"Ngày của Mẹ" ở các quốc gia trên thế giới
(Sóng Trẻ) - Tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngày Chủ nhật thứ hai của tháng Năm được coi là “Ngày của Mẹ”. Hãy cùng xem “Ngày của Mẹ” ở mỗi nước trên thế giới có điểm gì đặc sắc và thú vị.
Lịch sử của ngày lễ này bắt nguồn từ nước Mỹ vào năm 1908, khi Anna Jarvis tổ chức lễ tưởng niệm cho mẹ của bà ở vùng Grafton thuộc West Virginia. Những năm sau đó, bà bắt đầu một chiến dịch biến “Ngày của Mẹ” trở thành một ngày lễ được công nhận toàn nước Mỹ, trong thời điểm các nhà thờ tổ chức những ngày lễ cho trẻ em cùng với những ngày lễ tôn giáo khác. “Ngày của Mẹ” chính thức được Hạ viện và Thượng viện thông qua vào năm 1914, tức là sáu năm sau đó. Ngày nay, trẻ em gửi thiệp và những món quà cho các bà mẹ trên toàn nước Mỹ để mừng ngày của Mẹ. “Ngày của Mẹ” đã lan ra toàn thế giới từ những năm 1920. Tuy nhiên, để phù hợp với nền văn hóa bản địa, nhiều quốc gia đã chọn thời điểm khác trong năm để kỷ niệm ngày này.
Lịch sử của ngày lễ này bắt nguồn từ nước Mỹ vào năm 1908, khi Anna Jarvis tổ chức lễ tưởng niệm cho mẹ của bà ở vùng Grafton thuộc West Virginia. Những năm sau đó, bà bắt đầu một chiến dịch biến “Ngày của Mẹ” trở thành một ngày lễ được công nhận toàn nước Mỹ, trong thời điểm các nhà thờ tổ chức những ngày lễ cho trẻ em cùng với những ngày lễ tôn giáo khác. “Ngày của Mẹ” chính thức được Hạ viện và Thượng viện thông qua vào năm 1914, tức là sáu năm sau đó. Ngày nay, trẻ em gửi thiệp và những món quà cho các bà mẹ trên toàn nước Mỹ để mừng ngày của Mẹ. “Ngày của Mẹ” đã lan ra toàn thế giới từ những năm 1920. Tuy nhiên, để phù hợp với nền văn hóa bản địa, nhiều quốc gia đã chọn thời điểm khác trong năm để kỷ niệm ngày này.
Nhật Bản
Ngày nay, ở Nhật, các bà mẹ được tặng những bông hoa cẩm chướng đỏ và hoa hồng trong “Ngày của Mẹ”.
Iran
Ban đầu, “Ngày của Mẹ” được kỷ niệm vào ngày 16 tháng 12 hàng năm. Sau khi cách mạng Iran nổ ra vào năm 1979, chính quyền Hồi giáo đã đổi lại thành ngày 20 tháng 6 của lịch Hồi giáo, sử dụng ngày lễ này như là một công cụ để giảm thiểu các phong trào đòi nữ quyền và đề cao mô hình gia đình truyền thống
“Ngày của Mẹ” ở Iran, theo truyền thuyết, là ngày mà Fatimah, con gái duy nhất của nhà tiên tri Mohamed chào đời, theo tôn giáo dòng Shia. Trong ngày này, những bà mẹ làm tròn trách nhiệm của mình trong gia đình sẽ được tôn vinh, đặc biệt là những bà mẹ sinh ra những đứa con mạnh khỏe.
Pháp
Bánh kem hình hoa dành tặng mẹ của người Pháp
Nga
Ở Liên Xô (cũ), “Ngày của Mẹ” ban đầu được tổ chức cùng với ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Sau Cách mạng tháng Mười, V.I. Lênin đã công nhận đó là ngày nghỉ toàn quốc, nhưng dưới hình thức lao động. Phải đến năm 1965, “Ngày của Mẹ” mới được quy định là ngày nghỉ, để “ghi nhận những thành quả tuyệt vời của phụ nữ Liên bang Xô Viết trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tranh Yêu nước”.
Trung Quốc
Hoa cẩm chướng đỏ – món quà phổ biến trong Ngày của Mẹ
Ở Trung Quốc, các bà mẹ thường được tặng hoa cẩm chướng trong “Ngày của Mẹ” như ở Mỹ. “Dù bắt nguồn từ Mỹ nhưng người dân Trung Quốc chấp nhận mà không do dự gì vì ngày lễ này cũng đi liền với những giá trị truyền thống của Trung Quốc; đó là việc tôn trọng người cao tuổi và lòng hiếu thảo với cha mẹ” - tờ Nhật báo Nhân dân của Trung Quốc giải thích cho việc kỷ niệm “Ngày của Mẹ” ở Trung Quốc.
Philipines
Ở Philipines, người mẹ được tôn vinh và gọi là “ánh sáng của gia đình”, điều khiển mọi hoạt động trong gia đình. Trong ngày này, các bà mẹ được thư giãn, đưa đi xem phim, đưa đi chơi hoặc đi siêu thị, hay được dành thời gian riêng cho mình, trong khi những đứa con và các ông bố sẽ phải làm việc nhà thay mẹ.
Hữu Đức
Cùng chuyên mục
Bình luận