Nhà văn Éric-Emmanuel Schmitt đến Việt Nam

(Sóng trẻ)-Nhà văn, tiến sĩ triết học người Pháp Éric-Emmanuel Schmitt đã đáp chuyến bay đến Việt Nam để giao lưu với độc giả vào chiều ngày 9 tháng 11.  

Đối với những độc giả Việt Nam, ông đã trở nên quen thuộc từ những tác phẩm Nửa kia của Hitler, Chàng Sumo không thể béo, Một ngày mưa đẹp trời, Oscar và bà Áo hồng, Bản concerto tưởng nhớ một thiên thần.

31f41af3b_anh1.jpg
Từ phải sang: Dịch giả cuốn Nửa kia của Hitle Nguyễn Đình Thành, nhà văn Éric-Emmanuel Schmitt và phiên dịch viên của L’Espace. Ảnh: Nguyễn Hồng Nam.

Vào lúc 16h, nhà văn Éric-Emmanuel Schmitt có buổi giao lưu với khối học sinh các lớp song ngữ của các trường THPT Hà Nội – Amsterdam và THPT Chu Văn An về các tác phẩm của mình, đặc biệt là cuốn Oscar và bà áo hồng. Trước đó, các bạn học sinh tham gia giao lưu với nhau và với tác giả qua các tiết mục diễn kịch và đọc cuốn truyện này.

31f41af3b_anh_2.jpg
Các bạn học sinh lớp 11 Pháp 1, THPT Hà Nội – Amsterdam diễn lại một cảnh trong truyện. Ảnh: Nxb Nhã Nam

31f41af3b_anh_3.jpg
Nhóm học sinh lớp 11 Pháp 1, THPT Hà Nội – Amsterdam đọc truyện. Ảnh: Nxb Nhã Nam.

Nhà văn người Pháp chia sẻ, Hà Nội đem lại cho ông cảm giác vừa lạ, vừa thân quen gần gũi. Lạ vì ông mới tới Hà Nội lần đầu, song cũng thân quen bởi ông đã có 15 năm học piano từ một giáo viên người Việt Nam và nhận thấy sự tương đồng với Pháp ở kiến trúc, cách tổ chức đường phố Hà Nội. 

Éric-Emmanuel Schmitt, khi được hỏi vì sao ông chuyển sang làm nghề viết văn, trả lời rằng việc viết truyện, đối với ông, giống nghiệp hơn là nghề. Sở dĩ vậy vì ông thích viết truyện và đã viết tác phẩm truyện đầu tiên từ lúc 11 tuổi, tác phẩm kịch đầu tiên lúc 16 tuổi. Sau khi đạt được thành công với các tác phẩm kịch của mình và có thể sống bằng tiền tác quyền, ông thay đổi suy nghĩ của mình về quan niệm ‘viết văn không đủ để sống’, song ông cũng khẳng định việc viết lách là đam mê, là ‘món quà’ của mình và không nên để tiền bạc chi phối, làm chủ. 

31f41af3b_anh_4.jpg
Nhà văn Éric-Emmanuel Schmitt. Ảnh: Nguyễn Hồng Nam.

Là một tiến sĩ triết học và hiện là nhà văn, Éric-Emmanuel Schmitt nói rằng các tác phẩm của ông, nài mục đích giải trí, mang đến cho người đọc sự tiếp cận mềm mại hơn với triết học, vốn thường bị cho là khô khan. Ông cũng nhận định bản thân là người có rất nhiều cảm xúc, song triết học giúp cho những cảm xúc đó được đưa vào khuôn, cung cấp cho tác phẩm của ông một cái xương sống để sắp xếp các suy nghĩ của mình vào đúng thứ tự, phù hợp với mục đích truyền tải qua các tác phẩm của mình.  

31f41af3b_anh_5.jpg
Khán phòng chật kín người, khán giả thiếu chỗ ngồi được nhà văn mời lên ngồi quanh sân khấu. Ảnh: Nxb Nhã Nam.

Tại khán phòng của L’Espace, ông chia sẻ với khán giả tình yêu văn chương của mình và trò chuyện về các tác phẩm cũng như một số triết lý sống. Éric mong muốn mọi người cũng lạc quan như ông, bởi theo ông, bi quan chỉ mang đến cho người ta cảm giác chán nản và không muốn làm gì, trong khi lạc quan giúp người ta nhìn thấy cái tiêu cực và tìm cách khắc phục nó. Lạc quan đối với ông cũng là trân trọng những gì mình đang có. 

3207e6c9a_anh_6.jpg
Truyện Oscar và bà áo hồng

Đây cũng là tư tưởng người đọc nhân được qua cuốn Oscar và bà áo hồng, qua việc những đứa trẻ bị bệnh trong bệnh viện đặt cho nhau những biệt danh dựa trên biểu hiện bệnh của chúng (những “Trứng tròn” là biệt danh cho Oscar mắc ung thư tủy, “Thịt rán” cho cậu bé bị bỏng, cậu bé béo phì “Bỏng ngô”, cậu bé đầu to gấp đôi bình thường “Einstein” và cô bé “Peggy Blue” với bộ da xanh xao ). Ông còn đùa và ghép triết lý ấy vào việc ông đang ngồi một chiếc ghế bị xệ và ông lạc quan, hạnh phúc về điều đó. 

2fc259d67_anh_7.jpg
Eric-Emmanuel Schmitt kí tặng độc giả. Ảnh: Nxb. Nhã Nam.

Vào 14h ngày 10/11, nhà văn Eric-Emmanuel Schmitt sẽ có mặt ở Hiệu sách Nhã Nam Tô Hiệu để tiếp tục kí tặng sách.

Eric-Emmanuel Schmitt là tác giả nổi tiếng Pháp-Bỉ sinh ngày 28/3/1960 tại Sainte-Foy-lès-Lyon (Pháp). Ông xuất thân từ gia đình trí thức và là tiến sĩ triết học. Sau một thời gian làm giáo viên, Eric-Emmanuel Schmitt chuyển hoàn toàn sang mảng sáng tác. Hai thập kỷ sau thành công của tác phẩm kịch đầu tay Đêm Valognes, Eric-Emmanuel Schmitt đã trở thành một trong những tác giả Pháp nổi tiếng nhất trên toàn thế giới, các sách của ông đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng và giành được gần 30 giải thưởng văn học, trong đó đáng kể nhất là Giải ncourt dành cho truyện ngắn với tác phẩm Bản concerto tưởng nhớ một thiên thần, Giải thưởng lớn của Viện Hàn lâm Pháp dành cho toàn bộ các tác phẩm kịch… Tháng 1/2016, ông đã trúng cử vào hội đồng giám khảo giải thưởng ncourt, giải thưởng văn học danh giá nhất nước Pháp.
Đoàn Minh Anh
 Báo mạng k35

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN