “dũng cảm” hay cái sự liều lĩnh, bất chấp của mình lại, để khi tham gia giao thông sẽ không còn là áp lực tâm lí, là “chiến đấu” như hiện nay nữa?

Lâm Linh

Báo mạng điện tử K30

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN