Nhà báo Vũ Kiều Minh: Xu hướng podcast sẽ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong 2 - 3 năm nữa

(Sóng trẻ) - Sáng 14/4, Sóng Trẻ News phối hợp với Sóng Trẻ Radio tổ chức chương trình Talkshow “Xu hướng podcast trên báo mạng điện tử”. Các khách mời đã chia sẻ và bình luận góc nhìn của mình về tương lai của podcast trên báo mạng điện tử.

Trong những năm trở lại đây, việc sản xuất podcast đã trở thành một xu hướng sáng tạo nội dung được các bạn trẻ cực kỳ quan tâm. Thống kê đến hết tháng 4 năm 2021, trên thế giới có hơn 2 triệu kênh podcast với khoảng 48 triệu tập đã phát hành. Riêng tại Việt Nam, tính đến tháng 3 năm nay, số lượng kênh podcast đã vượt 2900 kênh với nội dung được chia thành 124 thể loại; tổng số tập đã phát sóng là trên 76.000.

Trong lĩnh vực báo chí ở thời điểm hiện tại, báo mạng điện tử là loại hình có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để bắt kịp xu hướng podcast. Nhiều cơ quan báo chí tại Việt Nam đã bắt tay vào sản xuất và phát hành nhiều sản phẩm podcast. Sự phát triển đó thể hiện ở việc tăng lên về số lượng chuyên mục podcast, tổng số giờ nghe, hay cải tiến ứng dụng di động để phù hợp hơn với thói quen nghe của người dùng.

36efb2eb6309ad57f418.jpg
Khách mời trao đổi về nội dung "Xu hướng Podcast trên Báo mạng điện tử"

Khách mời tới tham dự buổi talkshow gồm có nhà báo Vũ Kiều Minh, Tổng thư ký tòa soạn báo Dân Việt và bạn Lê Minh Quân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phát thanh Sóng Trẻ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Chương trình giao lưu bắt đầu:

MC: Được biết hiện anh Vũ Kiều Minh đang là Tổng thư ký tòa soạn báo Dân Việt. Anh có thể giới thiệu đôi nét về những sản phẩm đó? 

Nhà báo Vũ Kiều Minh: Dự án Podcast có tuổi đời 4 năm, dựa trên chuyên mục “Ngày mới tốt lành”, với mục đích cân bằng những tin tích cực và tiêu cực, truyền tải câu chuyện, gương mặt người tốt việc tốt. Podcast được bắt đầu từ một chuyên mục nhỏ. Trong suốt một năm, từ 1 -2 bài podcast một tuần, lượng khán giả tiếp cận tuy còn thấp, tuy nhiên sức nghe rất bền có sức ảnh hưởng rất lớn.

MC: Sau một thời gian phát hành, anh đánh giá như thế nào về sự đón nhận của công chúng với những sản phẩm podcast?

Nhà báo Vũ Kiều Minh: Chúng tôi nhận được rất nhiều lời bình luận, thư động viên, những chia sẻ chất lượng từ các công chúng. Bên cạnh đó cũng có nhiều tổ chức đơn vị muốn khai thác lại podcast của chúng tôi.

MC: Tại sao Dân Việt chọn podcast - một hình thức mới để truyền tải thông tin?

Nhà báo Vũ Kiều Minh: Trong sự phát triển của các trang báo mạng điện tử, tạo nên sự cạnh tranh dữ dội trong thời điểm hiện nay, Báo điện tử Dân Việt hướng tới xây dựng đa nền tảng, trong đó có podcast là một hệ sinh thái mới. 

Podcast là xu hướng tất yếu mà báo chí thế giới đã phát triển. Tại Việt Nam, vài năm tới, xu hướng podcast sẽ được nghe nhiều. Chúng tôi mong Dân Việt có thể là một trong những cơ quan báo chí sử dụng hình thức này để truyền tải thông tin, đưa thương hiệu của Báo điện tử Dân Việt đến với công chúng rộng rãi hơn nữa.

MC: Là 1 thính giả nghe phát thanh và podcast trên báo mạng điện tử, đồng thời cũng là 1 người sản xuất, Minh Quân đánh giá như thế nào về sự khác biệt giữa hai loại hình này?

Lê Minh Quân: Đối với podcast, mình từng có kinh nghiệm làm mục phát thanh, chúng mình có làm những hiện tượng, xu hướng về giới trẻ. Mình nhận thấy sự khác biệt rõ ràng là phát thanh không có giờ phát sóng cụ thể. Không như các loại hình khác có thể đăng bất kỳ lúc nào. Mình từng tổ chức chương trình 45 phút nhưng buộc phải cắt còn 15 phút. Thay vì được diễn đạt nhiều như báo mạng.

Thứ hai là khung giờ phát sóng, chỉ vào một khung giờ nhất định mới có người nghe. Thứ ba là nội dung phải đại diện cho báo chí, nói đúng tôn chỉ, mục đích và ngắn gọn, chất lượng.

Phát thanh không có giờ cụ thể nên chương trình phải cố định, bỏ qua rất nhiều câu trả lời hay của khách mời. Còn đối với podcast có thể lên tới thời lượng 15-20 phút hoặc 30 phút. Podcast phát sóng trên đa nền tảng, đa nội dung. Có những nội dung mang tính cá nhân hóa. 

MC: Theo Minh Quân, những kỹ năng nào trong sản xuất chương trình phát thanh có thể áp dụng cho phát triển nội dung trên podcast của báo mạng điện tử?

Lê Minh Quân: Podcast trên báo mạng điện tử có rất nhiều điểm giống nhau với phát thanh. Cũng là bắt đầu với ý tưởng, mời khách mời, bắt đầu nội dung. Podcast sẽ cho mình không gian lớn để đa dạng hơn về nội dung, khắc phục những khuyết điểm của phát thanh.

Về nội dung, podcast là xu hướng mọi người thường làm hiện nay. Khi chương trình của mình phát hành trên Spotify cần nội dung hay hơn nên mình sẽ gặp vấn đề chọn nội dung như thế nào. Những podcast nổi trên Spotify chỉ nói chuyện, chưa xuất hiện nhiều hình ảnh. 

MC: Vậy đối với hai khách mời, đâu là thách thức, khó khăn lớn nhất khi hai khách mời tham gia sản xuất Podcast?

Lê Minh Quân: Là một sinh viên tham gia sản xuất podcast, mình thấy khó nhất là nội dung, tìm kiếm khách mời. Bởi vì đây là một xu hướng mới, các bạn trẻ muốn nó nổi nhanh thì phải tìm kiếm được khách mời giỏi. Nhưng mình là sinh viên, không đủ uy tín. Họ không biết mình là ai, vì vậy mời được họ rất khó.

Thứ hai là nội dung, nội dung phải hay, hấp dẫn thì mới có người nghe. Vì vậy việc lựa chọn nội dung vô cùng quan trọng. 

Nhà báo Vũ Kiều Minh: Chia sẻ với câu chuyện của Minh Quân, thường khi xưng danh là một phóng viên thì khách mời sẽ cởi mở hơn. Khi tác nghiệp bằng podcast thì rất thuận lợi như phỏng vấn qua điện thoại. Những thách thức lớn nhất vẫn là "một khách mời có khả năng nói tốt". Cách nói truyền cảm, đủ nội dung sẽ chiếm 90% thành công của chương trình.

Như chia sẻ của cô ca sĩ Trương Ngọc Ánh, cô từng nghe podcast trên xe mỗi khi đi làm. Cô cho biết, cô thực sự xúc động khi nghe những thông tin về COVID-19 tại Sài Gòn. Như vậy có thể thấy, việc podcast truyền tải được nội dung, cảm xúc là một điều thành công. 

MC: Có thể thấy podcast đã được biết đến từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, podcast mới thực sự được quan tâm ở Việt Nam. Anh Kiều Minh lý giải ra sao về sự “nở rộ” muộn màng này?

Nhà báo Vũ Kiều Minh: Lý do này đơn giản do sự phát triển của thói quen người dùng. Với loại hình nghe là chính như podcast, chúng ta phải có điều kiện phù hợp. Ví dụ như nước ngoài nghe podcast vì loại hình này cho phép họ nghe những gì bản thân mong muốn, nghe trọn vẹn nội dung.

Tại Việt Nam, hệ thống đài trên ô tô vẫn chỉ dừng lại ở nghe FM và quảng cáo thường xuyên xuất hiện nhiều. 

Xu hướng tất yếu tôi nghĩ chỉ cần trong 2-3 năm nữa podcast sẽ phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.

MC: Theo một số thống kê gần đây, trong số các kênh podcast được nghe nhiều tại Việt Nam không có kênh nào đến từ các cơ quan báo chí. Điều đó có phản ánh một thực tế rằng sản phẩm podcast trên báo mạng điện tử đang có phần lép vế hơn hay không? Hai khách mời nghĩ sao về điều này?

Nhà báo Vũ Kiều Minh: Các cơ quan báo chí vào cuộc khá là chậm. Còn những người làm nền tảng mạng xã hội thì họ lại nắm được xu hướng khá nhanh. Báo chí podcast có sự chuyển mình chậm. Các cơ quan muốn làm phải lên kế hoạch trước cho tuần sau, tháng sau, còn các cá nhân trên mạng xã hội thì có thể làm ngay. 

Đồng thời, công chúng hiện nay cũng không muốn nghe thông tin, mà muốn nghe chia sẻ từ những KOLs nhiều hơn. Vì vậy các kênh đó đánh trúng tâm lý công chúng. 

Lê Minh Quân: Theo mình, podcast ở Việt Nam không phải lép vế mà chỉ bị phản ứng chậm. 

MC: Vậy sau một thời gian triển khai podcast trên báo Dân Việt, anh Kiều Minh nhận ra những số podcast này còn có những vấn đề gì cần cải thiện?

Nhà báo Vũ Kiều Minh: Vấn đề gặp phải nhiều nhất chính là sức lan tỏa của podcast so với các bài viết khác.

Tiếp theo đó là về phần nội dung, podcast thường truyền tải những câu chuyện mang tính tích cực. Trên thực tế, mặt tiêu cực thường được đọc nhiều hơn tích cực. Còn những câu chuyện đời thường, những con người bình thường thường được đọc ít hơn. Tuy nhiên, dù số lượng độc giả theo dõi podcast không nhiều nhưng nếu nỗ lực thì tôi tin chúng tôi sẽ tìm được những độc giả trung thành. Ngoài ra, nếu có thể xây dựng được một cộng đồng người nghe thì sẽ tốt hơn.

Một khó khăn nữa là về mặt nhân lực. Chúng tôi nhận được sự cộng tác của các bạn sinh viên Báo chí, nhờ đó có được những nội dung trẻ, chất lượng.

Chúng tôi sẽ có những cải tiến hơn nữa. 

MC: Theo suy nghĩ của Minh Quân, các bạn sinh viên cần làm gì để có thể sản xuất ra những chương trình tốt và hay hơn các sản phẩm podcast trên báo mạng điện tử?

Lê Minh Quân: Để có podcast chất lượng hơn thì phải bắt tay vào làm. Các bạn trẻ nên ra ngoài "chuyển động" để có những khám phá thú vị. Đồng thời cần những giọng đọc hay, truyền cảm để giữ chân người nghe và truyền đạt những nội dung một cách rõ ràng.

Với Podcast, có thể nội dung chưa hay nhưng giọng đọc truyền cảm cũng làm nên thành công của sản phẩm. Mình nhận ra khi làm công việc sẽ không mang màu hồng như mình nghĩ mà có rất nhiều những khó khăn. áp lực. Sự đồng cảm sẽ kéo chân các thính giả lại thay vì chỉ đơn thuần đưa tin tức. Thay vì nói đến những câu chuyện cao siêu thì mình nói đến những câu chuyện gần gũi với công chúng hơn.

MC: Là một thính giả cũng thường xuyên nghe podcast trên báo mạng điện tử, Minh Quân có kỳ vọng gì hơn ở những sản phẩm podcast trên báo mạng điện tử hay không? 

Lê Minh Quân: Mình kỳ vọng podcast không thua kém các loại hình truyền thông khác. Và mọi người có thể truyền thông cho podcast mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó chúng ta có thể phát triển những sản phẩm có tính tương tác hơn với khán giả. Thay vì gửi mail thì mình có thể gửi voice. Về hình thức, mình nghĩ là nên kết hợp cả hình ảnh, khắc hoạ hoạt động.

MC: Với đà phát triển như hiện nay, anh đánh giá như thế nào về tiềm năng phát triển của podcast trên báo mạng điện tử tại Việt Nam?

Nhà báo Vũ Kiều Minh: Tôi nghĩ podcast sở hữu tiềm năng phát triển lớn. Chúng ta đang đi những bước đầu tiên. Báo chí bắt đầu gặt hái thành công, nhưng nó cần nhiều sự thay đổi hơn so với hình hài ban đầu của nó. Phải làm sao cho chỉ có hai người trò chuyện cũng không thấy nhàm chán. Ý tưởng gửi câu hỏi và câu trả lời bằng voice cũng là một ý tưởng rất hay. Nói chung, đây sẽ là một công cuộc dài hơi, cần có sự đầu tư chỉn chu từ hình thức, nội dung và cả về nhân lực 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN