Người trẻ Việt với những “bộn bề” trên bước đường khởi nghiệp
(Sóng Trẻ) - “Khởi nghiệp” (start-up) là cụm từ không còn xa lạ đối với người trẻ, nhưng cách để có được một “start-up” thành công thì vẫn có những biến số khó lường. Có nhiều xu hướng khởi nghiệp cho người trẻ và lựa chọn phát triển theo mô hình Doanh nghiệp Xã hội là một hướng đi mới, nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, dù ở hướng đi nào, thử thách và cơ hội với doanh nghiệp vẫn luôn cùng tồn tại.
Theo thời báo Kinh tế Sài Gòn, dịch vụ, sao chép lại các mô hình kinh doanh từ bên nài, khách hàng cá nhân, chuyên nghiệp hoá các dịch vụ và sản phẩm bình dân, ảo hoá và app hoá, kinh doanh dựa trên thông tin, thương mại điện tử, phát triển và đào tạo con người là những xu thế khởi nghiệp chính hiện nay. Theo đó, trong mỗi xu hướng, các ý tưởng, kế hoạch khả thi sẽ được viết và triển khai thực hiện.
Bức tranh khởi nghiệp ở Việt Nam trong những năm gần đây
Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam năm 2014 của nhóm nghiên cứu GEM, đơn vị chủ quản là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI đã chỉ ra rằng có 18,2% người trưởng thành ở Việt Nam có ý định khởi sự kinh doanh trong vòng 3 năm tới, thấp hơn mức trung bình 40,2% ở các nước phát triển dựa trên nguồn lực. Cũng giống như trên thế giới, ở Việt Nam, những doanh nhân thành công ngày càng được xã hội coi trọng (75,9%) và trở thành doanh nhân là nghề nghiệp đáng mơ ước của 67,2% người trưởng thành. Và tỷ lệ khởi sự kinh doanh ở Việt Nam năm 2014 thấp, chỉ đạt 2%, giảm so với mức 4% của năm 2013 và thấp hơn nhiều so với mức bình quân 12,4% ở các nước phát triển dựa trên nguồn lực.
Bên cạnh đó, thanh niên (từ 18-34 tuổi) nhận thấy có khả năng kinh doanh kém hơn người trung niên (35-64 tuổi) vì thế tỷ lệ thanh niên lo sợ thất bại cao hơn (55% so với 45,3%), tuy nhiên họ lại là đối tượng có ý định khởi sự kinh doanh cao (24,2% so với 10,7%). Tỷ lệ thanh niên khởi sự kinh doanh cũng cao hơn so với người trung niên (2,8% so với 1,2%). Tỷ lệ thanh niên tham gia vào kinh doanh để tận dụng cơ hội cao hơn so với trung niên (58,6% so với 46,2%).
Suốt năm 2015, cụm từ "startup" thường xuyên được nhắc tới trong bối cảnh tình hình kinh tế Việt Nam đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Trong 11 tháng đầu năm 2015, cả nước có 86.853 doanh nghiệp (DN) được thành lập với tổng số vốn đăng ký là 538.671 tỷ đồng, tăng 28,12% về số lượng và 37,66% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Nài yếu tố thuận lợi về thị trường, phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam còn tăng cao nhờ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp khá cởi mở. Đơn cử như nguồn quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của UBND TP.HCM tính đến những ngày cuối năm đã cho được gần 50 dự án khởi nghiệp vay vốn.
Tuy nhiên, cũng phải ghi nhận, số DN chấm dứt hoạt động kinh doanh trong 11 tháng đầu năm 2015 của cả nước cũng là 8.468, chưa kể đến số DN chưa hoàn tất thủ tục giải thể. Sự khốc liệt chưa bao giờ thôi hiện diện trên con đường làm giàu. Những người khởi nghiệp phần lớn là ít vốn, các bạn phải đảm bảo DN của mình "sống" được để đợi doanh thu, có thể trong vòng 3 - 4 năm. Trong điều kiện quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam chưa có nhiều và chỉ đang tập trung vào khối công nghệ thông tin, thì việc tìm đến các nhà đầu tư cá nhân sẽ giúp mang đến cơ hội.
Khởi nghiệp vẫn là bài toán khó với người trẻ? (Ảnh: Internet)
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cuộc sống, đã có rất nhiều sáng kiến xã hội được triển khai trên cơ sở sử dụng hoạt động kinh doanh như một công cụ nhằm đem lại các giải pháp xã hội bền vững hơn cho cộng đồng. Mô hình kết hợp này chính là các Doanh nghiệp xã hội (DNXH). Có thể lấy ví dụ với hoạt động của Mái Ấm Tre Xanh (Tp. Hồ Chí Minh) do chị Đỗ Thị Bạch Phát làm chủ nhiệm: Trước xu hướng nguồn tài trợ nước nài cho mái ấm giảm xuống, để có thêm nguồn thu và đảm bảo duy trì hoạt động, mái ấm đã mở nhánh kinh doanh theo mô hình quán cơm văn phòng vào năm 2013. 100 % lợi nhuận từ quán cơm được dùng để hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ mồ côi, trẻ đường phố) của mái ấm với các hoạt động chính như phổ cập giáo dục cho các em; hỗ trợ cho các em đi học tại các trung tâm dạy nghề và bố trí công việc; dạy kỹ năng sống và ý thức cá nhân qua hoạt động nhóm, giáo dục giới tính, quyền của trẻ em, giúp các em tránh xa ma tuý và hiểu biết về tình dục an toàn; hỗ trợ các em trở về nhà và hòa nhập cộng đồng;...
Hoạt động kinh doanh cơm văn phòng của Mái Ấm Tre Xanh (Ảnh: CSIP)
Doanh nghiệp xã hội (DNXH) - Hướng đi mới nhiều rào cản nhưng giàu tiềm năng cho phát triển bền vững
Ở Việt Nam, DNXH lần đầu tiên được quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
Trên thực tế, vì DNXH là một khái niệm mới nên hoạt động khởi nghiệp DNXH gặp nhiều khó khăn. Trước hết, đó là nhận thức về DNXH vẫn còn nhiều hạn chế; chưa có khung khổ pháp lý cho các DNXH đăng ký và hoạt động; thiếu vốn và yếu kém trong khả năng tiếp cận các nguồn tài chính. Bên cạnh đó, yếu về năng lực quản lý điều hành và sự thiếu hụt những dịch vụ và hỗ trợ nâng cao năng lực phù hợp cho DNXH; chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu ổn định, năng suất lao động thấp; thiếu một “hệ sinh thái” thúc đẩy sự phát triển của DNXH và thiếu dẫn chứng về những DNXH thành công cũng là những trở ngại đáng lưu ý để tìm hướng giải quyết.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn của kinh tế nước ta hiện nay, xu hướng tái cơ cấu, thắt chặt tài khóa, cắt giảm nợ công của Chính phủ, và trước các vấn đề xã hội, môi trường ngày càng tăng và trở nên phức tạp, việc phát triển các DNXH là rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước. Với sự hỗ trợ bởi các tổ chức trung gian đóng vai trò phát triển DNXH như CSIP và Spark, nhiều cá nhân đã khởi nghiệp bằng cách thành lập các DNXH, có thể hoạt động dưới nhiều hình thức tổ chức và địa vị pháp lý khác nhau (N hoặc công ty TNHH, CP).
Có thể thấy, DNXH có nhiều ưu thế tiềm năng, bắt nguồn từ bản chất không lợi nhuận và mục tiêu xã hội bền vững của mô hình này. Các DNXH hoàn toàn có thể trở thành những đối tác hiệu quả của Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện được các mục tiêu xã hội của mình.
Có 5 điều cần hiểu về DNXH bao ̂̀m - Khái niệm DNXH, cách thức đăng ký thành lập, cam kết mục tiêu xã hội, các quyền và nghĩa vụ và cách thức tiếp nhận viện trợ, tài trợ (Nguồn: Ezlaw Blog)
Báo cáo “Doanh nghiệp Xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, bối cảnh và chính sách” do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện với sự hỗ trợ từ Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP), trong khuôn khổ dự án tài trợ bởi Hội đồng Anh Việt Nam đã chỉ ra rằng 68% số DNXH theo cách nào đó hướng tới việc đóng góp cho xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập thông qua giáo dục, đào tạo nghề, tăng cường kỹ năng, thiết bị và kiến thức. Nài ra, có tới 48% DNXH còn có mục tiêu liên quan đến môi trường, chẳng hạn như cung cấp sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, hoạt động theo cách thức thân thiện với môi trường và tăng cường nhận thức trong cộng đồng về vấn đề môi trường.
Có thể nói, DNXH hiện đang là mảnh đất “rộng” dành cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp và trở thành doanh nhân tử tế - doanh nhân của xã hội. Dù hướng đi còn nhiều mới mẻ và thách thức nhưng DNXH hứa hẹn là cách thức khởi nghiệp bền vững dành cho những bạn trẻ có tâm và khao khát làm giàu.
Ban biên tập trang tin điện tử Sóng Trẻ sẽ tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến về chủ đề khởi nghiệp bằng hình thức doanh nghiệp xã hội của người Việt trẻ. Chương trình có sự tham gia của chị Phạm Kiều Oanh - Giám đốc điều hành Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) – tổ chức được mệnh danh là “người đỡ đầu” cho sự phát triển của rất nhiều các doanh nghiệp xã hội do người trẻ sáng lập ở Việt Nam. Thời gian dự kiến: 14h ngày 28/10/2016 Địa điểm: B11 - HV Báo chí Tuyên truyền Thông tin chi tiết & đặt câu hỏi, xin vui lòng truy cập tại đây. Xin chân thành cảm ơn. |
Báo mạng điện tử K33 / BBT Sóng Trẻ
Cùng chuyên mục
Bình luận