Người tứ xứ đổ về chợ Viềng du xuân, đi lễ đầu năm

(Sóng trẻ) - Hàng năm, chợ Viềng - Phủ Dầy họp một phiên duy nhất vào đêm mùng 7 và ngày mùng 8 tháng Giêng. Phiên chợ truyền thống, đặc sắc của Nam Định thu hút người dân từ khắp nơi về tham gia.

anh-1.jpeg
Chợ Viềng Nam Định từ lâu được biết đến là phiên chợ đặc trưng của dân cư nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Ở đây bán các loại cây trồng, nông cụ, đồ cổ,... với mục đích “mua may, bán rủi”. (Ảnh: Phương Anh).
anh-2.jpeg
Bạn Yến Dung (Nam Định) chia sẻ: “Trải qua 2 năm hạn chế vì dịch bệnh, mình rất háo hức được đi chợ Viềng. Năm nay, gia đình mình đến chợ vào sáng mùng 7, tuy chưa phải chính hội nhưng không khí ở phiên chợ đã rất đông vui, nhộn nhịp”. (Ảnh: Phương Anh).
anh-18.jpeg
Lượng xe đổ về quá lớn, gây nên tình trạng ùn tắc kéo dài. Lực lượng an ninh làm nhiệm vụ phân làn, hướng dẫn xe đi để đảm bảo trật tự. (Ảnh: Phương Anh).
anh-5.jpeg
Đến chợ Viềng du xuân, mọi người thường hành lễ tại các đền, phủ trong quần thể di tích lịch sử, văn hóa Phủ Dầy, nơi thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh để thắp hương, cầu may mắn, bình an. (Ảnh: Phương Anh).
anh-6.jpeg
Với mong muốn “rước lộc” về nhà, du khách sẽ mua một món đồ bất kì để lấy may. Mặc dù giá thành ở đây cao hơn so với thị trường nhưng không ai đặt nặng vấn đề lời lãi, không mặc cả vì làm thế sẽ mất đi sự may mắn, tính tâm linh của phiên chợ. (Ảnh: Phương Anh).
anh-9.jpeg
Mặt hàng được du khách lựa chọn mua nhiều nhất là các loại cây cảnh, hoa như: cây si nhiều thế uốn lượn, cây hương thảo, cây trạng nguyên,... (Ảnh: Phương Anh).
anh-10.jpeg
Cô Nguyễn Bình - chủ cửa hàng cây cho biết, dù lượng khách năm nay tăng mạnh nhưng hàng không nhiều so với những năm trước, do thời tiết thất thường khiến loại cây thần tài bị hỏng, không thể đem bán. (Ảnh: Phương Anh).
anh-12.jpeg
Bên cạnh đó, phiên chợ còn bán những vật dụng nhà nông như giỏ cua, cá hay liềm, cuốc, xẻng,...cùng nhiều đồ gia dụng khác. Những vật dụng này tượng trưng cho một cuộc sống đủ đầy, ấm no.(Ảnh: Phương Anh).
anh-15.jpeg
Các gian hàng bán đồ cổ, giả cổ, đồ gốm bày bán những lư hương, bát đĩa,... nhận được sự quan tâm của du khách. (Ảnh: Phương Anh).
anh-17.jpeg
Chợ Viềng - Phủ Dầy nổi tiếng với món đặc sản bê thui. Người dân quan niệm,  thịt bê thui là vật dâng Mẫu Liễu Hạnh, vật cúng thánh, vậy nên khi mua thịt bê ở chợ Viềng, du khách cũng cảm thấy như xin được lộc Mẫu. (Ảnh: Phương Anh).
anh-19.jpeg
Đi chợ Viềng đầu xuân, người dân gửi gắm những ước mơ, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu bình an, may mắn. Chợ Viềng - Phủ Dầy không chỉ là một hoạt động truyền thống độc đáo mà còn góp phần quảng bá văn hóa thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. (Ảnh: Phương Anh).

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN