Những cơ hội mới trong đào tạo liên kết

(Sóng trẻ) - Đào tạo liên kết với các trường nước nài là một xu thế không chỉ ở các nước đang phát triển như Việt Nam muốn tiếp cận với các trường đại học tiên tiến trên thế giới mà nó cũng là trào lưu chia sẻ kiến thức và văn hóa giữa các nước. Việc  trao đổi sinh viên giữa các trường đại học ở Phương Tây đã diễn ra nhiều năm nay.

Ở Việt Nam, trong khoảng 15 năm trở lại đây, với các chính sách mở rộng hợp tác quốc tế, giao lưu quốc tế của Đảng và chính phủ Việt Nam, nhiều trường đại học ở Việt Nam đã mở rộng hợp tác, xây dựng các chương trình liên kết với các trường nước nài, mở ra những cơ hội cho sinh viên Việt Nam tiếp cận với một nền giáo dục và phương thức giáo dục mới, cũng như nâng cao trình độ tiếng nước nài của lớp trẻ Việt Nam.

Hiện nay, tại nước ta chưa có trường đại học nào liên kết với nước nài để đào tạo cấp bằng liên quan đến lĩnh vực báo chí, truyền thông. Có chăng mới dừng ở việc trao đổi giảng viên, các giáo viên nước nài sang giảng dạy các chuyên đề hoặc môn học liên quan đến báo chí, truyền thông. Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có nhiều nỗ lực trong việc hợp tác với các trường đại học quốc tế từ nhiều năm nay, và đến nay đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác với hơn 20 trường đại học quốc tế. Học viện Báo chí và Tuyên truyền thường xuyên đón các giảng viên của các trường đại học nước nài đến tham gia giảng dạy cho sinh viên và giảng viên, cũng như tham gia vào các cuộc hội thảo quốc tế.

Từ đầu năm 2000, Học viện đã làm việc với trường Đại học Công Nghệ Sydney (UTS) của Australia về việc liên kết đào tạo chương trình thạc sĩ báo chí, với phương thức 2/3 thời gian học viên học ở Việt Nam tại AJC và 1/3 thời gian tại UTS. Các môn học được thiết kế sao cho đáp ứng với yêu cầu được cấp bằng Thạc sĩ của trường UTS nhưng phù hợp điều kiện và môi trường báo chí ở Việt Nam. Tuy nhiên, dự án liên kết này gặp khó khăn bởi ứng viên là những người đã đi làm, thường có gia đình và tự lực về kinh tế. Nài một khoản học phí không nhỏ, yêu cầu đặt ra với mỗi ứng viên là cần có trình độ tiếng Anh IELTS đầu vào thấp nhất là 6.5 và sau một năm học ở Việt Nam sẽ phải lên đến 7 điểm thì mới đáp ứng được yêu cầu của UTS. Đây là cản trở lớn nhất cho dự án liên kết này bởi nó khó có thể hấp dẫn những ứng viên vì nếu họ tiếng Anh không tốt, học thường đăng ký xin học bổng của chính phủ hàng năm. Trong nhiều năm, hai bên đã tìm các phương án để có thể khắc phục các trở ngại về yêu cầu tiếng Anh và yêu cầu học phí nhưng cuối cùng sự án cũng không thể trở thành hiện thực.

Ví dụ trên cho thấy những khó khăn có thể nhìn thấy trước trong các dự án liên kết đào tạo giữa các trường ở Việt Nam và nước nài, nhất là trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Tuy nhiên, hơn bao giờ hết, các cơ hội hợp tác đào tạo quốc tế giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền với các trường nước nài đang có nhiều thuận lợi trên tất cả mọi phương diện. Học viện có nguồn lực giảng viên trẻ, có trình độ tiếng Anh tốt, nhiều người được đào tạo ở nước nài. Học sẽ là đội ngũ tiếp quản các kiến thực và kỹ năng giảng dạy tiên tiến từ việc tham gia vào các dự án liên kết. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập của Học viện đã ngày càng được trang bị tốt hơn. Điều quan trọng hơn cả là ban lãnh đạo Học viện đã có những chiến lược phát triển và mở rộng hợp tác quốc tết cho Học viện.

Thêm vào đó, số lượng các gia đình có điều kiện cho con đi học nước nài cũng học các chương trình liên kết ngày càng nhiều hơn. Các gia đình Việt Nam có truyền thống bố mẹ “thắt lương buộc bụng” để cho con cái được ăn học để rồi con có công ăn việc làm, tự đứng vững trên đôi chân của mình. Trong những năm qua, số sinh viên đi học nước nài tăng vọt, sinh viên học tại Việt Nam trong các chương trình liên kết với trường nước nài ngày càng phát triển. Điều này có thể nói lên rằng thị trường cho đào tạo liên kết ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xã hội nhân văn, báo chí, truyền thông vẫn chưa được khai phá, và là một cơ hội tốt cho những đối tác đi trước trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, để một chương trình đào tạo liên kết có uy tín, bền vững đòi hỏi cần phải có một số yêu cầu sau:

- Đối tác nước nài phải là trường đã được kiểm định và được cộng đồng các trường đại học quốc tế công nhận. Đã có một số trường nước nài vào Việt Nam kinh doanh giáo dục là những trường không được đánh giá cao về chất lượng. Mục đích của họ là kinh doanh, thu tiền của sinh viên còn tiêu chuẩn đào tạo đặt ra thấp.

- Đối tác nước nài cần đáp ứng điều kiện của Việt Nam về giảng viên, tài liệu, cơ sở vật chất để phục vụ giảng dạy chất lượng.

- Phía Việt Nam (Học Viện) cần chuẩn bị và bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn và nại ngữ giỏi tham gia vào chương trình liên kết.

- Cần xây dựng một phương thức đào tạo liên hợp lý về tỉ lệ giáo viên nước nài và Việt Nam để vừa đảm bảo chất lượng giáo dục và tiếp kiệm chi phí, trên cơ sở đó tạo ra những gói sản phẩm hấp dẫn, thu hút được ứng viên.

Việc mở rộng các chương trình đào tạo liên kết giữa Việt Nam và các trường nước nài đang có những cơ hội lớn nhất là khi Đảng và chính phủ Việt Nam đang kêu gọi đổi mới tư duy quản lý, nhận thức về giáo dục đặt trong bối cảnh mới của đất nước. Hy vọng các chương trình liên kết đào tạo sẽ góp phần đổi mới cách thức đào tạo, tuyển dụng và sử dụng, để hình thành nên các thế hệ người Việt Nam có năng lực chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

PGS.TS. Đinh Thị Thúy Hằng
Trưởng khoa QHCC-QC

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN