Nguy cơ mắc Covid-19 trên các phương tiện giao thông công cộng
(Sóng trẻ) - Khi Covid-19 tiếp tục lan rộng, chính phủ ở một số quốc gia đã hạn chế việc xuất nhập cảnh. Giao thông công cộng đang tác động lớn đến việc "tiếp xúc thoáng qua" giữa nhiều hành khách khi đi du lịch cùng nhau. Đây được xác định là nguồn truyền nhiễm quan trọng.
Mới đây, Việt Nam đã ghi nhận thêm 18 ca nhiễm Covid-19 tính từ ngày 7/3, 16/18 ca nhiễm đều di chuyển bằng máy bay về nước. Trong đó, có 12 ca nhiễm liên quan đến chuyến bay VN0054 và bệnh nhân số 17. Phương tiện di chuyển công cộng trở thành “mối lo” lớn của nhiều hành khách, mang nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Số ca nhiễm tại Việt Nam và thông tin bệnh nhân di chuyển. (Ảnh: Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 – Bộ Y tế)
Xe lửa và xe buýt
Đến nay, vẫn chưa xác định chính xác cách thức Covid-19 lây lan, nhưng các virus tương tự thường lây truyền thông qua việc ho, hắt hơi của người bị nhiễm bệnh hoặc khi tiếp xúc vào bề mặt. Theo Sở Y tế quốc dân, tiếp xúc gần gũi với người bệnh trong vòng 2 mét và hơn 15 phút đã có nguy cơ lây bệnh.
Các cảnh báo về con đường lây bệnh
Từ lý do này, rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn lây bệnh trên tàu hỏa và xe buýt. Trên tàu điện ngầm Luân Đôn, có mật độ người lớn trong mỗi cỗ xe, nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra việc đi lại đông đúc có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp.
Các phương tiện công cộng đông đúc gia tăng nguy cơ lây bệnh
Tiến sĩ Lara sce, tại Viện Sức khỏe Toàn cầu, cho biết những người sử dụng tàu điện ngầm thường xuyên mắc các triệu chứng giống như cúm. Đặc biệt, ở các nơi ít tuyến, cư dân buộc phải thay đổi tuyến nhiều lần khi di chuyển, có tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp cao hơn so với các quận chỉ cần đi 1 chuyến. Tuy nhiên, nếu đi trên một chuyến tàu hoặc xe buýt ít người, rủi ro sẽ thấp hơn. Đặc biệt, việc làm sạch các phương tiện này thường xuyên là một yếu tố quan trọng để phòng bệnh.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc giới hạn số lượng người tiếp xúc gần gũi với các cá nhân và đối tượng có khả năng bị nhiễm bệnh là cần thiết. Về mặt du lịch, nên tránh tụ tập giờ cao điểm nếu có thể, hành khách nên chọn các tuyến chỉ liên quan đến một phương tiện giao thông.
Máy bay
Trong thực tế, không khí trên máy bay có thể có chất lượng tốt hơn so với không khí trong văn phòng (và gần như tốt hơn so với xe lửa hoặc xe buýt). Giáo sư Quingyan Chen tại Đại học Purdue, người nghiên cứu chất lượng không khí trên các phương tiện chở khách khác nhau, ước tính rằng không khí trên máy bay được thay thế hoàn toàn cứ sau 2-3 phút, so với 10-12 phút trong một tòa nhà có điều hòa.
Trong khi ở trên máy bay, không khí bạn được làm sạch bằng bộ lọc không khí hạt, hiệu quả cao (Hepa). Hệ thống này có thể thu được các hạt nhỏ hơn hệ thống điều hòa không khí thông thường, bao gồm cả virus. Bộ lọc hút không khí từ bên nài và kết hợp nó với không khí đã có trong cabin. Bất cứ lúc nào cũng có một nửa không khí trong lành và một nửa thì không. Cũng như hít phải những giọt nước từ người ho hoặc hắt hơi, những bệnh nhiễm trùng như COVID-19 có thể lây truyền qua việc chạm vào bề mặt bị nhiễm, cho dù đó là tay người hay các bề mặt nắm cửa.
Theo Vicki Hertzberg, từ Đại học Emory ở Mỹ, đã lấy mẫu từ các bề mặt trên 10 chuyến bay xuyên lục địa năm 2018 và thấy chúng không khác là mấy so với các thử nghiệm họ đã thực hiện trong các tòa nhà và các loại phương tiện giao thông khác. Thật khó để khái quát về rủi ro trên bất kỳ hình thức vận chuyển nào vì có nhiều yếu tố làm tăng hoặc giảm rủi ro. Ví dụ, trên một chuyến bay đường dài, hành khách có thể di chuyển nhiều hơn và nếu họ có vi-rút, có nguy cơ lây lan xa hơn.
Nguy cơ tiềm ẩn lây lan trên máy bay và các điểm chờ công cộng
Dựa theo hướng dẫn của WHO khu vực rủi ro cao nhất là hai hàng ghế phía trước, phía sau hoặc bên cạnh của người bị nhiễm bệnh. Nhưng trong đợt bùng phát dịch SARS năm 2003, trên một chiếc máy bay chở người nhiễm bệnh, 45% những người mắc bệnh đều ngồi bên nài khu vực được cảnh báo. Mối quan tâm chính về du lịch hàng không là việc vận chuyển những người có khả năng lây nhiễm từ nơi này sang nơi khác.
Tàu du lịch
Tàu du lịch đã trở thành tâm điểm chú ý sau khi hành khách trên Diamond Princess ở Nhật Bản bị cách ly vào tháng 2. Tiếp sau đó, tàu du lịch Grand Princess, ở nài khơi California mới chỉ tiến hành các xét nghiệm trên hàng chục người trong số 3.500 hành khách. Tàu du lịch chứa rất nhiều người, tiếp xúc với nhau trong một không gian hạn chế, thời gian tương đối dài so với một chuyến bay.
Tàu Diamond Princess đã có hành khách tử vong vì COVID-19
Hệ thống điều hòa của tàu không thể lọc các hạt nhỏ hơn 5.000 nanomet. Nhưng sự bùng phát của SARS-CoV-2 năm 2003 lại liên quan đến các hạt có đường kính 120 nanomet. Do đó, virus có thể đi khắp một con tàu thông qua hệ thống điều hòa không khí.
Như Quỳnh
Cùng chuyên mục
Bình luận