Nhọc nhằn nghề lau kính tầng cao
(Sóng Trẻ) - Vắt vẻo trên những sợi dây thừng phía bên nài các tòa nhà cao tầng, những người thợ lau kính vẫn hàng ngày làm công việc của mình bất chập sự nguy hiểm của nghề.
Cung thiếu cầu nhưng lương vẫn thấp
Trên các đường như Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Trần Duy Hưng,… có mật độ xe tải chạy qua hàng ngày nhiều. Vì vậy, nhu cầu lau kính bên nài tòa nhà cao tầng cũng tăng cao. Tại các tòa nhà, trung bình khoảng ba tháng sẽ thuê người lau kính bên nài tòa nhà một lần. Theo đó, những người lau kính tầng cao thường đi hết một lượt các tòa nhà rồi quay lại là vừa.
Tuy nhiên, với nhu cầu lau kính ngày càng cao của các tòa nhà cao tầng, các công ty dịch vụ làm sạch vẫn thường xuyên đăng tải trên mạng thông tin tuyển nhân viên lau kính với số lượng khá nhiều. Nhưng điều này lại mâu thuẫn và tỉ lệ nghịch với mức lương mà những người thợ này nhận được hàng tháng.
Ông Nguyễn Văn Dục (50 tuổi, quê Thanh Oai- Hà Nội) đã có thâm niên làm trong nghề gần 20 năm tâm sự: “Trước đây, tôi cũng đi làm đồng ruộng rồi sau đó đi làm thuê nhiều nghề khác nhau. Ngày mới vào nghề thì dọn vệ sinh bình thường nhưng vì lương thấp nên chuyển qua nghề lau kính”.
Được biết số tiền lương mà ông Dục nhận được khi chuyển qua nghề lau kính tầng cao gấp khoảng ba đến bốn lần công việc dọn vệ sinh bình thường. Mà lương trung bình của công việc dọn vệ sinh là khoảng 2 triệu/ tháng, vậy lương của nghề lau kính khoảng 4-5 triệu/ tháng. Với giá cả thị trường hiện này, mọi thứ đều tăng cao thì số lương ấy sau khi trả các chi tiêu hàng tháng cũng chỉ để dư ra được ít.
Đồng tình về vấn đề này, anh Bùi Xuân Tình (27 tuổi, quê Hải Dương) đã làm chín năm trong nghề chia sẻ: “Với thu nhập hàng tháng khoảng 4- 5 triệu đồng, nếu sống một mình thì đủ còn có thêm gia đình nữa thì không sống được”.
Không những vậy, nếu làm ở những công ty tư nhân những người thợ lau kính còn bị ép thời gian. “Vì làm cho tư nhân nên khi đến nơi làm việc sẽ có nhân viên của tòa nhà đó kiểm tra. Có nhiều khi họ ép thời gian vượt quá so với thời gian đã thỏa thuận từ trước”, ông Dục cho biết thêm.
Nguy hiểm rình rập
Một hôm, tình cờ tôi đi qua đường Xuân Thủy gặp một tình huống khá nguy hiểm của những người thợ lau kính. Dưới một tòa nhà cao tầng, rất nhiều người đi đường đang đứng tập trung lại rất đông. Họ vừa bàn tán xôn xao rồi lúc lúc lại chỉ tay lên phía trên tòa nhà. Nhìn theo hướng chỉ tay của họ, tôi bỗng giật mình. Phía trên tòa nhà cao tầng ấy có mấy người thợ lau kính đang loay hoay vì trong khi họ đang làm việc thì có một sợi dây thừng bị đứt làm cho một người thợ bị chảo đảo trên chiếc dây thừng còn lại.
Ông Dục tuy đã làm trong nghề gần 20 năm nhưng cũng phải thừa nhận: “Làm nghề này rất vất vả và nguy hiểm vì phải chịu nắng gió và không được sợ độ cao”. Tuy chưa bao giờ gặp tai nạn từ khi vào nghề nhưng ông cũng thấy sợ khi nghĩ “cao như thế, nếu ngã thì coi như xong luôn rồi”.
Nài sự nguy hiểm do độ cao mang đến thì những trang bị bảo hộ của nghề cũng còn thiếu. Đó cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến những tai nạn không đáng có xảy ra.
Do làm cho công ty tư nhân, vì vậy khi làm việc ông Dục thường mặc quần áo lao động bình thường mà không có các dụng cụ lao động đảm bảo an toàn. Thậm chí, những dụng cụ lao động như: găng tay, các loại nước lau kính,… cũng là do những người thợ lau kính tự mua.
Nhưng dù làm cho công ty tư nhân hay không, những người thợ lau kính tầng cao này thường chủ yếu là những người lao động phổ thông. Họ thông qua công ty môi giới việc làm mà tìm đến công việc này. Anh Đào Văn Trung (25 tuổi, quê Bắc Giang) làm trong nghề 7 năm cho biết anh biết đến công việc này thông qua mô giới việc làm. Sau đó, anh đi học ba tháng rồi vào làm luôn.
Cung thiếu cầu nhưng lương vẫn thấp
Trên các đường như Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Trần Duy Hưng,… có mật độ xe tải chạy qua hàng ngày nhiều. Vì vậy, nhu cầu lau kính bên nài tòa nhà cao tầng cũng tăng cao. Tại các tòa nhà, trung bình khoảng ba tháng sẽ thuê người lau kính bên nài tòa nhà một lần. Theo đó, những người lau kính tầng cao thường đi hết một lượt các tòa nhà rồi quay lại là vừa.
Tuy nhiên, với nhu cầu lau kính ngày càng cao của các tòa nhà cao tầng, các công ty dịch vụ làm sạch vẫn thường xuyên đăng tải trên mạng thông tin tuyển nhân viên lau kính với số lượng khá nhiều. Nhưng điều này lại mâu thuẫn và tỉ lệ nghịch với mức lương mà những người thợ này nhận được hàng tháng.
Ông Nguyễn Văn Dục (50 tuổi, quê Thanh Oai- Hà Nội) đã có thâm niên làm trong nghề gần 20 năm tâm sự: “Trước đây, tôi cũng đi làm đồng ruộng rồi sau đó đi làm thuê nhiều nghề khác nhau. Ngày mới vào nghề thì dọn vệ sinh bình thường nhưng vì lương thấp nên chuyển qua nghề lau kính”.
Ông Nguyễn Văn Dục không có trang bị bảo hộ đang lau kính ở tòa nhà Simco (28 Phạm Hùng- Từ Liêm- Hà Nội)
Được biết số tiền lương mà ông Dục nhận được khi chuyển qua nghề lau kính tầng cao gấp khoảng ba đến bốn lần công việc dọn vệ sinh bình thường. Mà lương trung bình của công việc dọn vệ sinh là khoảng 2 triệu/ tháng, vậy lương của nghề lau kính khoảng 4-5 triệu/ tháng. Với giá cả thị trường hiện này, mọi thứ đều tăng cao thì số lương ấy sau khi trả các chi tiêu hàng tháng cũng chỉ để dư ra được ít.
Đồng tình về vấn đề này, anh Bùi Xuân Tình (27 tuổi, quê Hải Dương) đã làm chín năm trong nghề chia sẻ: “Với thu nhập hàng tháng khoảng 4- 5 triệu đồng, nếu sống một mình thì đủ còn có thêm gia đình nữa thì không sống được”.
Không những vậy, nếu làm ở những công ty tư nhân những người thợ lau kính còn bị ép thời gian. “Vì làm cho tư nhân nên khi đến nơi làm việc sẽ có nhân viên của tòa nhà đó kiểm tra. Có nhiều khi họ ép thời gian vượt quá so với thời gian đã thỏa thuận từ trước”, ông Dục cho biết thêm.
Nguy hiểm rình rập
Một hôm, tình cờ tôi đi qua đường Xuân Thủy gặp một tình huống khá nguy hiểm của những người thợ lau kính. Dưới một tòa nhà cao tầng, rất nhiều người đi đường đang đứng tập trung lại rất đông. Họ vừa bàn tán xôn xao rồi lúc lúc lại chỉ tay lên phía trên tòa nhà. Nhìn theo hướng chỉ tay của họ, tôi bỗng giật mình. Phía trên tòa nhà cao tầng ấy có mấy người thợ lau kính đang loay hoay vì trong khi họ đang làm việc thì có một sợi dây thừng bị đứt làm cho một người thợ bị chảo đảo trên chiếc dây thừng còn lại.
Ông Dục tuy đã làm trong nghề gần 20 năm nhưng cũng phải thừa nhận: “Làm nghề này rất vất vả và nguy hiểm vì phải chịu nắng gió và không được sợ độ cao”. Tuy chưa bao giờ gặp tai nạn từ khi vào nghề nhưng ông cũng thấy sợ khi nghĩ “cao như thế, nếu ngã thì coi như xong luôn rồi”.
Nài sự nguy hiểm do độ cao mang đến thì những trang bị bảo hộ của nghề cũng còn thiếu. Đó cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến những tai nạn không đáng có xảy ra.
Do làm cho công ty tư nhân, vì vậy khi làm việc ông Dục thường mặc quần áo lao động bình thường mà không có các dụng cụ lao động đảm bảo an toàn. Thậm chí, những dụng cụ lao động như: găng tay, các loại nước lau kính,… cũng là do những người thợ lau kính tự mua.
Nhưng dù làm cho công ty tư nhân hay không, những người thợ lau kính tầng cao này thường chủ yếu là những người lao động phổ thông. Họ thông qua công ty môi giới việc làm mà tìm đến công việc này. Anh Đào Văn Trung (25 tuổi, quê Bắc Giang) làm trong nghề 7 năm cho biết anh biết đến công việc này thông qua mô giới việc làm. Sau đó, anh đi học ba tháng rồi vào làm luôn.
Dương Ngọc
Cùng chuyên mục
Bình luận