Giới trẻ và văn hóa truyền thống dưới góc nhìn của chuyên gia

(Sóng Trẻ) Văn hóa truyền thống là bản sắc của dân tộc, là cái nôi, là dòng sữa nuôi dưỡng tâm hồn con người, là túi khôn của nhân loại. Thế nhưng có một thực tế đáng buồn là một bộ phận không nhỏ, đặc biệt là giới trẻ không quan tâm hay nói cách khác là thờ ơ với giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cùng trò chuyện với Tiến sĩ Văn hóa học Lê Anh ( Giảng viên khoa văn hóa và phát triển – HVBC&TT).

Thưa tiến sĩ, hiện nay có rất nhiều văn hóa nại lai du nhập vào nước ta và giới trẻ lại thờ ơ với văn hóa truyền thống của dân tộc. Là một người nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa, TS nghĩ sao về vấn đề này?

Thì đúng là bây giờ văn hóa nại lai đang du nhập vào nước ta một cách ồ ạt. Người tiếp nhận làn sóng văn hóa văn hóa nại lai đó một cách nhanh nhất là giớ trẻ. Có thể nói đây là một thực tế đáng báo động, một sự khủng hoảng về giá trị của giới trẻ, trong khi giới trẻ lại là chủ nhân của Tổ quốc, tương lai của Đất nước, là cầu nối giữa thế hệ trước với thế hệ sau. Thế nhưng học lại đang mất định hướng trong việc tiếp nhận những giá trị văn hóa. 

Giá trị văn hóa nại lai du nhập vào nước ta ảnh hưởng trên hai phương diện tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, văn hóa nại lai giúp cho dân tộc ta dày dạn, phong phú thêm về vốn văn hóa. Thế nhưng về ảnh hưởng tiêu cực lại diễn ra trên rất nhiều phương diện đặc biệt là lối sông của giới trẻ. Ví dụ truyền thống cha ông ta đề cao sự trinh tiết của người phụ nữ, cái tình đi đôi với cái nghĩa thì bây giờ giới trẻ lại có trào lưu sống thử, sống vội, sống gấp… thiếu lý tưởng sống, không đề cao công – dung – ngôn – hạnh, sự e ấp mà đề cao vật chất. Hoặc là sự mai một về giá trị văn hóa tinh thần như tiếng hát du con, hay tự do ngôn luận vốn là một sản phẩm văn hóa của phương tây nhưng lại bị giới trẻ Việt Nam lạm dụng.

72f9c7c1b_anh_2.jpg
TS văn hóa học Lê Anh trả lời phỏng vấn

Vậy theo TS, nguyên nhân dẫn tới việc giới trẻ ngày càng quên lãng với văn hóa truyền thống là gì?

Theo tôi có một vài nguyên nhân dẫn đến việc giới trẻ ngày càng quên lãng Văn hóa truyền thống. Thứ nhất (nguyên nhân khách quan) là bản thân trào lưu văn hóa phương tây có một sức hấp dẫn mạnh mẽ, mới lạ, cho nên thu hút giới trẻ. Nguyên nhân thứ hai (nguyên nhân chủ quan) bản thân người trẻ thích tìm đến cái mới trong khi đó văn hóa truyền thống lại chưa đáp ứng được thì họ tìm đến, tiếp thu văn hóa phương tây nhưng lại tiếp thu một cách ồ ạt không có định hướng, không có chọn lọc. Các phương tiện truyền thông vì chạy theo lợi nhuận, nắm bắt được thị hiếu tầm thường của giới trẻ họ lăng-xê, hơn nữa còn là sự tràn lan của mạng xã hội  như facebook, blog cá nhân, bên cạnh việc trao đổi tâm tư tình cảm nguyện vọng cá nhân thì cũng có sự quảng bá cho hình ảnh của trào lưu văn hóa nại nhập.

Vậy trách nhiệm thuộc về ai, cơ quan quản lý văn hóa, cơ quan truyền thông hay chính những người trẻ.

Theo tôi cả cơ quan quản lý văn hóa, cơ quan truyền thông và bản thân những người trẻ đều là nguyên nhân dẫn tới việc giới trẻ thờ ơ với văn hóa truyền thông nhưng lại tiếp thu sôi nổi, ồ ạt với văn hóa nại nhập. Tất cả những cái đó tạo thành môi trường văn hóa nuôi dưỡng tinh thần và lý tưởng của giới trẻ. Chỉ khi 3 môi trường đó lành mạnh thì người trẻ sẽ không có những sai lệch trong cuộc sống.

72f9c7c1b_anh_1.jpg
TS Lê Anh nói về thái độ của người trẻ với văn hóa truyền thống

Thưa TS, hiện nay có rất nhiều gia đình thờ sư tử đá mà sư tử đá có nguồn gốc từ Trung Quốc. Có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam có bản sắc văn hóa riêng “ đừng biến Việt Nam thành nô lệ văn hóa” TS đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Thì đúng là hiện nay có nhiều gia đình lại thờ sư tử đá mà không thờ chó đá của Việt Nam. Có thể xuất phát từ tâm linh, tín ngưỡng của họ, có thể họ cho rằng: thờ sư tử đá để được may mắn, trường tồn, thế lực, mạnh mẽ… Thế nhưng theo tôi nghĩ, nên chăng chúng ta có bản sắc văn hóa riêng cần phát huy chứ không nên học theo Trung Quốc một cách máy móc. Cha ông ta trong quá khứ đã trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, âm mưu của Trung Quốc là muốn đồng hóa văn hóa của ta. Thế nhưng cha ông ta bằng sức mạnh bằng nội lực và bằng chính bản sắc văn hóa đã chống lại được âm mưu đó. Thế thì tại sao thế hệ trẻ chúng ta không biết phát huy mà phải vay mượn văn hóa của các nước khác. Thế nên tôi cho rằng ý kiến “ đừng biến Việt Nam thành nô lệ văn hóa là vô cùng chính xác” bởi khi đã là nô lệ văn hóa thì nghĩa là chúng ta đã đánh mất mình. Và đúng là lối sống của người trẻ ảnh hưởng trực tiếp từ phía gia đình. Bởi vì gia đình, nhà trường, xã hội là cái nôi nuôi dưỡng nhân cách của giới trẻ, và gia đình chính là cái nôi đầu tiên ảnh hưởng đến lối sông của thanh niên, giới trẻ.

Vậy thưa TS, Cơ quan quản lý văn hóa cần có nhưng giải pháp hay chính sách gì để đưa văn hóa truyền thống đến gần hơn với giới trẻ?

Theo tôi cần có một số giải pháp để đưa văn hóa truyền thống đến gần hơn với giới trẻ. Về giải pháp vĩ mô, cần quán triệt tư tưởng, đường lối văn hóa của Đảng và Nhà Nước ta đề ra mục tiêu rõ ràng là xây dựng nước ta đậm đà bản sắc dân tộc, phải biết hài hòa giữa quá khứ và hiện tại. Và cần tăng cường một số giải pháp cụ thể như tăng sức hấp dẫn của văn hóa truyền thống để lôi kéo giới trẻ. Phải không ngừng tuyên truyền và giáo dục giới trẻ ngay từ trong ghế nhà trường, các phương tiện truyền thông cũng cần phải quảng bá nhiều hơn nữa cho văn hóa truyền thống Việt. Cần lôi kéo một số ca sĩ, diễn viên, người mẫu và giới trẻ cho là thần tượng trở thành những người đi đầu trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. giới trẻ học được cái xấu của thần tượng mình rất nhanh nhưng đồng thời cũng học được cái tốt một cách nhanh chóng. Nài ra cần tổ chức một số cuộc thi tìm hiểu về văn hóa truyền thống, giao lưu văn hóa truyền thống trong và nài nước một cách tích cực. cần phê phán mạnh mẽ về trao lưu học theo lối sống văn hóa phương tây một cách tiêu cực.  Như vậy văn hóa – kinh tế - chính trị là kiềng ba chân là giường cột của mỗi quốc gia, là công trình của đất nước, một trong ba cái yếu kém thì công trình sẽ sụp đổ.

Xin chân trọng cảm ơn TS. Kính chúc TS mạnh khỏe và ngày càng thành công trong việc giảng dạy và nghiêu cứu văn hóa.

Ngô Văn Cường
Lương Ngọc Ánh
Báo mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN